tượng trong dạy học
Một trong những mục tiêu quan trọng của cải cách giáo dục phổ thông là đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động và sáng tạo của học sinh. Để thực hiện mục tiêu này, trong thời gian qua nghành giáo dục đã có nhiều nỗ lực để xây dựng lại chương trình theo hướng cập nhật và giảm tải, áp dụng phương pháp giáo dục chủ động với triết lí lấy người học làm trung tâm và biên soạn lại sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy để đảm bảo chuyển tải được những nội dung mới và thực hiện được theo phương pháp mới một cách thành thạo. Ở một số trường THPT trên cả nước đã có điều kiện giảng dạy và học tập tốt, ngày càng có nhiều học sinh chứng tỏ được năng lực tự tổ chức và quản lí được các hoạt động học tập trong nhà trường, khả năng tự học, làm việc độc lập và tư duy sáng tạo ở mức khá cao. Điều này cho thấy công cuộc cải cách giáo dục hiện nay đã đạt được những hiệu quả bước đầu.
Tuy nhiên, bên cạnh một số thành tựu bước đầu có thể thấy hiệu quả giáo dục trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Phương pháp giáo dục chủ động dù đã được đưa vào áp dụng, nhưng đa số giáo viên hiện nay vẫn chỉ sử dụng phương pháp cũ “thầy đọc trò ghi”. Kết quả thực tế của việc giảm tải chương trình hầu như không đáng kể. Hai điểm nóng nổi bật của giáo dục Việt Nam trong nhiều năm qua là sức ép thi cử và bệnh thành tích hết sức trầm trọng với những tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm sút. Điều đáng lưu ý là trong khi triết lí, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục đã và đang được thay đổi trong qúa trình cải cách, thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lại hầu như không thay đổi. Một vài thay đổi đang được thử nghiệm chỉ thiên về kĩ thuật của kiểm tra, đánh giá, còn nhìn chung cách đánh giá hiện nay vẫn nặng về kiến thức sách vở mà chủ yếu là ở mức độ ghi nhớ và tái hiện kiến thức, chu kì đánh giá chỉ chú trọng điểm cuối của quá trình dạy - học và mục đích của kiểm tra, đánh giá vẫn chủ yếu phục vụ công tác quản lí như: xếp loại học sinh, xét lên lớp, cấp chứng chỉ, bằng cấp... Trong khi đó chức năng cung cấp thông tin phản hồi cho học sinh và giáo viên về quá trình dạy - học của quá trình kiểm tra, đánh giá hầu như luôn bị bỏ qua ở các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng. Chính việc chậm đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục hiệ nay
đã và đang là nguyên nhân cơ bản khiến hiệu quả giáo dục không đạt được như mong muốn.