Yêu cầu chung

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 85 - 87)

I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)

3.3.1Yêu cầu chung

6. Em thấy Mị Châu là một người như thế nào?

3.3.1Yêu cầu chung

Trong "Lời nói đầu" cuốn SGK Ngữ văn 10 tập một (bộ sách do GS. Phan Trọng Luận chủ biên) nêu rõ: “SGK Ngữ văn 10 tiếp tục thực hiện tinh thần tích hợp ở trung học cơ sở, cụ thể là học Ngữ văn trong nhà trường không thể tách rời ba bộ phận Văn, tiếng Việt và Làm văn vốn là những yếu tố hợp thành sinh động của chương trình...”.

Đã có nhiều quan điểm, cách nhìn nhận về vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn. GS.TS. Nguyễn Thanh Hùng trong bài viết “Tích hợp trong dạy học Ngữ văn” cho rằng: “Có thể hiểu tích hợp (Integration) là một phương hướng phối hợp (Integrate) một cách tốt nhất các quá trình học tập của nhiều môn học”. Tác giả Đỗ Ngọc Thống đưa ra quan điểm: “Tích hợp (theo cách hiểu trên thế giới hiện nay) là theo tinh thần ba phân môn hợp nhất lại “hoà trộn” trong nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại”. Các tác giả Nguyễn Minh Phương và Cao Thị Thặng trong bài viết Xu thế tích hợp môn

học trong nhà trường phổ thông thì cho rằng: “Tích hợp có nghĩa là sự hợp

nhất, sự hoà nhập, sự kết hợp. Trong giáo dục, tích hợp có thể hiểu là sự lồng ghép, kết hợp tổ hợp các nội dung với nhau”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Quát trong cuốn “Nâng cao năng lực đổi mới phương pháp dạy học Văn” viết: “Khái niệm tích hợp là sự phối hợp các tri thức gần gũi, có quan hệ mật thiết với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc”. Nguyễn Trọng Hoàn trong bài: Tích hợp và liên hội hướng tới kết nối trong dạy học

Ngữ văn quan niệm: “Tích hợp là thuật ngữ mà nội hàm của nó chỉ hướng tiếp

cận kiến thức từ việc khai thác giá trị của các tri thức công cụ thuộc từng phân môn, trên cơ sở một (hoặc một số) văn bản có vai trò là kiến thức nguồn”. Tác giả Nguyễn Văn Đường trong báo cáo khoa học Tích hợp trong dạy học Ngữ văn bậc THCS, lại cho rằng: “Tích hợp (Intergation) không phải là tổ hợp

(combinaison) càng không phải là sự ghép nối hay phép cộng đơn giản. Tích hợp được biểu hiện ở các cấp độ khác nhau trên các bình diện khác nhau”.

Các cách hiểu về tích hợp nêu trên cho thấy các quan điểm của các tác giả tuy thể hiện qua cách diễn đạt khác nhau nhưng đều thể hiện nội dung,

bản chất của tích hợp qua các từ, cụm từ: Phối hợp, chỉnh thể thống nhất, nhất

thể, hợp nhất, hoà trộn... Các quan điểm trên đều nêu lên được vấn đề trọng

tâm, cốt lõi của tích hợp và đều có điểm chung hợp nhất trong tinh thần tích hợp là làm sao để có thể gắn kết các môn học với nhau, thể hiện rõ được mối liên hệ, tác động lẫn nhau, tránh việc dạy học một cách biệt lập, riêng rẽ giữa các môn học. Trong Ngữ văn thì đó là sự gắn kết giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Làm văn như nó vốn có, cũng như làm rõ mối liên hệ giữa Ngữ văn với các bộ môn gần gũi, có liên quan như môn sử, địa, triết học, tâm lí...

Như vậy, có thể nói: Tích hợp trong dạy học là sự hợp nhất, liên kết

giữa các phân môn trong bộ môn; giữa các bộ môn có liên quan; giữa các phân môn, bộ môn có quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một thể thống nhất nhằm tránh tình trạng dạy học tách biệt, riêng rẽ giữa các phân môn trong bộ môn; qua đó rèn luyện kỹ năng liên môn, xuyên môn để người học phát huy khả năng tư duy sáng tạo, tư duy tổng hợp, để vận dụng vào thực tiễn ở những mức độ, bình diện khác nhau.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 85 - 87)