Yêu cầu của đề kiểm tra

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 71 - 72)

Đề kiểm tra kết quả học tập môn Ngữ văn ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An dựa theo các yêu cầu sau:

- Tuân thủ theo những công văn Hướng đẫn đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Bám sát mục tiêu môn học và chuẩn kiến thức, kĩ năng của bộ môn Ngữ văn.

- Tập trung vào đánh giá các năng lực Ngữ văn của học sinh: năng lực hiểu biết về các văn bản (giá trị nội dung và nghệ thuật, các vấn đề liên quan đến các văn bản hư cấu và văn bản không hư cấu), tiếng Việt, Làm văn; năng lực vận dụng những hiểu biết trên vào việc tiếp nhận và giải mã (nghe - hiểu, đọc - hiểu, cảm nhận) và tạo lập văn bản (nói, viết) theo những yêu cầu cụ thể khác nhau.

- Quan tâm đồng đều tới tất cả các tính chất của đánh giá như: xác nhận kết quả, thông báo kết quả và đặc biệt là sự quan tâm hơn tới việc phân tích, xử lí kết quả để tìm nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn ở các giai đoạn tiếp theo.

- Tăng cường tính chính xác và khách quan bằng cách cụ thể hóa các chỉ số đánh giá và công khai các nội dung này để học sinh ở trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An tự đánh giá kết quả môn học của mình, của bạn.

- Coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ, kết qủa không chỉ trên các bài kiểm tra viết theo định kì mà còn dựa trên kết

qủa kiểm tra thường xuyên kết hợp với sự thể hiện các kĩ năng nghe, nó, đọc, viết trong học tập các môn học khác.

- Tăng cướng số lần kiểm tra, kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau, coi kiêm tra như một biện pháp kích thích hứng thú học tập môn Ngữ văn của học sinh trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

- Dựa trên kết quả tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, mỗi đề kiểm tra đều cố gắng tạo điều kiện cho tất cả các đối tượng học sinh được suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng các kiến thức kĩ năng. Đặc biệt chú trọng kiểm tra hoạt động nghĩ (tư duy), làm (thực hành nghe, nói, đọc, viết, cảm thụ).

- Sử dụng nhiều loại câu hỏi, với những mức độ khác nhau trên một bài kiểm tra; giữ một tỉ lệ nhất định cho những câu hỏi dễ, trung bình, khó sao cho điểm số có thể phản ánh trung thực nhất năng lực học tập Ngữ văn của mỗi học sinh.

- Tìm kiếm các hình thức ra đề phù hợp với đặc trưng môn Ngữ văn và thực tiễn dạy học ở trên địa bàn huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 71 - 72)