8. Kết cấu của đề tài
2.4.1. Ưu điểm và hạn chế
2.4.1.1. Ưu điểm
Qua kết quả khảo sát đối với lãnh đạo, CBQLGD huyện, Hiệu trưởng, GV và nhân viên trường THCS về trực trạng năng lực quản lý Nhà trường của Hiêu trưởng các trường THCS, chúng tôi thấy nổi bật lên một số ưu điểm sau:
- Nhận thức của nhân dân huyện Thanh Trì về Giáo dục - Đào tạo ngày càng sâu sắc. Công tác khuyến học, khuyến tài được quan tâm và bước đầu có hiệu quả tốt.
- Các phong trào thi đua từ huyện tới cơ sở được duy trì và đẩy mạnh, tạo động lực thúc đẩy cho sự nghiệp giáo dục của huyện Thanh Trì phát triển.
- Đối với đội ngũ lãnh đạo và CBQLGD:
+ Có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của Hiệu trưởng đối với công tác điều hành, quản lý Nhà trường; cũng như cần phải nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ Hiệu trưởng các trường THCS trong giai đoạn hiện nay.
+ Có nhiều biện pháp quản lý hiệu quả đối với công tác Hiệu trưởng. + Đã rất chú trọng đến việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ Hiệu trưởng THCS; động viên, tạo điều kiện để các Hiệu trưởng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn.
- Đối với đội ngũ Hiệu trưởng:
+ Có ý thức, tinh thần trách nhiệm và tìm tòi, sáng tạo trong công tác quản lý; luôn nâng cao ý thức tự học hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ; luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; sáng tạo, linh hoạt trong công tác quản lý Nhà trường và đã đạt nhiều kết quả tốt.
+ Đã chuẩn hoá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, làm việc có tinh thần trách nhiệm, có tinh thần học hỏi và tâm huyết với ngành giáo dục. đảm bảo yêu cầu đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa.
- Cơ sở vật chất các trường học của huyện từng bước được quan tâm đầu tư theo hướng hiện đại hóa và chuẩn hóa.
2.4.1.2. Hạn chế
- Công tác quản lý, xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác Hiệu trưởng còn nhiều bất cập, chưa cụ thể và đồng bộ, chưa theo quy trình nên nhiều Hiệu trưởng không có cơ hội, điều kiện phát huy năng lưc, sở trường cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà trường.
- Việc quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch của phòng Giáo dục đối với công tác Hiệu trưởng chưa sâu sát; công tác kiểm tra, đánh giá Hiệu trưởng chưa thường xuyên, chưa kịp thời; cơ chế hỗ trợ, phụ cấp chưa tương xứng với trách nhiệm của Hiệu trưởng nên chưa khích lệ, động viên các Hiệu trưởng trong công tác quản lý Nhà trường.
- Một số Hiệu trưởng chưa có ý thức cao trong tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là nghiệp vụ quản lý nhà trường