Đánh giá thực trạng chất lượng giáodục toàn diện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51 - 54)

8. Kết cấu của đề tài

2.2.2.Đánh giá thực trạng chất lượng giáodục toàn diện

a) Ưu điểm:

- Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định. Ngành giáo dục huyện đã chú trọng bồi dưỡng mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, giảm tỷ lệ HS yếu, kém về văn hóa và đạo đức.

- Giáo dục đạo đức đã được đẩy mạnh: đa số HS ngoan, lễ phép, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức; chất lượng giáo dục văn hoá đã được nâng cao; tỷ lệ HS khá giỏi ngày càng cao.

- Phong trào văn, thể, mỹ trong các nhà trường diễn ra sôi nổi, đạt hiệu quả cao.

- Duy trì tốt sĩ số HS, giảm tỷ lệ HS bỏ học xuống từ 0,1% năm học 2009 - 2010 xuống còn 0,05% năm học 2010 - 2011. Chất lượng các mặt giáo dục được nâng lên rõ rệt. Kết quả thi học sinh giỏi cấp thành phố tăng, cụ thể như sau:

+ Năm học 2009- 2010, toàn huyện có 4919 học sinh của 9 trường được học 2 buổi/ngày (đạt tỉ lệ 53.4% tăng 3,7% so với năm học trước). Đến năm học 2010- 2011, toàn huyện có 5769 học sinh của 11 trường được học 2 buổi/ngày (đạt tỉ lệ 64,2% tăng 10,8% so với năm học trước).

+ Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được triển khai đạt hiệu quả, năm học 2009- 2010, có 67 em đạt giải cấp Thành phố, trong đó có nhiều giải cao ở các bộ môn (tăng 17 em so với năm học trước). Các trường có nhiều học sinh giỏi cấp TP là THCS Ngũ Hiệp, THCS Thị trấn Văn Điển, THCS Liên Ninh….Năm học 2010- 2011, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được triển khai đồng bộ trong các khối lớp, đạt hiệu quả, có 01 em đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia, 50 em đạt giải học sinh giỏi cấp Thành phố (3 giải nhì, 19 giải ba, 27 giải KK), 747 em đạt giải cấp Huyện (48 giải nhất, 95 giải nhì, 163 giải ba, 441 giải KK).

+ Phong trào văn, thể, mỹ trong các nhà trường diễn ra sôi nổi, đạt hiệu quả cao.

- Công tác tổ chức Hội thi và bồi dưỡng GV dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố đạt kết quả tốt, cụ thể:

+ Năm học 2009- 2010, cấp học đã có 6 đồng chí GV đạt giải cao cấp thành phố (Chuyên đề phòng chống ma tuý- HIV/AIDS: đạt 01 giải xuất sắc, 01 giải nhất; Môn Toán: 01 giải nhất, 01 giải ba; Môn Sinh học: 02 giải ba). Cấp học được UBND thành phố tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc về công tác tổ chức Hội thi chuyên đề phòng chống ma tuý - HIV/AIDS và Sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Hội thi GV dạy giỏi môn Toán và Sinh học. Các trường tiêu biểu trong Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp là THCS Thị trấn Văn Điển, THCS Đại Áng, THCS Liên Ninh, THCS Tứ Hiệp.

+ Năm học 2010-2011, cấp học đã có 05 đồng chí GV đạt giải trong hội thi Giáo viên dạy giỏi thành phố Hà Nội (Thi giáo viên dạy giỏi chuyên đề học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: đạt 01 giải xuất sắc, 01 giải nhất; Môn Lịch Sử: 01 giải nhì; Môn Hóa học: 01 giải ba; Thi cán bộ Thư viện giỏi đạt 01 giải nhất). Cấp học được Sở GD-ĐT Hà Nội tặng Giấy khen về thành tích xuất sắc tổ chức Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Hóa, Lịch sử và chuyên đề giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. Công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy được đẩy mạnh, phong trào tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học được quan tâm, chú trọng. Kết quả trong hội thi triển lãm đồ dùng dạy học tự làm cấp Thành phố cả 3 sản phẩm của cấp học tham dự đều đạt giải, trong đó có 01 giải A2, 01 giải B và 01 giải C.

b) Tồn tại:

- Một bộ phận gia đình chưa quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em mình nên kết quả học tập và rèn luyện chưa cao

- Chất lượng văn hóa không đồng đều giữa các trường trong huyện. Tỉ lệ HS giỏi còn thấp so với mặt bằng Thành phố. Tỉ lệ HS yếu kém ở một số trường còn cao.

Đánh giá chung về tình hình phát triển của cấp học THCS huyện Thanh Trì trong những năm học vừa qua, có thể nhận định rằng: được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sự lãnh đạo sâu sát của Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện, sự phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể từ Huyện tới các xã, thị trấn; sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, GV, nhân viên và HS, bậc học THCS của huyện Thanh Trì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm học. Trong đó nổi bật là công tác huy động HS ra lớp được duy trì và công tác phát triển đội ngũ cán bộ, GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao. Chất lượng giáo dục đại trà có bước phát triển. Số lượng GV dạy giỏi và học sinh giỏi tăng. Công tác đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đạt hiệu quả tốt. Phong

trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” được triển khai, vận dụng sáng tạo; Cơ sở vật chất được tăng cường; Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh; Công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao.

Từ những kết quả đạt được như trên, có thể khẳng định rẳng, ngành giáo dục và đào tạo của Thanh Trì dang ngày càng khởi sắc và phát triển. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện thanh trì, thành phố hà nội luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 51 - 54)