môn Ngữ văn ở trường THPT huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
1.3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội và chất lượng giáo dục của huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An
1.3.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
Huyện Anh Sơn hôm nay được thành lập từ tháng 4 năm 1963, tách ra từ huyện lớn Anh Sơn theo Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Huyện được cấu thành từ 20 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Anh Sơn, Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Thành Sơn, Bình Sơn, Thọ Sơn, Hùng Sơn, Tường Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn, Hoa Sơn, Thạch Sơn, Phúc Sơn, Long Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn, Tào Sơn, Vĩnh Sơn, Lĩnh Sơn, Lạng Sơn (xem bản đồ huyện).
a.Vị trí địa lý
Là một huyện miền núi thuộc miền Tây Nghệ An, trải dọc theo đôi bờ sông Lam và Quốc lộ 7, phía Đông giáp với huyện đồng bằng Đô Lương, phía Bắc giáp với huyện miền núi Tân Kỳ và huyện vùng cao Quỳ Hợp, phía Tây giáp với huyện vùng cao Con Cuông và nước bạn Lào, phía Nam giáp với huyện miền núi Thanh Chương. Cách thành phố Vinh 100 km
b. Địa hình.
Vùng đất Anh Sơn nghiêng dần từ phía Tây về phía Đông, điểm cao nhất là đỉnh núi Kim Nhan ở vùng núi Cao Vều. Huyện Anh Sơn có địa hình đồi núi, địa hình có những phức tạp riêng. điều này không những ảnh hưởng tối cuộc sống của người dân nói chung mà còn ảnh hưởng tới việc học tập của học sinh, trong đó có học sinh các trường THPT.
c. Dân số
Theo thống kê đến thời điểm 31/12/2010, huyện Anh Sơn có hơn 102.087 nhân khẩu. Có 239 thôn, bản. Trong đó có 18 bản, làng dân tộc thiểu số. Có 20 xã và 1 thị trấn (trong đó 8 xã có đồng bào dân tộc thiểu số với gần 1.400 hộ và gần 8.000 khẩu, chiếm 6,4% dân số toàn huyện). Số người trong độ tuổi có khả năng lao động hơn: 47000 người. Số người được giải quyết việc làm trong năm bình quân: 1375 người.
Nhân dân Anh Sơn cần cù, ham học, có truyền thống cách mạng, là huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Công tác Quốc phòng trong những năm qua được giữ vững, an ninh đảm bảo tốt; Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa phát triển rộng khắp; Công tác Giáo dục - Đào tạo, công tác Y tế ngày càng được củng cố và phát triển.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do quan niệm xã hội, việc học tập của học sinh được định hướng theo thị hiếu thị trường. Việc dạy học Ngữ văn ở các trường THP huyện Anh Sơn có những khó khăn riêng.
d. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Lĩnh vực kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 14 - 15%, cơ cấu kinh tế: ngành nông - lâm -ngư nghiệp: 37%, công nghiệp xây dựng: 33%, dịch vụ thương mại: 30%, thu nhập bình quân đầu người hàng năm 15 - 16 triệu đồng, tăng 2,45 lần so với năm 2005. Đảm bảo diện tích một số cây trồng chủ yếu, như: chè công nghiệp 3 nghìn ha, mía nguyên liệu 9 trăm ha, cam hàng hoá 3 trăm ha. Chăn nuôi trâu bò 45 ngàn con, lợn 65 ngàn con,...
- Lĩnh vực văn hoá xã hội
Hoàn thành xây dựng huyện điểm văn hoá, phấn đấu số xã chuẩn Quốc gia về y tế là 60%, tiếp tục xây dựng thiết chế văn hoá đồng bộ, thể dục thể thao trên địa bàn huyện. Phấn đấu tỷ lệ phát triển dân số đến năm 2010 đạt dưới 0,6%. Xây dựng 41 trường đạt chuẩn Quốc gia. Đảm bảo chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, loại trừ các loại dịch bệnh xã hội, phấn đấu đến năm 2010 có 80% hộ dùng nước hợp vệ sinh, 100% số xã có điện thoại đến trung tâm xã, phủ sóng truyền hình, xây dựng hệ thống truyền thanh và có điện lưới Quốc gia. Phấn đấu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn 20% và giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15,2% theo chuẩn mới.
e. Định hướng phát triển kinh tế huyện Anh Sơn trong giai đoạn đến năm 2015
Để đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế, ổn định tình hình xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh giai đoạn (2010 - 2015), huyện Anh Sơn xác định cần khai thác có hiệu quả các tiềm năng về đất đai, tài nguyên, lao động, vận dụng năng động các cơ chế chính sách của Trung ương, của Tỉnh và tăng cường đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, tiếp tục khắc phục những yếu kém, tồn tại trong phát triển kinh tế, nâng nhịp độ phát triển kinh tế cao hơn nhịp độ của thời kỳ 2006- 2010. Tạo bước chuyển biến về sản xuất và hiệu quả trong phát triển. Nâng cao hiệu quả vận dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, coi trọng và phát huy lực lượng lao động, chăm lo giải quyết các vấn đề bức xúc về việc làm, xoá đói giảm nghèo, các chính sách xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân, từng bước tăng cường cơ sở hạ tầng Kinh tế - Xã hội, giữ vững ổn định chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm an ninh vững mạnh, sẵn sàng đối phó với mọi tình huống. Phấn đấu đến năm 2015 huyện Anh Sơn trở thành một trong những huyện khá nhất của Tỉnh về mọi mặt.
Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; Từng bước thực hiện cơ giới hoá các
khâu trong Sản xuất nông nghiệp, gắn sản xuất với công tác chế biến sau thu hoạch.
Mở rộng và thâm canh các loại cây: Ngô, chè, mía, đậu... Lấy chỉ tiêu giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác làm thước đo trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ.
Phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc theo hướng chăn nuôi công nghiệp và trang trại, tăng nhanh đàn bò hướng thịt để tham gia chương trình xuất khẩu.
Phát triển Công nghiệp chế biến chè, mía đường...; Công nghiệp Xi măng theo hướng công nghệ cao, đảm bảo môi trường sinh thái; Phát triển Tiểu thủ công nghiệp gắn với việc chuyển đổi đất trong nông nghiệp để xây dựng nhiều làng có nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục phổ thông và dạy nghề; Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, trên cơ sở nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, các chủ trưng chính sách của Đảng, Nhà nước, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng các làng bản, đơn vị văn hoá. Quan tâm công tác giải quyết đơn thư, khiếu tố; xử lý kịp thời các vướng mắc, mâu thuẫn trong nhân dân, không để đơn thư vượt cấp, đảm bảo “Yên dân”.
Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn bằng cách chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển mạnh kinh tế nông thôn, chú ý phát triển các cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá của từng vùng kinh tế, hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung và mạng lưới chế biến. Ưu tiên đầu tư, kêu gọi đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp, như: Xi măng - Đường - Chè công nghiệp - Khai thác đá, cát, sỏi - Sản xuất gạch - Xây dựng các làng nghề, nhất là nghề truyền thống. Từng bước kêu gọi đầu tư để phát triển dịch vụ, du lịch trên địa bàn, nhất là
du lịch sinh thái, ở các vùng rừng nguyên sinh của vùng đệm vườn Quốc gia Pù Mát.
1.3.1.2. Tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Anh Sơn a. Tình hình phát triển trường lớp, giáo viên, học sinh.
Hiện nay toàn huyện có 3 trường THPT.
Bảng 1: Số trường, lớp, cán bộ giáo viên, học sinh trên địa bàn huyện Anh Sơn (năm học 2010 - 2011)
Trường Số lớp Số học
sinh Cán bộ giáo viên, nhân viên
Tổng số Đạt chuẩn trở lên Tỷ lệ THPT Anh Sơn 1 41 1867 95 95 100% THPT Anh Sơn 2 36 1531 85 85 100% THPT Anh Sơn 3 32 1296 82 82 100% Tổng 109 4694 262 262 100% Nhận xét:
Nhìn chung mạng lưới được sắp xếp hợp lí, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng. Việc sắp xếp vị trí của 3 trường cơ bản phù hợp cho học sinh đến trường. Số học sinh đậu tốt nghiệp hàng năm đạt tỷ lệ cao và cơ bản ổn định.
Đội ngũ giáo viên mặc dù đủ về số lượng, nhưng chất lượng không đồng đều, một bộ phận giáo viên yếu cả về năng lực chuyên môn và trách nhiệm. Một số bộ phận giáo viên chậm đổi mới về phương pháp, nặng về thuyết trình, truyền thụ kiến thức theo lối đọc chép
b. Cơ sở vật chất thiết bị trường học
Bảng 2: Bảng thống kê cơ sở vật chất các trường THPT trong toàn huyện Anh Sơn
TT Nội dung Số lượng Ghi chú
1 Tổng số trường 3 2 Tổng số phòng học/số lớp 95/117 Trong đó: + Kiên cố 86 + Bán kiên cố 0 + Nhà tạm 11 3 Số trường có phòng học bộ môn Trong đó đạt chuẩn 3 3 4 Số trường có phòng TH-TN 3
5 Số trường có Thư viện Trong đó đạt chuẩn 3 1 6 Số trường có máy vi tín Số máy vi tính 3 200
7 Số trường có kết nối Internet 3
c. Chất lượng đào tạo và những thành tựu cơ bản - Về chất lượng đào tạo
Bảng 3: Tổng hợp tỷ lệ % xếp loại hạnh kiểm (HK), học lực (HL) học sinh THPT huyện Anh Sơn (Từ năm 2006 đến 2011)
Năm học Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) HK HL HK HL HK HL HK HL 2006-2007 43,8 2,3 43,7 34,1 11,1 56,3 1,4 7,3 2007-2008 45,1 1,5 39,7 37,7 14,2 58,1 1,1 2,7 2008-2009 43,3 0,5 43,5 18,4 10,8 67,4 0,8 11,3 2009-2010 48,5 0,9 39,4 21,4 10,5 64,9 1,6 12,6 2010-2011 56,1 2,3 35,1 32,6 7,8 58,8 0,7 6,3
(Nguồn do Sở GD&ĐT Nghệ An cung cấp)
Bảng 4: Thống kê số lượng học sinh giỏi THPT huyện Anh Sơn (từ năm 2006 - 2011)
Năm học Tổng số học sinh Giỏi cấp trường Giỏi cấp tỉnh 2006-2007 6010 446 44 2007-2008 5666 471 53 2008-2009 5409 499 41 2009-2010 4312 345 75 2010-2011 4694 546 55 Nhận xét:
Chất lượng giáo dục - đào tạo ngày càng được nâng cao, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém được quan tâm đúng mức.
Số học sinh vi phạm đạo đức ngày càng giảm, các tiêu cực, tệ nạn xã hội được ngăn chặn kịp thời, số vụ xẩy ra không đáng kể.
Cấp uỷ, Ban giám hiệu các trường thường xuyên chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh thi vào các trường đại học, cao đẳng, có kế hoạch xuyên suốt và có tầm chiến lược.
Về nhận thức của các bậc phụ huynh và học sinh trong việc học tập ngày càng được nâng cao và đầu tư nhiều hơn, tỷ lệ học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng nhiều. Số học sinh sau khi tốt nghiệp không thể đi học ngành, nghề thì về địa phương tiếp tục lao động sản xuất, là nguồn lao động có trình độ văn hoá, hiểu biết và nhận thức đúng đắn với lao động sản xuất.
Công tác giáo dục đạo đức nhìn chung là tốt, song vẫn còn một số ít học sinh vi phạm chủ yếu là đánh nhau, chơi game, bỏ học.
Kĩ năng sống của học sinh chưa cao, các em còn thụ động trong các hoạt động tập thể, việc tự tổ chức sinh hoạt tập thể còn gặp khó khăn trong công tác điều hành. Học sinh còn vụng về trong giao tiếp, ứng xử. Có sự phân hoá rõ rệt trong từng trường, chất lượng của từng trường có sự khác nhau. Trường nằm ở trung tâm huyện có chất lượng đồng đều hơn 2 trường ở 2 đầu huyện. Sự phân hoá này có nhiều nguyên nhân khách quan: Trường nằm ở trung tâm huyện sẽ có nhiều thuận lợi về mặt địa lý, bên cạnh đó là kinh tế xã
hội phát triển hơn nên có điều kiện học tập nhiều hơn, do vậy mà chất lượng cũng được nâng lên.
- Những thành tựu cơ bản
Bảng 5: Kết quả tốt nghiệp THPT hàng năm của huyện Anh Sơn
Tên trường Tiêu chí 2006- 2007 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011
S.lượng S.lượng S.lượng S.lượng S.lượng Anh Sơn 1 Số HS dự thiSố HS đậu 731637 836647 678650 700686 620617
Tỷ lệ đậu TN 87% 86% 96% 98% 99,5%
Anh Sơn 2 Số HS dự thiSố HS đậu 598392 562422 538498 452442 500491 Tỷ lệ đậu TN 65,45% 75,1% 93% 97,8% 98,2% Anh Sơn 3 Số HS dự thiSố HS đậu 550264 504396 530499 417401 425423
Tỷ lệ đậu TN 48% 78,57% 94,15 96,1% 99,5% Tổng THPT toàn huyện Số HS dự thi 1879 1903 1746 1569 1545 Số HS đậu 1293 1465 1647 1529 1531 Tỷ lệ đậu TN 68,8% 77% 94,3% 97,4% 99,1%
(Nguồn: Văn phòng Sở GD&ĐT cung cấp) Nhận xét:
Trong nhiều năm qua giáo dục và đào tạo huyện Anh Sơn đã có những vượt bậc đáng kể. Quy hoạch mạng lưới trường lớp ổn định, chất lượng dạy học ngày càng được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ đậu tốt nghiệp THPT luôn cao hơn bình quân chung của cả tỉnh. Học sinh đậu vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng nhiều. Công tác giáo dục đạo đức, phẩm chất, lối sống, giáo dục dân số, giáo dục pháp luật và bảo vệ môi trường trong các nhà trường có nhiều đổi mới và chuyển biến tích cực.
Bảng 6: Số lượng trường, lớp, học sinh huyện Anh Sơn (từ năm 2006 - 2011)
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh
2006-2007 3 129 6010
2008-2009 3 125 5409
2009-2010 3 116 4312
2010-2011 3 109 4694
Nhận xét:
Trong 5 năm qua quy mô trường lớp có những biến động (giảm số lớp). Tuy nhiên theo dự báo từ năm học 2009 - 2010 số lớp và số học sinh sẽ ổn định cho đến năm 2017.
Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Anh Sơn khoá XVIII có ghi rõ: “Đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục, nỗ lực phấn đấu,
tạo chuyển biến rõ nét chất lượng giáo dục toàn diện, ổn định và phát triển quy mô hợp lý các bậc học, cấp học” [10].