Tình hình đội Ngũ CBQL trườngTHPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2.3.Tình hình đội Ngũ CBQL trườngTHPT

*Cán bộ quản lý:

Cán bộ quản lý ổn định trong các năm gần đây, đủ số lượng, các hiệu trưởng có tuổi đời 50 tuổi, tuổi nghề quản lý từ 7-10 năm, các phó hiệu

trưỏng có tuổi đời còn trẻ và tuổi nghề quản lý phần lớn từ 1- 3 năm. một đồng chí có trình độ chính trị cao cấp, một đồng chí trình độ chính trị trung cấp, còn lại sơ cấp. Tất cả CBQL chưa có bằng thạc sỹ và cử nhân quản lý mà chỉ mới học nghiêp vụ quản lý ở Học viện QLGD Hà Nội. Vì vậy cần có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chính trị cho CBQL các trường THPT trong huyện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chất lượng quản lý nhà ttrường.

Bảng 5: Tổng hợp chất lượng CBQL( HT, PHT)

Năm học Số lượng Thạc sỹ CM Thạc sỹ quản lý GD

2010-2011 06(3 nữ) 01 0 ( 01 đ/c đang học )

Nhận xét chung về tình hình giáo dục cấp THPT ở Sầm Sơn

+ Ưu điểm:

Chất lượng đại trà, mũi nhọn cấp THPT được đánh giá nghiêm túc chặt chẽ phản ánh đúng thực chất lượng dạy và học, làm chuyển biến ý thức học tập học sinh góp phần đi vào dạy thực chất học thực chất và nâng cao chất lượng GD&ĐT trong những năm qua.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn đều đạt yêu cầu đề ra.

- Thực hiện tốt đổi mới chương trình và sách giáo khoa. Học sinh yếu kém đựơc rà soát, phân loại chặt chẽ, chính xác; có kế hoạch và giải pháp phụ đạo phù hợp, kịp thời góp phần giúp học sinh yếu kém theo kịp chương trình.

* Tồn tại:

- Chất lượng học sinh cả về đạo đức và văn hoá chưa cao, chưa đạt yêu cầu của huyện. Học sinh yếu, hiện tượng học sinh vi phạm kỷ luật như đua xe, vi phạm kỷ luật trường học vẫn còn.

2.2. Thực trạng HĐKTNB ở các trường THPT

Các trường có tiến hành hoạt động KTNBTH. Tuy nhiên, việc kiểm tra chưa thực sự thúc đẩy chất lượng giáo dục. Việc đánh giá giáo viên hàng năm của các trường nhìn chung còn lỏng lẻo. Chưa thực chất (Đối chiếu kết quả thanh tra toàn diện của sở Giáo dục Đào tạo Thanh hóa tại trường THPT Nguyễn Thị Lợi ngày 25 tháng 11 năm 2010 như sau: Xếp loại Giáo viên: Giỏi 0%, Khá: 34,6%, Tb 63,6%, Kém 0%). Các nhà trường chưa tiến hành tổng kết hoạt động kiểm tra định kỳ, mỗi học kỳ và kết thúc năm học cho nên chưa khai thác được thế mạnh của kiểm tra trong quản lý. Chưa có hình thức, khen thưởng cá nhân, tập thể làm tốt hoạt động này.

Về chất lượng đội ngũ: Số lượng GV ổn định từ năm học 2010 - 2011. Đa số giáo viên, có phẩm chất chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh, có năng lực chuyên môn, tuy nhiên cần phải thường xuyên trau dồi năng lực sư phạm, năng lực sử dụng TBDH, năng lực thực hành thí nghiệm, kỹ năng ứng dụng tin học váo giảng dạy để nâng cao chất lượng giảng dạy. Tất cả các giáo viên đều đạt chuẩn, Cơ cấu đội ngũ mất cân đối (thừa thiếu cục bộ). Đa số giáo viên trẻ, chiếm 70 - 80%, nhiệt tình công tác.

2.2.1. Nhận thức về HĐKTNB

- Nhận thức về vai trò, mục đích: Một số bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa nhận thức rõ vị trí vai trò, chức năng, tầm quan trọng của công tác quản lý kiểm tra nội bộ, hiểu kiểm tra nội bộ chỉ như một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá. Kiểm tra để dẫn tới kiểm điểm, do đó hạn chế hiệu lực của kiểm tra nội bộ trường học.

Một số bộ phận cán bộ quản lý còn cho rằng quản lý kiểm tra chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý trường học, chưa thấy được đó chính là chức

năng cơ bản của quản lý trong quá trình quản lý nhà trường.Thời gian cán bộ quản lý dành cho hoạt động kiểm tra còn ít so với các chức năng quản lý khác.

Một số bộ phận cán bộ quản lý chưa nắm được chức năng cơ bản của quá trình quản lý, nên chưa nhận thức đúng chức năng kiểm tra, từ đó việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra chưa nghiêm túc, việc kiểm tra chỉ mang tính đại khái, chung chung, hình thức, thậm chí còn biểu hiện tính quan liêu, xa vời, không sát thực tế. Do đó hoạt động kiểm tra chưa trở thành công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học, chưa góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo.

Giáo viên, học sinh chưa có nhận thức đúng về hoạt động kiểm tra nên thường có ý thức đối phó hoạt động kiểm tra của các cấp quản lý, chưa biến các quá trình kiểm tra của các cấp quản lý thành quá trình tự kiểm tra của chính mình. Do đó hiệu quả của hoạt động kiểm tra đạt thấp.

Mặt khác do bệnh thành tích nên cả chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý trong quá trình kiểm tra thường qua loa, việc xác định chuẩn và đánh giá đúng thực trạng so với chuẩn còn nhiều bất cập.

- Nhận thức về nội dung: Nội dung KTNB chưa đầy đủ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số hoạt động như kiểm tra hồ sơ, dự giờ... và không thường xuyên: các hoạt động kiểm tra chủ yếu tập trung vào các đợt thi đua trong năm, kết thúc học kỳ và kết thúc năm học.

Hoạt động kiểm tra chưa có chiều sâu: thường thiếu kế hoạch cụ thể, hoặc nếu có kế hoạch thì cũng rất sơ lược, chung chung, nhiều khi mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu có lúc thiếu cụ thể nên hiệu quả thấp .

Hoạt động kiểm tra được phân cấp nhưng thiếu kiểm tra lại, cán bộ quản lý còn chủ quan trong lãnh đạo, thiếu sâu sát, ngại va chạm.

- Về các hình thức, quy trình các bước, chủ thể và đối tượng: Một số bộ phận cán bộ quản lý chưa nắm được những phương pháp, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất khoa học để xem xét, đánh giá, khẳng định xem các bộ phận, cá nhân trong trường có hoạt động theo đúng mục tiêu, quyết định và kế hoạch đã đề ra hay không để đưa ra các biện pháp uốn nắn, giúp đỡ, cần thiết; chưa có kỹ năng kiểm tra theo mục tiêu, kế hoạch và hệ thống; trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kiểm tra trong trường còn yếu; coi kiểm tra giảng dạy chỉ là dự vài giờ lên lớp, chỉ kiểm tra khía cạnh tổ chức bài học, thiếu đi sâu vào nội dung, phương pháp, phân tích bài học hời hợt, thiếu liên hệ giữa việc thực hiện chương trình và tri thức, chất lượng học sinh, ít phân tích tác dụng của bài học....

Lãnh đạo ít chú ý đến việc nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm sư phạm trước và sau kiểm tra.Công tác kiểm tra của Hiệu trưởng được thực hiện chủ yếu bằng kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học.

- Kết quả: Kết quả hoạt động KTNB trường THPT đã góp phần làm ổn định và phát triển phong trào giáo dục trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa đều, chưa thường xuyên. Vì vậy, trước những yêu cầu đổi mới của công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động KTNBTH nói riêng cần có sự khắc phục kịp thời những tồn tại đã được nêu ở trên.

2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung KTNB

2.2.2.1. Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung của hoạt động KTNB trường THPT động KTNB trường THPT

Để đánh giá mức độ cần thiết của nội dung KTNB trường THPT cần căn cứ vào giá trị thực tiễn của nó. Giá trị thực tiễn của nội dung được thể hiện ở khả năng ứng dụng vào thực tiễn quản lý của người quản lý, xác định ý nghĩa của nó đối với người quản lý,

Mức độ cần thiết được đánh giá theo 4 mức độ: + Rất cần thiết: Cho từ 9 – 10 điểm + Cần thiết: Cho từ 7 – 8 điểm + Bình thường: Cho từ 5 - 6 điểm + Chưa cần thiết: Cho dưới 5 điểm Mức độ thực hiện được đánh giá theo 4 mức độ:

+ Thực hiện tốt: Cho từ 9 – 10 điểm + Thực hiện khá tốt: Cho từ 7 – 8 điểm + Thực hiện bình thường: Cho từ 5 - 6 điểm + Thực hiện chưa tốt: Cho dưới 5 điểm

Từ kết quả điều tra qua qua 100 cán bộ giáo dục, trong đó hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng: 6 người; cán bộ sở giáo dục: 10 người; tổ trưởng chuyên môn các trường THPT trong huyện: 20 người; giáo viên: 64 người. Kết quả điều tra mức độ cần thiêt và mức độ thực hiện vận dụng vào công tác quản lý của hiệu trưởng trường THPT được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 6: Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý trường học

TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc

1 Kiểm tra việc lập kế hoạch 9,75 1 8.76 1

2 Kiểm tra việc tổ chức thực hiện KH 9,45 2 8.66 2 3 Kiểm tra việc thực hiện công tác XHH 9,15 4 8,25 4 4 Kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định 9,05 2 8,40 3 5 Kiểm tra việc quản lý nhân sự 8,20 6 7,46 7 6 Kiểm tra các khoản thu, chi tài chính 8,60 8 7,53 5 7 Kiểm tra việc bảo quản, mua sắm, làm thêm CSVC, trang thiết bị 8,60 8 7,53 5 8 Kiểm tra việc học thêm, dạy thêm 8,86 8 6,60 8 9 Kiểm tra việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ 8,86 6 6,60 8

10 Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

9,00 4 6,60

8

Kết quả bảng 6 cho thấy các nội dung hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý trường học được khẳng định là cần thiết đối với cán bộ quản lý các trường THPT tuy nhiên ở mức độ khác nhau. Các nội dung được đa số các đồng chí đánh giá là cần thiết bao gồm:

- Kiểm tra việc lập kế hoạch

- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch - Kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định - Kiểm tra việc thực hiện công tác XHH - Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Các nội dung được đa số các đồng chí quản lý đánh giá là tương đối cần thiết bao gồm:

- Kiểm tra việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ - Kiểm tra việc quản lý thu, chi tài chính

- Kiểm tra việc bảo quản, mua sắm, làm thêm CSVC trang thiết bị. - Kiểm tra việc học thêm, dạy thêm

Mức độ thực hiện các nội dung hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý được đánh giá theo 4 mức độ: Thực hiện tốt, thực hiện khá tốt, thực hiện bình thường, thực hiện chưa tốt. Đa số các đồng chí xếp theo các nội dung có mức độ thực hiện tốt là:

- Kiểm tra việc lập kế hoạch

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch - Kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định - Kiểm tra công tác xã hội hoá giáo dục

Các nội dung mà các đồng chí đánh giá thực hiện ở mức độ bình thường đó là:

- Kiểm tra các khoản thu, chi

- Kiểm tra bảo quản, mua sắm trang thiết bị, CSVC - Kiểm tra việc quản lý nhân sự

- Kiểm tra việc dạy thêm, học thêm

- Kiểm tra việc quản lý cấp phát văn bằng chứng chỉ. - Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Những phân tích định lượng từ bảng 6 cho phép ta nêu ra những nhận xét sau:

Phần lớn các nội dung hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý đều được các đồng chí cán bộ phòng THPT, tổ trưởng, GV đánh giá là cần thiết, thiết thực cho công tác quản lý trường học mà họ đã và đang thực thi.Tuy nhiên ở mức độ thực hiện thì còn một số nội dung thực hiện đang ở mức bình

thường điều này cho ta thấy điều kiện và trách nhiệm để thực hiện các nội dung ấy còn hạn chế.

Từ thực trạng trên cho ta khẳng định rằng mức độ cần thiết và mức độ thực hiện có quan hệ tương đồng. Tuy nhiên chúng không thống nhất với nhau. Phần lớn các nội dung được đánh giá là cần thiết thì cũng được đánh giá là thực hiện ở mức độ tốt.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng cần chú ý đến bồi dưỡng tinh thần và trách nhiệm cũng như trong quản lý công tác tự kiểm tra của hiệu trưởng cần đưa ra được những quy trình kiểm tra phù hợp để khắc phục những vấn đề yếu kém.

Bảng 7: Đánh giá về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung hiệu trưởng kiểm tra giáo viên

TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện

Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1 Kiểm tra việc thực hiện chương

trình giáo dục 9,67 1 9,50 1

2 Kiểm tra công tác bồi dưỡng,

tự bồi dưỡng 9,33 2 9,00 2

3 Kiểm tra việc thực hiện nghĩa

vụ công dân của giáo viên 8,33 5 9,00 2

4 Kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của giáo viên

9,17 3 8,83 4

5 Kiểm tra việc phối hợp với các lực lượng giáo dục

8,83 4 8,67 5

Từ kết quả ở bảng 7 cho ta thấy phần lớn các nội dung hiệu trưởng kiểm tra giáo viên hầu hết được các đồng chí giáo viên THPT cho là cần thiết.

+ Những nội dung cho là cần thiết bao gồm:

- Kiểm tra thực việc hiện chương trình - Kiểm tra công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

- Kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín

+ Những nội dung được đánh giá tương đối cần thiết bao gồm:

- Kiểm tra việc phối hợp với các lực lượng giáo dục

Mức độ thực hiện các nội dung hiệu trưởng kiểm tra giáo viên phần lớn các nội dung đều được đánh giá là thực hiện tốt bao gồm:

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục - Kiểm tra công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng - Kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ công dân

Một số nội dung được các đồng chí đánh giá là thực hiện tương đối tốt bao gồm:

- Kiểm tra việc giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín - Kiểm tra phối hợp với các lực lượng giáo dục

Những phân tích định lượng từ bảng 7 cho ta nêu ra những nhận xét sau:

Phần lớn các nội dung hiệu trưởng kiểm tra giáo viên đều được các đồng chí giáo viên THPT thừa nhận là cần thiết tuy mức độ có khác nhau song các nội dung ấy đều thiết thực góp phần cho công tác giảng dạy, giáo dục của họ ở các trường học; đồng thời chúng ta cũng thấy mức độ thực hiện các nội dung là thấp hơn so với mức độ cần thiết, có một số nội dung ở mức thực hiện tương đối tốt điều này cũng chứng tỏ công tác kiểm tra giáo viên ở một số nội dung theo yêu cầu chưa được các đồng chí quản lý quan tâm đúng mức.

Từ thực trạng trên cho ta rút ra một nhận định là muốn nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra giáo viên cần có những quy trình quản lý chặt chẽ công tác kiểm tra giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT, có như vậy việc kiểm tra giáo viên mới có nề nếp tránh được hình thức, giúp cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Bảng 8: Đánh giá mức độ cần thiết và mức độ thực hiện nội dung hiệu trưởng kiểm tra cán bộ, nhân viên (hiệu phó, hành chính, thư viện, thí

nghiệm, y tế…)

TT Nội dung Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện

Điểm

TB Thứ bậc

Điểm

TB Thứ bậc 1 Việc chấp hành kỷ luật lao

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 43)