Quy trình thực hiện việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT huyên Anh Sơn, tỉnh Nghệ An cũng nằm trong quy trình
kiểm tra, đánh giá trong dạy học nói chung. Có khác chăng, do trình độ năng lực và nhu cầu học tập môn Ngữ văn của học sinh các trường THPT huyện Anh Sơn có những điểm khác so với học sinh ở các vùng phát triển khác nên quy trình phải linh hoạt, sáng tạo, phù hợp, khả thi. Có như vậy, việc kiểm tra đánh giá mới không là “nỗi sợ hãi của học sinh” và cũng tránh hình thức, chạy theo thành tích trong kiểm tra, đánh giá.
Quy trình ấy bao gồm:
+ Nắm bắt yêu cầu, phân phối chương trình, chuẩn bị kế hoạch toàn năm học.
+ Xác định yêu cầu kiểm tra, đánh giá, nội dung, hình thức, thời lượng, đối tượng…kiểm tra, đánh giá.
+ Nghiên cứu thực trạng đối tượng học sinh, phân loại năng lực thực tế của học sinh trong diện kiểm tra, đánh giá
+ Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá
+ Tổ chức phối hợp kiểm tra, đánh giá trong các môn học khác
+ Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn của học sinh THPT huyện Anh Sơn Nghệ An.
Đây là một vấn đề khó và cần phải được cụ thể hoá trong một nghiên cứu khác.
Kết luận chương 2
Có thể nói, để tìm kiếm một điểm khác biệt rõ rệt trong kiểm tra, đánh giá dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT huyên Anh Sơn so với các trường THPT khác là một điều không thực tế. Tuy nhiên, có một điều mà ai cũng nhận thấy rằng, kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ văn ở vùng này phải có một điểm nào nào đó về yêu cầu, mức độ, phương pháp, hình thức, quy trình... so với vùng khác. đó chính là nguyên tắc phân hoá, nguyên tắc bám sát đối tượng trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Ngữ văn nói riêng. Đây cũng là vấn đề cơ bản mà chúng tôi muốn tìm hiểu, phân tích ở
chương trên, đồng thời minh hoạ thêm bằng một số tư liệu phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá ở chương sau.
Chương 3