Thiết kế tiêu chí đánh giá năng lực môn Ngữ văn cho học sinh THPT ở huyện Anh Sơn

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 84 - 85)

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

6. Em thấy Mị Châu là một người như thế nào?

3.2. Thiết kế tiêu chí đánh giá năng lực môn Ngữ văn cho học sinh THPT ở huyện Anh Sơn

THPT ở huyện Anh Sơn

Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn nói chung ở huyện Anh Sơn nói riêng, là khâu cuối cùng trong quá trình giáo dục, nó không chỉ là bước kết thúc quá trình giáo dục - đào tạo mà nó phải giúp cơ quan chức năng điều chỉnh chương trình, hình thức quy trình đào tạo đánh giá.

Tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn nhằm hướng đến kiểm tra, đánh giá những kiến thức cơ bản, khoa học, thiết thực đối với người học, tạo nên sự kích thích sáng tạo và tiềm năng của người học trong quá trình tích lũy sự hiểu biết, vận dụng được trong cuộc sống, làm giàu tri thức, hiểu biết cho chính họ. Tiêu chí đánh giá phải có tác dụng kích thích, gợi mở sự sáng tạo của người học làm cho họ trở thành người chủ động, người đồng cảm, có bản lĩnh trình bày một cách thuyết phục những vấn đề mà họ quan tâm, hiểu biết với chính kiến của mình từ những vấn đề được đặt ra ở đề bài.

Tiêu chí đánh giá phải có tác dụng phân loại trình độ học sinh một cách khách quan (không loại trừ những yếu tố có thể sai lệch trong điều kiện thực tế). Tiêu chí đánh giá phải giúp cho người thầy điều chỉnh lại kiến thức, phương pháp truyền đạt của chính mình đáp ứng yêu cầu của xu thế giáo dục tiến bộ (trên lĩnh vực kiểm tra, đánh giá).

Đánh giá kết quả học tập của học sinh thực chất là việc xem xét mức độ đạt được của hoạt động học của học sinh so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học. Để đánh giá khách quan, chính xác kết quả học tập, cần phải có các tiêu chí cụ thể. Mục tiêu của các môn học được cụ thể hóa thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng; từ các chuẩn này khi tiến hành kiểm tra để đánh giá kết quả học tập môn học, cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra được đầy đủ cả về số lượng và chất lượng kết quả học tập của học sinh.

- Đảm bảo tính toàn diện: đánh giá được các mặt kiến thức kĩ năng, năng lực thái độ, hành vi của học sinh.

- Đảm bảo độ tin cậy: tính chính xác, tính trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của học sinh, của các cơ sở giáo dục.

- Đảm bảo tính khả thi: nội dung hình thức, phương tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện học sinh, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu của từng môn học.

- Đảm bảo yêu cầu phân hóa: phân loại được chính xác trình độ, năng lực học sinh, cơ sở giáo dục. Dải phân hóa càng rộng càng tốt.

- Đảm bảo hiệu quả cao: đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá đối với học sinh, cơ sở giáo dục, thực hiện được đầy đủ mục tiêu đề ra.

Những nội dung trên được cụ thể hoá đối với học sinh THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w