Công tác văn hoá xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 49)

8. Kết cấu của đề tài

2.1.3.Công tác văn hoá xã hội

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, trang trí tuyên truyền diễn ra sôi động, phục vụ tốt các ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện chính trị. Tổ chức thành công liên hoan ca múa nhạc "Đất nước trọn niềm vui", các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ các vùng miền về biểu diễn, giao lưu tại huyện. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được triển khai sâu rộng. Duy trì, công nhận 02 làng văn hoá cấp thành phố, 17 làng, khu dân cư văn hoá cấp huyện, 84% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.

- Trên địa bàn huyện có 02 tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo. Có Ban đại diện phật giáo, Ban đoàn kết công giáo (mỗi ban đều có 7 thành viên) với 88 Đình, Đền, Chùa với 105 vị tăng, ni. 01 xứ họ đạo và 6 họ giáo gồm 593 hộ với 3.263 nhân danh. Đồng bào theo các tôn giáo đoàn kết, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, không tham gia vào các vụ việc phức tạp về tôn giáo trên địa bàn Thành phố, trên địa bàn không có điểm phức tạp về văn hoá, tôn giáo. Năm 2008 phòng Văn hóa – thông tin và Trung tâm Văn hóa thể dục thể thao, Đài phát thanh huyện được các Sở nghành của Thành phố xếp loại xuất sắc.

2.1.4. Công tác giáo dục

Chất lượng giáo dục được duy trì và phát triển. Công tác bồi dưỡng cho giáo viên và học sinh giỏi được quan tâm và đạt kết quả cao. Hoàn thành phổ cập trung học tại 04 xã, đạt 100% kế hoạch. Hoàn thành tốt 11/11 chỉ tiêu của ngành giáo dục và đào tạo, trong đó có 03 chỉ tiêu dẫn đầu Thành phố... Cơ sở

vật chất các trường học tiếp tục được đầu tư nâng cấp, hoàn thành việc xây dựng 07 trường theo chuẩn Quốc gia, đạt 140% kế hoạch. Tích cực, chủ động triển khai thực hiện 05 đề án ngành giáo dục. Tổ chức tốt kỳ thi Học sinh giỏi, học sinh năng khiếu cấp huyện (có 2148 em học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện); tham gia kỳ thi Học sinh giỏi, Hội thi giáo viên giỏi cấp Thành phố đạt kết quả cao (có 56 em học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp Thành phố, 01 giáo viên đạt giải Xuất sắc, 3 giáo viên đạt giải Nhất, 3 giáo viên đạt giải Nhì, 01 giáo viên đạt giải Ba, 04 giáo viên Mầm non được công nhận giáo viên giỏi. Phòng Giáo dục và đào tạo huyện được Sở Giáo dục và đào tạo tặng giấy khen)

2.2. Thực trạng giáo dục THCS huyện Thanh Trì, Hà Nội

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Huyện uỷ - HĐND - UBND cùng với sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể từ huyện tới xã, sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, GV và HS, ngành giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì đã phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học.

Riêng đối với giáo dục THCS, cấp học này đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chỉ tiêu các năm học: thực hiện nghiêm túc phân phối chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo, tổ chức tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động của ngành; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, trong năm học toàn cấp không có vụ việc đơn thư, khiếu nại nào xảy ra.

2.2.1. Quy mô phát triển và kết quả đã đạt được

Hiện nay, toàn huyện có 16 trường THCS với 257 lớp, 9243 HS. Kết quả học tập và rèn luyện của HS THCS toàn huyện được thể hiện ở 2.1 bảng

Bảng 2.1:Kết quả học tập và rèn luyện của HS THCS huyện Thanh Trì (Từ năm học 2008- 2009 đến năm học 2010- 2011)

(đơn vị tính: %)

Năm học Chất lượng văn hoá Chất lượng đạo đức

Giỏi Khá TB Yếu, Kém Tốt Khá TB Yếu, Kém

2008-2009 26.4% 37.3% 30.1% 5.8% 80.9% 16.8% 2.2% 0.1%

2009-2010 27.4% 36.7% 29.9% 6.0% 82.1% 16.1% 1.8% 0.1%

2010-2011 28.96% 37.02% 27.89% 6.13% 84.06% 14.22% 1.65% 1.65%

(Nguồn: phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì)

Tỷ lệ HS tốt nghiệp, thi nghề phổ thông và đỗ vào các trường THPT công lập trong 3 năm qua, có kết quả trung bình, như sau:

+ Thi nghề phổ thông đối với HS lớp 9 đạt 99,7% + Tỉ lệ xét tốt nghiệp đạt: 99,9%

+ Tỉ lệ HS vào THPT công lập đạt: 69,3%.

2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng giáo dục toàn diện

a) Ưu điểm:

- Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định. Ngành giáo dục huyện đã chú trọng bồi dưỡng mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, giảm tỷ lệ HS yếu, kém về văn hóa và đạo đức.

- Giáo dục đạo đức đã được đẩy mạnh: đa số HS ngoan, lễ phép, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức; chất lượng giáo dục văn hoá đã được nâng cao; tỷ lệ HS khá giỏi ngày càng cao.

- Phong trào văn, thể, mỹ trong các nhà trường diễn ra sôi nổi, đạt hiệu quả cao.

- Duy trì tốt sĩ số HS, giảm tỷ lệ HS bỏ học xuống từ 0,1% năm học 2009 - 2010 xuống còn 0,05% năm học 2010 - 2011. Chất lượng các mặt giáo dục được nâng lên rõ rệt. Kết quả thi học sinh giỏi cấp thành phố tăng, cụ thể như sau:

+ Năm học 2009- 2010, toàn huyện có 4919 học sinh của 9 trường được học 2 buổi/ngày (đạt tỉ lệ 53.4% tăng 3,7% so với năm học trước). Đến năm học 2010- 2011, toàn huyện có 5769 học sinh của 11 trường được học 2 buổi/ngày (đạt tỉ lệ 64,2% tăng 10,8% so với năm học trước).

+ Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được triển khai đạt hiệu quả, năm học 2009- 2010, có 67 em đạt giải cấp Thành phố, trong đó có nhiều giải cao ở các bộ môn (tăng 17 em so với năm học trước). Các trường có nhiều học sinh giỏi cấp TP là THCS Ngũ Hiệp, THCS Thị trấn Văn Điển, THCS Liên Ninh….Năm học 2010- 2011, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được triển khai đồng bộ trong các khối lớp, đạt hiệu quả, có 01 em đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia, 50 em đạt giải học sinh giỏi cấp Thành phố (3 giải nhì, 19 giải ba, 27 giải KK), 747 em đạt giải cấp Huyện (48 giải nhất, 95 giải nhì, 163 giải ba, 441 giải KK).

+ Phong trào văn, thể, mỹ trong các nhà trường diễn ra sôi nổi, đạt hiệu quả cao.

- Công tác tổ chức Hội thi và bồi dưỡng GV dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố đạt kết quả tốt, cụ thể:

+ Năm học 2009- 2010, cấp học đã có 6 đồng chí GV đạt giải cao cấp thành phố (Chuyên đề phòng chống ma tuý- HIV/AIDS: đạt 01 giải xuất sắc, 01 giải nhất; Môn Toán: 01 giải nhất, 01 giải ba; Môn Sinh học: 02 giải ba). Cấp học được UBND thành phố tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc về công tác tổ chức Hội thi chuyên đề phòng chống ma tuý - HIV/AIDS và Sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Hội thi GV dạy giỏi môn Toán và Sinh học. Các trường tiêu biểu trong Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp là THCS Thị trấn Văn Điển, THCS Đại Áng, THCS Liên Ninh, THCS Tứ Hiệp.

+ Năm học 2010-2011, cấp học đã có 05 đồng chí GV đạt giải trong hội thi Giáo viên dạy giỏi thành phố Hà Nội (Thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: đạt 01 giải xuất sắc, 01 giải nhất; Môn Lịch Sử: 01 giải nhì; Môn Hóa học: 01 giải ba; Thi cán bộ Thư viện giỏi đạt 01 giải nhất). Cấp học được Sở GD-ĐT Hà Nội tặng Giấy khen về thành tích xuất sắc tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Hóa, Lịch sử và chuyên đề giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy được đẩy mạnh, phong trào tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học được quan tâm, chú trọng. Kết quả trong hội thi triển lãm đồ dùng dạy học tự làm cấp Thành phố cả 3 sản phẩm của cấp học tham dự đều đạt giải, trong đó có 01 giải A2, 01 giải B và 01 giải C.

b) Tồn tại:

- Một bộ phận gia đình chưa quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình nên kết quả học tập và rèn luyện chưa cao

- Chất lượng văn hóa không đồng đều giữa các trường trong huyện. Tỉ lệ HS giỏi còn thấp so với mặt bằng Thành phố. Tỉ lệ HS yếu kém ở một số trường còn cao.

Đánh giá chung về tình hình phát triển của cấp học THCS huyện Thanh Trì trong những năm học vừa qua, có thể nhận định rằng: được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể từ Huyện tới các xã, thị trấn; sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, GV, nhân viên và HS, bậc học THCS của huyện Thanh Trì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học. Trong đó nổi bật là công tác huy động HS ra lớp được duy trì và công tác phát triển đội ngũ cán bộ, GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Chất lượng giáo dục đại trà có bước phát triển. Số lượng GV dạy giỏi và học sinh giỏi tăng. Công tác đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đạt hiệu quả tốt. Phong

trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” được triển khai, vận dụng sáng tạo; Cơ sở vật chất được tăng cường; Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh; Công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao.

Từ những kết quả đạt được như trên, có thể khẳng định rẳng, ngành giáo dục và đào tạo của Thanh Trì dang ngày càng khởi sắc và phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại. Từ đây, đòi hỏi lãnh đạo và CBQL huyện Thanh Trì cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục THCS trên địa bàn huyện.

2.3. Thực trạng năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì huyện Thanh Trì

2.3.1. Thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì

Thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì trong những năm qua được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Danh sách và trình độ của đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS huyện Thanh Trì

TT Họ và tên Năm sinh Trình độ chuyên môn Trình độ quản lý Nhà nước Trình độ lý luận chính trị Đơn vị trường

1 Phạm Hải 1951 Đại học Trung cấp Trung cấp THCS Đông Mỹ 2 Đặng Thanh Quang 1973 Đang học

cao học Trung cấp Trung cấp THCS Đại Áng 3 Nguyễn Duy Uyển 1953 Đại học Trung cấp Trung cấp THCS Duyên Hà 4 Nguyễn Thị Tuyết Lê 1966 Đang học

cao học Trung cấp Trung cấp THCS Hữu Hoà 5 Lu Thị Thu Hiền 1960 Đại học Trung cấp Trung cấp THCS Liên Ninh 6 Hoàng Thị Lan 1960 Cao đẳng Trung cấp Trung cấp THCS Ngọc Hồi 7 Đỗ Thị Di 1969 Đại học Trung cấp Trung cấp THCS Ngũ Hiệp 8 Nguyễn Ngọc Tiến 1960 Đại học Trung cấp Trung cấp THCS Tân Triều 9 Nguyễn Thị Hạnh 1960 Đại học Trung cấp Trung cấp THCS Tả Thanh

Oai

10 Nguyễn Quang Cổn 1953 Đại học Trung cấp Trung cấp THCS Tam Hiệp 11 Đỗ Tiến Thành 1952 Đại học Trung cấp Trung cấp THCS Thanh Liệt 12 Nguyễn Thị Bích Thu 1958 Đại học Trung cấp Sơ cấp THCS TT Văn Điển 13 Nguyễn Minh Tùng 1956 Cao đẳng Trung cấp Trung cấp THCS Tứ Hiệp 14 Phạm Văn Đoàn 1954 Đại học Trung cấp Trung cấp THCS Vạn Phúc 15 Trần Quang Hạnh 1962 Đại học Trung cấp Trung cấp THCS Vĩnh Quỳnh 16 Trần Đức Nhu 1956 Cao đẳng Trung cấp Trung cấp THCS Yên Mỹ

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Thanh Trì)

Bảng trên cho thấy, 94% CBQL đã chuẩn hoá về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý; 100% Hiệu trưởng tốt nghiệp trường sư phạm; một số Hiệu trưởng đang học cao học nâng cao trình độ, chiếm 12.5%; số lượng Hiệu trưởng là nữ chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 37.5%. Hiện nay, trong đề án “nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL huyện Thanh Trì giai đoạn 2010- 215”, huyện đang đưa vào quy hoạch nguồn Hiệu trưởng số lượng cán bộ nữ chiếm tỷ lệ cao dần.

Tuy nhiên, về độ tuổi, đội ngũ Hiệu trưởng đa số đã lớn tuổi và đang chuẩn bị nghỉ hưu. Vì vậy, việc trẻ hoá đội ngũ Hiệu trưởng là việc làm cần thiết trong đề án phát triển đội ngũ CBQLGD của huyện Thanh Trì.

2.3.2. Thực trạng năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì huyện Thanh Trì

2.3.2.1. Những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của đội ngũ Hiệu trưởng huyện Thanh Trì

Theo báo cáo của phòng Giáo dục, đội ngũ Hiệu trưởng THCS trong vài năm gần đây có những ưu điểm và hạn chế sau:

a) Ưu điểm:

- 100% CBQL đã chuẩn hoá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đại đa số các đồng chí CBQL, GV làm việc có tinh thần trách nhiệm, có năng lực quản lý, có tinh thần học hỏi và tâm huyết với ngành giáo dục.

- Đội ngũ CBQL chủ động sáng tạo trong công tác quản lý nhà trường. Có ý thức học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý và trình độ lý luận chính trị.

- Việc nắm bắt các thông tin về quản lý của cán bộ quản lý nhanh, chính xác. Đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức về Tin học chiếm tỉ lệ ngày càng cao. Trong quá trình quản lý, nhiều đồng chí đã phát huy tính năng động, sáng tạo nên đã giúp cho cư sở đào tạo phát triển bền vững. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kịp thời cũng đã kịp thời chấn chỉnh một số hành vi có biểu hiện sai phạm của giáo viên và học sinh.

b) Hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì cũng còn những hạn chế:

- Vấn đề tồn đọng khá lâu trong giáo dục hiện nay là việc tuyển dụng, sắp xếp, bố trí đội ngũ CBQL không đúng vị trí. Vì vậy, xảy ra tình trạng cán bộ chỉ “hồng” mà không “chuyên”. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới những hạn chế trong quản lý và chậm tiến bộ đổi mới. Việc không chịu đổi mới tại các trường hiện nay còn thể hiện ở chỗ: phân cấp không triệt để, đổi

mới chỉ diễn ra trên giấy, dừng lại ở cấp UBND quận huyện, còn nhà trường thì thiếu chủ động.

- Lâu nay, Hiệu trưởng các trường bị chi phối và chịu áp lực từ nhiều phía để đuổi theo kết quả là tỉ lệ tốt nghiệp qua các kỳ thi cuối cấp. Các trường đang gặp rào cản từ phía HS khi các em ngày càng có nhiều hành vi lệch chuẩn, xem việc học để hiểu biết không quan trọng bằng học để thi. Trong khi đó, ngay cả vấn đề tự chủ tài chính trong nhà trường, bậc THCS, tiểu học chưa tự chủ được dẫn đến lương, thưởng cho giáo viên rất thấp.

- Một số Hiệu trưởng chưa nhìn nhận rõ quan điểm mới về quản lý nhà trường, vẫn quản lý bằng mệnh lệnh, hành chính theo phương thức một chiều. Chưa chú ý đến sự phát triển năng lực của GV, HS. Chưa thật sự chủ động trong công tác quản lý, chưa tự chịu trách nhiệm, vẫn chờ đợi sự chỉ đạo từ cơ quan cấp trên.

- Một số Hiệu trưởng chưa có các khâu đột phá trong quản lý, chưa chủ động đối với kế hoạch hoạt động của nhà trường dẫn đến tư tưởng trì trệ, ỷ lại vào Phòng Giáo dục và Sở Giáo dục.

2.3.2.2. Thực trạng năng lực quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng huyện Thanh Trì

Năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì trong 5 năm vừa qua, theo báo cáo của phòng Giáo dục và Đào tạo được mô tả qua bảng 2.3, như sau:

Bảng 2.3: Năng lực quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì 5 năm trở lại đây

Xếp loại Năm học Tốt Khá Trung bình

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 49)