Theo tổng kết của UNESCO, từ giữa những năm 1980, trên thế giới đã hình thành các xu thế mới về giáo dục trong đó có đánh giá kết quả học tâp
của học sinh với những quan điểm mới lấy việc tích cực hóa người học và hoạt động học tập làm trung tâm. Trong đó việc học tập suốt đời và tính phù hợp là là những yêu cầu quan trọng. Mặc dù các quan điểm về chất lượng và đánh giá chất lượng trong giáo dục còn có những quan điểm chưa đồng thuận nhưng các chuyên gia giáo dục đều cho rằng “Giáo dục phải cho phép trẻ em vươn tới những tiềm năng đầy đủ nhất của mình xét theo những khả năng về nhận thức, cảm xúc và tính sáng tạo” (báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục cho mọi người, 2005 trang 30). Với 4 trụ cột giáo dục: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tồn tại, UNESCO cho rằng việc học tập và kết quả học tập chịu ảnh hưởng của hai cấp độ:
- Cấp độ người học: Cần phát huy tiềm năng của người học, chấp nhận mọi hình thức học tập, chống phân biệt đối xử và có môi trường giáo dục an toàn, tích cực.
- Cấp độ hệ thống học tập: Cần có sự trợ giúp để thực hiện chính sách, pháp chế, đóng góp nguồn lực và đánh giá kết quả học tập sao cho có tác động tốt nhất đến người học.
Vì thế, xu thế đánh giá kết quả học tập hiện nay trên thế giới (ở các nước tiên tiến vá phát triển) được thay đổi theo cách:
- Tăng cường sự tự giác và chủ động của người học (tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau).
- Chú trọng đến kinh nghiệm của người học.
- Chú trọng đánh giá những năng lực thực tế, gắn với thực tế cuộc sống. - Quan tâm đến mục tiêu cần đạt (kết quả đầu ra).
- Đánh giá toàn diện (các nội dung học tập, các năng lực của người học). - Công khai hóa các tiêu chí đánh giá (tăng cường tính khách quan). - Coi trọng sự hợp tác của người học.
- Chú trọng tới quá trình đánh giá.
Đánh giá thực tiễn: được dùng theo sự đối lập với những đánh giá truyền thống - chú trọng gắn kết đánh giá kết quả học tập của học sinh qua kĩ năng ứng dụng những gì đã được học vào những tình huống trong cuộc sống.
Đánh giá sáng tạo: với những khác biệt với những đánh giá truyền thống được sử dụng để tạo động cơ cho học sinh có trách nhiệm hơn so với việc học của chính mình, kích thích khả năng sáng tạo và ứng dụng rộng rãi những hiểu biết của học sinh hơn là việc chỉ đòi hỏi học sinh ghi nhớ kiến thức hoặc chỉ phát triển những kĩ năng cơ bản.
Ở hệ thống nhà trường Việt Nam hiện nay sử dụng 3 loại đánh giá để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đánh giá tiên lượng (chẩn đoán, dự báo): có tác dụng định hướng học sinh trong quá trình học tập. Kết quả đánh giá có thể đo lường và dự báo được khả năng học tập của học sinh đồng thời chẩn đoán những điểm mạnh, yếu của học sinh ở một thời điểm nhất định nào đó. Căn cứ vào kết quả này, các nhà giáo dục sẽ vận dụng các biện pháp kích thích để giúp học sinh đạt được những mục tiêu học tập đã đề ra một cách tốt hơn. Loại đánh giá này thường được tiến hành vào thời điểm đầu mỗi giai đoạn học tập như đánh giá ở thời điểm đầu năm học, đầu một giai đoạn học tập hay bắt đầu một nội dung học tập mới.
Ví dụ: Khi bắt đầu dạy bài: Khái quát về ca dao dân ca ở lớp 10, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: “Theo em, ca dao khác dân ca như thế nào? Cho ví dụ”. Kết quả trả lời của học sinh sẽ cho giáo viên biết học sinh đã có hiểu biết gì và hiểu biết đến mức nào về ca dao, dân ca. Những thông tin này sẽ giúp giáo viên biết học sinh đã có hiểu biết gì và hiểu biết đến mức nào về ca dao, dân ca. Những thông tin này sẽ giúp giáo viên lập kế hoạch dạy học chương ca dao, dân ca (dạy cái gì, dạy như thế nào) và nhằm đến việc cá biệt hóa trong dạy học. Trong khi thực hiện kế hoạch dạy học, giáo viên cũng đồng thời giúp học sinh những cách thức học tập để đạt kết quả tốt hơn (nhận
ra họ đã có hiểu biết gì về ca dao, dân ca, những hiểu biết đó đã đủ chưa, cần tìm kiếm thêm những thông tin gì và tìm kiếm bằng cách nào).
Tuy nhiên, nhiều giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn Ngữ văn ở huyện Anh Sơn nói riêng. Chưa ý thức được tầm quan trọng của loại đánh giá này và chưa thực sự quan tâm tới việc thu thập thông tin về khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của người học trước khi bắt đầu một nhiệm vụ học tập mới. Phần lớn giáo viên mới xuất phát từ những suy nghĩ hay cảm nhận chủ quan, thói quen và kinh nghiệm của mình để thực hiện các hoạt động dạy học mà chưa xuất phát từ mong muốn và khả năng thực sự của người học. Quan niệm dạy dẫn đến những sai lầm trong việc vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn, chẳng hạn như coi “học sinh là thùng rỗng” dựa trên vốn liếng của người dạy. Giờ học vì thế được thực hiện theo cách truyền thụ, áp đặt thông tin một chiều từ giáo viên đến học sinh, người học theo cách này là hoàn toàn thụ động.
Đánh giá chẩn đoán có thể chia thành hai bước: Chẩn đoán mô tả và chẩn đoán nguyên nhân. Chẩn đoán mô tả nghĩa là xác định chính xác những thiếu sót, những khó khăn sẽ gặp trong quá trình thực hiện mục tiêu và sẽ gặp ở thời điểm nào. Chẩn đoán nguyên nhân nhằm tìm căn nguyên những thiếu sót và khó khăn sẽ gặp phải nằm ở đâu. Ví dụ do năng lực học tập, do tư chất của học sinh hay do các yếu tố khác như: nội dung học tập không phù hợp, phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa tốt, phương tiện dạy học hay điều kiện học tập chưa đảm bảo.
- Đánh giá định hình (uốn nắn, đào tạo): nhằm phát hiện những sai sót, những lỗi thường mắc hoặc có thể mắc phải của học sinh trong quá trình học tập để tìm cách khắc phục cải thiện việc dạy, học và các hoạt động giáo dục có liên quan. Loại đánh giá này thường được tiến hành vào thời điểm trong giai đoạn học tập. Nó cho phép nhà giáo dục nhìn nhận chính cách thức mình đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo và điều chỉnh nó nếu thấy cần thiết. Cụ thể là xem xét xem mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo có kích thích sự tiến bộ
của người học không, các hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá có phù hợp với nội dung đào tạo, điều kiện vật chất và đối tượng người học không...Các thông tin này được giáo viên thu thập từ trong quá trình dạy học và có sự điều chỉnh việc dạy và học ngay trong chính thời điểm đó.
Đánh giá định hình có vai trò cốt lõi trong hoạt động dạy học là do chức năng hiệu chỉnh mang lại. Nó góp phần cải thiện đáng kể thành tích học tập của học sinh thông qua việc khắc phục những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong chính quá trình học tập chứ không chỉ là sự ghi nhận những thành công, tiến bộ đạt được sau quá trình học tập như trong đánh giá tổng kết. Nó chỉ rõ người học đang ở đâu và có thể phát triển đến đâu trong quá trình học tập. Không những thế, nó còn tạo điều kiện cho cả giáo viên và học sinh phát triển năng lực tự đánh giá, một trong những yếu tố rất quan trọng của đổi mới đánh giá giáo dục.
- Đánh giá tổng kết: nhằm đo lường, ghi nhận những thành công, không
thành công của học sinh sau một quá trình học tập theo những mục tiêu đã đề ra. Đây là loại đánh giá có tính chất truyền thống và được sử dụng thường xuyên và tất nhiên gắn bó nhiều với những kì kiểm tra, thi có quy mô lớn. Loại đánh giá này thường được tiến hành vào cuối giai đoạn học tập lớn nhằm tổng hợp kết quả, căn cứ trên kết quả xếp loại hoặc tuyển chọn học sinh cho giai đoạn học tập tiếp theo hay cấp chứng chỉ cho học sinh sau mỗi giai đoạn học tập, chỉ ra hình thức đào tạo bổ sung nếu học sinh chưa đạt yêu cầu khi kết thúc một khóa học.
Trong nhà trường phổ thông nói chung và các trường THPT ở huyện Anh Sơn nói riêng, loại đánh giá này thường được đo bằng điểm của các bài kiểm tra cuối giai đoạn, cuối kì, cuối cấp. Điểm số này thường được nhân với hệ số cao nhất và có ý nghĩa quyết định tới việc đánh giá kết quả học tập và đặc biệt là thành tích học tập của người học. Điều này tất yếu dẫn đến tâm lí thi căng thẳng, chạy đua theo thành tích của người dạy lẫn người học, người quản lí và ở cả phụ huynh học sinh trước mỗi kì thi.
Về bản chất, mỗi loại đánh giá trên đây đều có những hình thức và phương tiện tương ứng. Ví dụ: hình thức kiểm tra miệng có tính chất chẩn đoán và định hình rõ hơn trong khi đó hình thức thi tốt nghiệp lại nghiêng về tính chất tổng kết, xếp loại. Với hình thức thi kiểm tra đầu vào, căn cứ trên kết quả, người ta vừa có thể xác nhận được trình độ đầu vào vừa dự báo được khả năng, chẩn đoán được điểm mạnh, yếu của học sinh, vừa định hướng được quá trình đào tạo tiếp theo.
a. Kiểm tra, đánh giá bằng các bài thi.
+ Kiểm tra 15 phút là hình thức kiểm tra được sử dụng nhằm thu thập thông tin về việc nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong một bài hoặc cụm bài. Hình thức này được thực hiện trong khoảng thời gian 15 phút, được tiến hành vào thời điểm không báo trước sau mỗi cụm bài học. Học sinh làm bài kiểm tra qua hình thức viết, thông thường nhiều học sinh cùng làm chung một đề kiểm tra. Có thể tiến hành kiểm tra vào đầu giờ, giữa giờ hoặc cuối giờ.
+ Kiểm tra một tiết và trên một tiết:
- Được vận dụng nhằm thu thập thông tin về việc nắm vững kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong một cụm bài hoặc một mạch nội dung tương đối lớn qua hình thức trình bày bằng một bài viết phức tạp hơn, dung lượng dài hơn so với bài 15 phút.
- Đây là dạng bài kiểm tra có tính chất đánh giá tổng hợp năng lực của học sinh sau một giai đoạn học tập nhất định, thường được báo trước và được ôn tập trước khi kiểm tra.
- Đề kiểm tra có sự phối hợp giữa các dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận, các câu hỏi, bài tập nhằm vào nhiều phần khác nhau trong các nội dung học tập đã học.
Kiểm tra học kì:
- Được vận dụng nhằm thu thập thông tin về việc nắm vững các kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học xong một học kì.
- Đây là dạng bài kiểm tra có tính chất đánh giá tổng hợp năng lực của học sinh sau một học kì, có ôn tập, luyện tập trước khi kiểm tra.
- Đề kiểm tra có sự phối hợp giữa các dạng trắc nghiệm khách quan và tự luận, các câu hỏi, bài tập nhằm vào nhiều phần khác nhau trong các nội dung học tập trong học kì.
Sự khác nhau giữa các bài kiểm tra một tiết và kiểm tra học kì chính là ở thời lượng làm bài: bài kiểm tra một tiết có thời lượng để học sinh làm bài là trên 90 phút. Theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số bài kiểm tra từ một tiết trở lên dành cho các môn học có từ 4 tiết/ tuần trở lên, 3 đến 5 lần/ 1 học kì, bài kiểm tra học kì là 1 lần/ 1 học kì, bài kiểm tra cuối kì 2 còn được gọi là kiểm tra cuối năm. Những bài kiểm tra từ 1 tiết trở lên được nhân theo hệ số 2, bài học kì nhân theo hệ số 3 khi tính điểm trung bình môn học.
Kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn. Kiểm tra và đánh giá không những nhằm phân loại chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn mà điều quan trọng lá điều chỉnh quá trình này theo một chiều hướng lành mạnh, tích cực. Nói một cách cụ thể hơn, kiểm tra, đánh giá trước hết nhằm đánh giá trình độ, năng lực của học sinh và chất lượng giảng dạy vào những thời điểm cụ thể, theo mục tiêu của chương trình môn học. Trên cơ sở đó, có thể điều chỉnh nội dung dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học.
Những năm qua trên cả nước nói chung và ở các trường THPT ở huyện Anh Sơn tỉnh Nghệ An nói riêng đã có những điều chỉnh nhất định ở khâu kiểm tra, đánh giá ở bộ môn Ngữ văn. Chẳng hạn như phối hợp các hình thức kiểm tra, như kiểm tra miệng và kiểm tra viết; kiểm tra phối hợp vừa đòi hỏi học sinh trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn vừa yêu cầu học sinh làm bài nghị luận trọn vẹn; hay phối hợp giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
Ngay từ những năm 80 của thế kỉ XX, trong một số kì kiểm tra, thi cử đã thấy xuất hiện các kiểu đề bao gồm nhiều câu, hỏi vào nhiều khu vực khác
nhau của chương trình; trong đó, bao giờ những câu đòi hỏi học sinh làm bài văn nghị luận cũng chiếm điểm số lớn hơn tổng số điểm dành cho các câu khác. Cách kiểm tra này có những ưu điểm nhất định, chẳng hạn như diện kiểm tra, đánh giá được rộng hơn; phù hợp với trình độ học sinh hơn, việc chấm bài cũng đỡ khó khăn hơn. Song nhìn một cách bao quát, cách kiểm tra, đánh giá đó cũng cần phải được điều chỉnh để phù hợp với chương trình và SGK mới, đạt được mục tiêu của môn học. Tinh thần chung là cần phải đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng toàn diện hơn; trong đó chú trọng cả tri thức Văn học, tiếng Việt, và Làm văn lẫn kĩ năng đọc - hiểu và kĩ năng viết văn bản.
Có thể chia làm hai loại kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn là kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Kiểm tra miệng có thể tiến hành trong nhiều thời điểm của tiết học, trong khi đó kiểm tra viết chỉ có thể tiến hành vào những thời điểm nhất định với thời lượng 15 phút, 30 phút, 45 phút và 90 phút. Tuy nhiên dù kiểm tra theo hình thức nào thì khâu ra đề cũng là khâu quan trọng nhất, vì thế nói đến đổi mới kiểm tra, đánh giá trước tiên thường nói đến là việc đổi mới việc ra đề. Đã đến lúc chúng ta phải đa dạng hóa các hình thức, phương pháp đánh giá. Tuy nhiên dù kiểm tra, đánh giá theo cách nào, tự luận hay trắc nghiệm thì cũng có những ưu và nhược điểm của nó.
+ Những ưu điểm và nhược điểm của đề trắc nghiệm và tự luận.
Có thể nói đề thi trắc nghiệm có nhiều ưu thế đáng kể, chẳng hạn có thể đề cập tới nhiều mảng kiến thức và kĩ năng khác nhau của chương trình và SGK, vì vậy việc đánh giá toàn diện hơn, tránh được lối dạy và học tủ hiện nay. Việc chấm bài không những khách quan, công bằng mà còn rất nhanh chóng, chính xác có phần do tính chất của đề thi, có phần do cách ra đề nên tận dụng được sự hỗ trợ của một số phương tiện kĩ thuật hiện đại trong khâu chấm bài, lên điểm... Tuy vậy, đánh giá học sinh bằng những đề thi ra theo lối