Nguyên tắc bám sát nội dung, chương trình dạy học

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 50 - 51)

Nội dung, chương trình dạy học là sự cụ thể hóa những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ thành những đơn vị học tập. “Đối với môn Ngữ văn, tiến hành theo quan niệm tích hợp, bao gồm ba xu thế: tích hợp nội dung kiến thức, kĩ năng của ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn; tích hợp dạy

kiến thức Ngữ văn với rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; tích hợp kiến thức liên môn vào từng bài học, có liên thông và lặp lại ở các bài học khác” [ 27, 74].

Chú trọng hình thành, phát triển và hoàn thiện cả bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết , đặc biệt là qua bốn kĩ năng này hình thành năng lực cảm thụ, năng lực bộc lộ, biểu đạt tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết tiếng Việt cho học sinh; quan tâm hơn đến việc hình thành năng lực đọc văn (đọc hiểu văn bản) và năng lực làm văn (tạo lập, sản sinh văn bản).

Chú trọng giảm kiến thức lí thuyết hàn lâm, tăng những kiến thức, kĩ năng có ý nghĩa và ích dụng cho cuộc sống, dành thời gian cho những vấn đề có tính địa phương, có tính toàn cầu, tăng thời lượng cho việc thực hành nói và viết tiếng Việt gắn với những vấn đề của thực tiễn đời sống, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của học sinh.

Theo tinh thần phát triển các năng lực thiết yếu ở người học như năng lực tự học, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp và năng lực tự khẳng định... một chiến lược sư phạm chú trọng tới việc tích cực hóa hoạt động học tập của người học và xuất phát từ quyền lợi và mong muốn của người học sau khi kết thúc chương trình học tập môn học.

Một phần của tài liệu Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện anh sơn tỉnh nghệ an luận văn thạc sỹ ngữ văn (Trang 50 - 51)