Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 29)

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ trường học:

1.4.1. Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ:

- Lập kế hoạch KTNB chính là thiết kế một chương trình KTNB cụ thể trong thời gian kế hoạch với việc xác lập các mục tiêu, bước đi cụ thể với thời gian, không gian, đối tượng và điều kiện để hoàn thành nó.

- Lập kế hoạch KTNB gồm các giai đoạn cơ bản sau:

+ Khảo sát thực trạng hoạt động của nhà trường với mục tiêu GD cần thực hiện.

+ Dự báo nhu cầu KTNB

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động KTNB.

Để có chất lượng thì công tác lập kế hoạch KTNB cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Xây dựng kế hoạch KTNB trường học phải dựa trên các cơ sở pháp lý đó là các nghị quyết, chỉ thị, công văn hướng dẫn của các cấp chính quyền, của ngành giáo dục. Phải căn cứ vào nghị quyết của đại hội chi bộ, đại hội cán bộ công chức, nhiệm vụ chính trị được giao. Phải phù hợp với tình hình, điều kiện cho phép của nhà trường và có tính khả thi.

- Xây dựng kế hoạch KTNB trường học phải có cơ sở khoa học dựa trên lý luận về kế hoạch hoá, phải đảm bảo nguyên tắc, quy trình và phương pháp lập kế hoạch.

- Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học cần được thiết kế dưới dạng sơ đồ hoá và được treo ở văn phòng nhà trường. Kế hoạch phải nêu rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra...

- Kế hoạch kiểm tra phải đảm bảo tính ổn định tương đối và được công khai ngay từ đầu năm học.

- Nội dung kiểm tra phải có tính thuyết phục, hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ không gây tâm lý căng thẳng, nặng nề cho đối tượng, cần huy động được nhiều lực lượng tham gia kiểm tra và giành thời gian cần thiết thích đáng cho kiểm tra.

- Hằng năm hiệu trưởng cần phải xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra: kế hoạch kiểm tra toàn năm học, kế hoạch kiểm tra từng học kỳ, kế hoạch kiểm tra hàng tháng, kế hoạch kiểm tra hàng tuần... với những lịch biểu cụ thể.

1.4.2. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTNB:

1.4.2.1. Tổ chức:

- Thành lập BCĐ với sự phân công, phân nhiệm cụ thể: Trường học có nhiều đối tượng phải kiểm tra, do tính đa dạng và phức tạp của các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thường thì hiệu trưởng không đủ thông thạo về nhiều bộ môn, cũng không đủ thời gian để trực tiếp kiểm tra hết mọi hoạt động. Vì vậy hiệu trưởng phải huy động được nhiều đối tượng tham gia kiểm tra, phải xây dựng được lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ.

Với từng nội dung kiểm tra, hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn sư phạm giỏi, có đạo đức tốt, sáng suốt và linh hoạt trong công việc, có sự phân công cụ thể, xác định rõ ràng nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.

- Hình thành lực lượng kiểm tra viên và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ này: Để kiểm tra, đánh giá đúng, CB, GV được phân công kiểm tra phải tinh thông về nghiệp vụ của hoạt động kiểm tra. Muốn vậy hiệu trưởng phải có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho họ.

- Xây dựng và ban hành chuẩn kiểm tra; Các nội quy, quy định về công tác KTNB: Hiệu trưởng phải quy định cụ thể thể thức làm việc, nhiệm vụ cụ thể, thời gian, quy trình tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra hoặc cho mỗi kiểm tra viên.

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết để kiểm tra có hiệu quả: Để hoạt động kiểm tra đạt kết quả tốt, hiệu trưởng phải cung cấp kịp thời các điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lý cho hoạt động kiểm tra, khai thác và tận dụng mọi khả năng sáng tạo của các thành viên trong ban kiểm tra.

1.4.2.2. Chỉ đạo:

- Phân công và hướng dẫn triển khai nhiệm vụ cụ thể - Giám sát việc thực hiện

- Điều chỉnh, điều khiển

- Động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho CB, GV tham gia tích cực và có hiệu quả vào công tác KTNB

1.4.3. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch KTNB

Bất kì hoạt động nào nếu không có công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch thì hoạt động ấy sẽ trở thành vô nghĩa. Nếu không kiểm tra đánh giá kết quả thì những lần kiểm tra sau chắc chắn sẽ không được thực hiện nghiêm túc.

- Nội dung kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch KTNB căn cứ vào các lĩnh vực sau:

+ Hoạt động của giáo viên + Hoạt động của tổ chuyên môn + Cơ sở vật chất

- Hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch KTNB

Định kỳ hàng tháng, từng học kỳ, mỗi năm học hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động KTNB, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, phát huy những mặt làm tốt, khắc phục những tồn tại, có hình thức biểu dương, khen thưởng cá nhân, bộ phận, tổ chức làm tốt, chú ý xây dựng điển hình, nhân điển hình nhằm động viên mọi người, mọi bộ phận, mọi tổ chức thực hiện có hiệu quả, có chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá.

- Các sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá: Kết quả kiểm tra đánh giá phải được lưu giữ, sử dụng xếp loại tổ chuyên môn, giáo viên và các đối tượng khác.

1.5. Các yếu tố quản lý ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w