Những yêu cầu cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 52 - 54)

a. Yêu cầu về mặt giáo dục tư tưởng, tình cảm

Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”. Chính vì vậy nội dung giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh trong quá trình dạy và học văn là vô cùng quan trọng và có nhiều cơ sở sát thực để giáo viên liên hệ giáo dục thuận lợi hơn các môn học khác .

Trong những năm vừa qua, thực hiện chương trình sách giáo khoa mới cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn đã mang tính cập nhật hơn, gắn với thực tế cuộc sống hơn.

Như vậy trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn, giáo viên không thể không thể hiện rõ và đưa vào tích hợp giảng dạy, giáo dục, tuyên truyền cho học sinh nội dung các cuộc vận động lớn của ngành giáo dục trong những năm vừa qua như cuộc vận động Hai không, phong trào Xây dựng trường học

thân thiện, học sinh tích cực… Đặc biệt với vai trò giáo dục thái độ, tư tưởng,

đạo đức nhằm mục tiêu hoàn thiện nhân cách cho học sinh để các em trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa, đồng thời góp phần tích cực trong việc chấn hưng nền tảng đạo đức xã hội trong giai đoạn hiện nay, vấn đề tích hợp nội dung cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh là vô cùng thiết thực và cần phải có sự quan tâm đúng mức của mỗi

giáo viên trong quá trình giảng dạy. Điều đó cũng thể hiện một cách rõ ràng sự tích cực và nghiêm túc của mỗi giáo viên trong việc tham gia hưởng ứng

cuộc vận động mang tính xã hội rộng lớn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng và sâu sắc này..

Có thể khẳng định trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được môn Ngữ văn. Vì đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa vun đắp tâm hồn cho học sinh. Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn văn sẽ giữ lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim.

b. Yêu cầu về mặt tri thức .

- Học sinh có được tri thức tổng quát, tương đối hệ thống về các tác phẩm văn học tiêu biểu, về một số tác gia văn học lớn, về các thể loại văn học tiêu biểu của văn học Việt Nam và văn học thế giới, bước đầu có một số tri thức cơ bản về lí luận văn học, văn hóa và ngôn ngữ văn học.

- Học sinh có tri thức chung về văn bản, phong cách văn bản và giao tiếp, về lịch sử tiếng Việt, đặc điểm loại hình tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt.

- Học sinh có tri thức về quá trình làm văn, có tri thức về các phép suy luận lôgic, về các hình thức nghị luận văn học và nghị luận xã hội, biết thêm về các thể văn ứng dụng chưa học ở trung học cơ sở.

c. Yêu cầu về mặt kĩ năng

- Học sinh có năng lực đọc hiểu độc lập các loại văn bản thông dụng, có năng lực cảm thụ thẩm mĩ đáng tin cậy, biết phân tích, đánh giá tác phẩm văn học theo trình độ phổ thông có phương pháp và sáng tạo.

- Học sinh biết sử dụng chuẩn xác vốn từ vựng tiếng Việt thông dụng, biết khai thác, sử dụng vốn từ tiếng Việt trong đọc văn, làm văn.

- Hoàn thiện kĩ năng làm văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, đặc biệt là kĩ năng làm văn nghị luận xã hội và văn học, thể hiện được quan điểm cá nhân trong khi làm bài.

Ngoài các yêu cầu trên, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn còn cần phải đảm bảo yêu cầu về phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học.

- Hiểu theo nghĩa chung nhất, phương pháp có nghĩa là con đường, là cách thức mà chủ thể sử dụng để chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tượng theo mục đích đã đề ra.

Phương pháp dạy học là hệ thống tác động của giáo viên nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, giúp học sinh tích cực, chủ động lĩnh hội và vận dụng những nội dung giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

- Đi đôi với phương pháp dạy học là sự vận dụng các phương tiện dạy học và các hình thức tổ chức dạy học. Ba yếu tố này thường gắn bó chặt chẽ với nhau. Phương tiện dạy học hiểu theo nghĩa hẹp là các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ... phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập. Theo nghĩa rộng hơn nó còn bao hàm cả cách thức sử dụng các loại phương tiện để phục vụ cho dạy học. Hình thức dạy học là cách thức tiến hành tổ chức hoạt động dạy học theo một chế độ, trật tự nhất định và ba hình thức tổ chức dạy học thông thường hiện nay là dạy học cá nhân, theo nhóm và đồng loạt.

Vì thế phương pháp dạy học, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học có sự chi phối mạnh mẽ tới chất lượng học tập của học sinh, buộc chúng ta phải thay đổi cách đánh giá hướng tới đánh giá toàn diện các năng lực, phẩm chất của học sinh.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 52 - 54)