8. Kết cấu của đề tài
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá năng lực quản lý của Hiệu
tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu công việc quản lý mới.
3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá năng lực quản lý của Hiệu trưởng THCS THCS
3.2.6.1. Mục tiêu giải pháp
- Kết quả đánh giá năng lực quản lý của Hiệu trưởng là căn cứ quan trọng để huyện xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn và bổ nhiệm Hiệu trưởng cho các năm tiếp theo
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý đội ngũ Hiệu trưởng
- Hiệu trưởng tự đánh giá và có kế hoạch tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp
3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ của người Hiệu trưởng để xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của huyện trong từng giai đoạn cụ thể. Việc đánh giá không thể chỉ trong một thời gian ngắn mà phải ghi nhận cả một quá trình, một năm học. Việc đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ và năng lực quản lý nhà trường của Hiệu trưởng trên cơ sở các công việc sau:
+ Đánh giá hoạt động quản lý giáo viên: việc thực hiện nọi dung, chương trình, mục tiêu môn học của giáo viên; việc chuẩn bị bài giảng; về hoạt động tổ chức giảng dạy trên lớp; các hoạt động giáo dục, ngoài giờ lên lớp; công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm, tự làm đồ dùng dạy học; công tác tự học, tự bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, bản lĩnh chính trị cũng như chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Đánh giá hoạt động quản lý học sinh: ý thức, kết quả học tập, kết quả rèn luyện đạo đức và tham gia các hoạt động phong trào của Nhà trường.
Tạo lập các kênh thông tin phản hồi về tình hình thực hiện nhiệm vụ của Hiệu trưởng với các cơ quan quản lý giáo dục, kịp thời phát huy, khuyến khích những nhân tố tích cực, khích lệ đổi mới, ngăn chặn và xử lý các sai phạm, góp phần thúc đẩy cá nhân và tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời giúp người quản lý thực hiện tốt chức năng của mình.
Xây dựng nề nếp tự đánh giá, qua đó tạo ra tính tự giác, tự chịu trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Làm cho công tác đánh giá trở thành nề nếp và là nhu cầu không thể thiếu được trong hoạt động quản lý.
Xây dựng tiêu chí đánh giá phản ánh đúng năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất cần có của người Hiệu trưởng.
Xây dựng phương pháp đánh giá phản ánh được thực chất và khách quan để từ đó mà có những biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Hiệu trưởng: đánh giá trực tiếp từ GV và nhân viên; qua phiếu thăm dò HS; qua bình xét của Hội đồng sư phạm nhà trường.
Thu thập số liệu, tổng hợp tài liệu, xây dựng phiếu đánh giá, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến của tập thể, kết luận.
3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Đánh giá một cách nghiêm túc là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển năng lực quản lý của Hiệu trưởng
Đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, phải có tiêu chí khoa học, công khai, rõ ràng.
Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, công bằng, dân chủ và cần phải tiến hành một cách thận trọng để có tác dụng thúc đẩy, khơi dậy khả
năng tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự học, tự nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.
Đánh giá thường xuyên.