Những nội dung cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 54 - 57)

học môn Ngữ văn ở trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

a. Kiểm tra, đánh giá về tri thức, kĩ năng Văn học

Trong chương trình SGK cũ, trước đây người ta phân loại tác phẩm theo ba loại chính là tự sự, trữ tình và kịch, sau đó có thêm loại nghị luận. Theo SGK mới áp dụng từ năm học 2006-2007 văn bản tác phẩm được quy định bởi phương thức biểu đạt, do vậy các văn bản được phân chia theo

phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, trữ tình, thuyết minh, nghị luận và hành chính công vụ thêm loại văn bản nhật dụng bao gồm những kiểu văn bản như trên nhưng có ý nghĩa thời sự, gắn liền với đời sống. Nhưng trên thực tế phương thức miêu tả rất ít khi hình thành riêng một kiểu văn bản miêu tả. Phương thức biểu đạt miêu tả thường được vận dụng hỗ trợ cho các phương thức biểu đạt khác tạo thành các văn bản tự sự, trữ tình, thuyết minh. Văn bản sân khấu thật khó xác định thuộc loại văn bản nào một cách rạch ròi, nhưng xét trên đại thể, văn bản sân khấu giân gian hoặc hiện đại là loại văn bản tự sự đặc biệt, trong đó cũng trình bày những diễn biến của sự việc cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Chính vì vậy; khi kiểm tra phân môn văn học phải bám sát các kiểu văn bản đã được học, bám sát nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa cụ thể của mỗi văn bản.

Đối với văn bản tác phẩm tự sự, có thể nêu các câu hỏi về: - Cốt truyện, các biến cố, các tình tiết chính của câu chuyện

- Nhân vật chính (hình dáng, cử chỉ, ngôn ngữ,...) và ý nghĩa của nhân vật - Ngôi kể, lời kể, điểm nhìn để quan sát và miêu tả

- Các biện pháp nghệ thuật sáng tạo chi tiết, hình ảnh - Tư tưởng chủ đề, ý nghĩa của câu chuyện.

Đối với văn bản tác phẩm trữ tình, có thể nêu các câu hỏi về: - Cảm xúc chủ đạo của tác giả, nhân vật trữ tình

- Những chi tiết thể hiện cảm xúc: hình ảnh, nhịp điệu, biện pháp tu từ, ngôn ngữ ( nhãn tự - từ mắt, cảnh cú - câu hay), giọng điệu.

- Tư tưởng chủ đề, ý nghĩa của tác phẩm.

Đối với văn bản tác phẩm nghị luận, có thể nêu các câu hỏi về: - Vấn đề, luận điểm chính được nêu trong văn bản.

- Các luận điểm chính, cách lập luận, trình bày luận cứ, dẫn chứng của tác giả.

- Giá trị của văn bản về nội dung và tính thuyết phục.

- Đối tượng được thuyết minh.

- Cách thuyết minh của tác giả (sử dụng các kiến thức trực tiếp, gián tiếp) - Các phương pháp thuyết minh được sử dụng và hiệu quả của chúng. - Giá trị của văn bản thuyết minh.

Đối với văn bản sân khấu, có thể nêu các câu hỏi về: - Vị trí, sự kiện chính của đoạn trích trong tác phẩm. - Nhân vật chính và mối quan hệ với các nhân vật khác.

- Cách xây dựng xung đột kịch, tính cách các nhân vật, ngôn ngữ, hành động thể hiện qua xung đột.

- Ý nghĩa của vấn đề được đặt ra và giải quyết trong đoạn trích và trong tác phẩm.

Đối với văn bản nhật dụng, có thể nêu các câu hỏi về:

- Tính chất cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn bản.

- Cách tiếp cận vấn đề của tác giả (dùng phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, thuyết minh hay nghị luận...).

- Nghệ thuật nổi bật của văn bản (biện pháp tu từ, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu,...).

- Bài học nhận thức của người đọc và phương hướng hành động.

b. Kiểm tra, đánh giá về tri thức, kĩ năng tiếng Việt

Kiến thức tiếng Việt ở trường THPT bao gồm kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, hoạt động giao tiếp. Các kiến thức này đã có mặt ở chương trình từ lớp 6 đến lớp 9. Đến chương trình THPT, các kiến thức này được ôn lại, củng cố và mở rộng thêm. Kiến thức tiếng Việt gắn liền với kiến thức văn học. Phần lớn các văn bản văn học cung cấp ngữ liệu về từ ngữ, ngữ pháp, các biện pháp tu từ, kể cả phong cách ngôn ngữ và hoạt động giao tiếp. Theo tinh thần chú trọng đến mục đích giao tiếp và khả năng thực hành, vận dụng tiếng Việt, kiểm tra, đánh giá về tri thức, kĩ năng tiếng Việt không tập trung vào lí thuyết, khái niệm hay định nghĩa mà chú trọng đến khả năng nhận biết, khả năng vận dụng (sử dụng đúng và sử

dụng có hiệu quả) trong tạo lập văn bản (nói và viết). Do vậy các câu hỏi khi tiến hành kiểm tra, đánh giá về tri thức, kĩ năng tiếng Việt cần hướng vào:

- Khả năng nhận biết khái niệm các đơn vị kiến thức trong bài học. - Khả năng nhận diện được các đơn vị kiến thức trong văn bản đã học hoặc trong văn bản tương tự hay khác với các văn bản đã học.

- Khả năng lí giải và phân tích được tại sao lại dùng như thế mà không dùng cách khác.

- Khả năng thấy được cái hay, cái đẹp khi sử dụng tiếng Việt.

- Khả năng vận dụng kiến thức tiếng Việt trong tạo lập văn bản nói và viết thuộc phạm vi nhà trường cũng như trong cuộc sống.

c. Kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn vào thực tiễn cuộc sống của học sinh THPT ở huyện Anh Sơn Nghệ An

Ngữ văn là môn học có tính chất công cụ và là một trong những môn học có sự ứng dụng sâu rộng nhất trong cuộc sống. Khi kiểm tra, đánh giá đối tượng học sinh ở trên địa bàn huyện Anh Sơn, nên chú trọng vào đánh giá năng lực (nhận thức và thực tiễn) và phẩm chất nhân văn của người học hơn là đánh giá về kiến thức hàn lâm, kinh viện. Từ các tác phẩm văn chương để học sinh rút ra những bài học sống động về cuộc sống. Thông qua kiểm tra, đánh giá phải hướng học sinh tới những thị hiếu thẩm mĩ tích cực; phải biết phân biệt đúng - sai, hay dở, phải hình thành cho bản thân những kinh nghiệm văn hóa, ứng xử. Trên phương diện ngôn ngữ, giúp học sinh rèn luyện phương pháp tiếp cận văn bản nghệ thuật nói riêng và văn bản ngôn từ nói chung. Vì vậy yêu cầu và nội dung kiểm tra, đánh giá không phải là hệ thống kiến thức về tác phẩm mà là kĩ năng đọc hiểu văn bản.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w