Các yếu tố chủ quan, bên trong nhà trường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 33)

8. Kết cấu của luận văn

1.5.2. Các yếu tố chủ quan, bên trong nhà trường

- Nhận thức về vị trí, tầm quan trọng, chức năng... của KTNB ở CB, GV trong nhà trường: Tư tưởng nhận thức là một trong những tiêu chí quan

trọng để quản lý, đánh giá cán bộ công nhân viên. Có tư tưởng và nhận thức đúng đắn giúp chúng ta có thái độ, động cơ tích cực để từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tư tưởng nhận thức được coi như kim chỉ nam cho hành động và mục tiêu phấn đấu của mỗi cơ quan, đơn vị, tập thể cũng như mỗi cá nhân.

Đối với người cán bộ giáo viên có tư tưởng nhận thức đúng đắn là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết, sự nhận thức đó không đơn thuần là sự nhận thức về vai trò, trách nhiệm của mình mà còn cao hơn thế là sự nắm vũng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Từ đó có tư tưởng nhận thức đúng đắn trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình một cách có hiệu quả cao, có lý tưởng nghề nghiệp và tinh thần gắn bó hy sinh cho lý tưởng ấy. Với ý nghĩa đó cần phải có thái độ tư tưởng và nhận thức đúng đắn trong công tác kiểm tra nội bộ. Điều đó tạo nên sự đoàn kết, thống nhất cao trong đơn vị để thực hiện mục tiêu chung một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên trên thực tế nhiều cán bộ giáo viên vẫn chưa thực sự có tư tưởng đúng đắn, chưa nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, tầm quan trọng của việc kiểm tra nội bộ. Còn hiểu kiểm tra nội bộ một cách máy móc và đơn thuần, một hoạt động phối hợp tác thi đua khen thưởng hay kiểm tra kỉ luật.

Như vậy có thể thấy giáo dục tư tưởng nhận thức nói chung và giáo dục tư tưởng nhận thức trong công tác kiểm tra nội bộ trường học nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Do đó cần kết hợp linh hoạt các biện pháp, từ những biện pháp chung trong việc hướng dẫn giáo dục tư tưởng, nhận thức đến các biện pháp cụ thể cho từng đối tượng, từng trường hợp, ở từng thời điểm thích hợp. Có như vậy, công tác kiểm tra nội bộ mới không còn chỉ là vấn đề của người làm công tác quản lý mà trở thành nếp sống, ý thức phấn đấu chung của toàn cơ quan đơn vị.

- Nhận thức về nội dung và biện pháp quản lý hoạt động KTNB: Hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên chưa nhận thức rõ về nội dung và biện pháp quản lý hoạt động KTNB, hiểu quản lý hoạt động KTNB chưa đầy đủ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số hoạt động như kiểm tra hồ sơ, dự giờ... và không thường xuyên: các hoạt động kiểm tra chủ yếu tập trung vào các đợt thi đua trong năm, chuẩn bị kết thúc học kỳ và kết thúc năm học.

- Nắm vững nghiệp vụ KTNB của CBQL và các lực lượng kiểm tra: Để kiểm tra, đánh giá đúng, cán bộ, giáo viên được phân công kiểm tra phải tinh thông về nghiệp vụ của hoạt động kiểm tra. Muốn vậy hiệu trưởng và các lực lượng kiểm tra phải thường xuyên câp nhật các văn bản chỉ đạo của ngành, học hỏi các trường bạn, mời chuyên gia ... Kiểm tra viên phải không ngừng học tập, nâng cao nhận thức xã hội, am hiểu đầy đủ pháp luật hiện hành và luôn rèn luyện bản thân trong thực tiễn, nắm vững chuyên môn và nghiệp vụ thanh tra để đánh giá cái đúng, cái sai một cách chính xác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Sự ủng hộ của các thành viên trong nhà trường đối với công tác KTNB: Công tác KTNB cần có sự tham gia và ủng hộ của các thành viên trong nhà trường, nếu không có sự ủng hộ của các thành viên công tác KTNB sẽ đạt kết quả không cao.

- Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác KTNB:

+Mua sắm các tài liệu liên quan đến hoạt động KTNB trường học và quản lý hoạt động KTNB trường học như: các văn bản chỉ đạo, hồ sơ, số sách, tài liệu hướng dẫn.

+ Mua sắm các thiết bị như: máy vi tính, máy phôtôcopy, máy ghi âm. + Phòng thư viện, phòng bộ môn.

+ Kinh phí bồi dưỡng cho lực lượng tham gia KTNB trường THPT và quản lý KTNB trường THPT

+ Kinh phí tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác KTNB trường Tiểu học.

+ Kinh phí tổng kết, sơ kết, thăm quan học tập. + Kinh phí khen thưởng.

Đây là một việc rất quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác KTNB trường THPT và quản lý hoạt động KTNB trường THPT. Việc này cần được sự quan tâm đồng bộ của các cấp quản lý giáo dục. Kinh phí, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý hoạt động KTNB trường THPT tuy không lớn, nhưng nếu không đáp ứng được sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quản lý hoạt động KTNB trường THPT. Đủ kinh phí, đủ điều kiện thì hoạt động KTNB của nhà trường và quản lí hoạt động KTNB trường học sẽ có hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 30 - 33)