Hoàn thiện các quy định về hoạt động kiểm tra nội bộ trường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 82)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Hoàn thiện các quy định về hoạt động kiểm tra nội bộ trường

a) Mục đích của biện pháp

Xây dựng quy định tổ chức kiểm tra từng nội dung của hoạt động KTNB trường THPT là rất cần thiết. Vì muốn quản lý tốt thì cần phải có những quy

định cụ thể, những quy định này sẽ cụ thể hoá được công việc KTNB của hiệu trưởng nên giúp cho việc thanh tra quản lý hoạt động KTNB được dễ dàng.

b) Nội dung của biện pháp

+ Quy định kiểm tra toàn diện một giáo viên gồm:

- Dự giờ từ 2 -> 3 tiết với các hình thức (có báo trước, không báo trước) sau đó dựa vào phiếu đánh giá xếp loại giờ dạy để xếp loại, cần chú ý trình độ nắm vững kiến thức và trình độ vận dụng phương pháp, thảo luận với giáo viên trước khi xếp loại.

- Theo dõi việc thực hiện quy chế chuyên môn suốt trong năm học ít nhất kiểm tra đột xuất 3 lần (hồ sơ giảng dạy, chế độ chấm chữa bài; đánh giá xếp loại học sinh); ngoài ra các quy định của chuyên môn cần có sự theo dõi cụ thể và ký nhận bằng biên bản.

- Đánh giá kết quả của học sinh (qua khảo sát kiểm tra chung của nhà trường và hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra).

- Kết quả tham gia công tác khác (nếu có) Cần theo dõi hồ sơ việc thực hiện các nhiệm vụ khác.

- Hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá xếp loại. - Xin ý kiến phản hồi của giáo viên - Lưu trữ hồ sơ.

+ Quy định kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên trên lớp gồm: - Kiểm tra hồ sơ (Kế hoạch, giáo án, phương tiện, thiết bị…)

- Kiểm tra giờ lên lớp (công việc chuẩn bị, giảng bài trên lớp, lĩnh hội của học sinh).

- Kết luận, ghi biên bản, lưu trữ hồ sơ.

+ Quy định kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn: Xác định nội dung:

- Kiểm tra việc nhận thức, uy tín, năng lực lãnh đạo của tổ trưởng.

- Kiểm tra hồ sơ (kế hoạch, biên bản họp, chất lượng đánh giá của tổ về dạy của giáo viên, học của học sinh, thực hiện bồi dưỡng , tự bồi dưỡng, sáng kiến kinh nghiệm, làm và sử dụng đồ dùng dạy học).

- Kiểm tra nề nếp chuyên môn (soạn bài, chấm bài, dự giờ, giảng mẫu, sinh hoạt).

- Chuẩn bị lực lượng phân công thực hiện từng công việc - Xác định phương pháp

- Kết luận, ghi biên bản, lưu giữ biên bản. + Quy định kiểm tra toàn diện một học sinh.

Xác định nội dung:

- Kiểm tra trình độ văn hoá khoa học, kỷ luật của học sinh (ý thức, phương pháp khả năng tiếp thu, kỹ năng thực hành, kết quả học tập).

- Kiểm tra trình độ giáo dục học sinh về các mặt (đạo đức, lối sống, ý thức và kỷ luật lao động, ý thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh, thưởng thức cái đẹp, nghệ thuật).

- Kiểm tra khả năng tự quản của học sinh trong tự học và sinh hoạt. Xác định phương pháp: Đàm thoại, test , thu thập thông tin.

- Ghi biên bản , kết luận.

+ Quy định kiểm tra toàn diện một lớp học. Xác định nội dung:

- Kiểm tra hoạt động học tập: thái độ, nề nếp, phương pháp, kết quả học tập, sự tương trợ nhau, giúp nhau trong nhóm, trong tổ.

- Rèn luyện các mặt giáo dục toàn diện: đạo đức, lối sống, văn nghệ, thể dục, vệ sinh, ý thức kỷ luật lao động tập thể, quan điểm thẩm mỹ lành mạnh.

- Sinh hoạt tập thể lớp: Sinh hoạt đều đặn có chất lượng và bổ ích, sinh hoạt đoàn đội có tác dụng đẩy mạnh phong trào học tập và rèn luyện của toàn lớp, tương trợ giúp nhau trong học tập.

- Xây dựng các tổ, nhóm cá nhân điển hình trong lớp.

- Xác định phương pháp: Sử dụng test, đàm thoại, phỏng vấn… - Ghi biên bản kết luận thanh tra.

+ Quy định kiểm tra cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị dạy học. - Kiểm tra CSVC gồm:

- Nhà cửa, lớp học, bàn ghế, bảng …xác định giá trị sử dụng, tiêu chuẩn vệ sinh học đường.

- Thư viện, phòng thí nghiệm, phòng truyền thống, phòng hướng nghiệp, xưởng trường, vườn trường …đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ dạy học.

- Kiểm tra thiết bị dạy học gồm:

+ Các đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo. + Các phương tiện kỹ thuật dạy học khác + Các đồ dùng dạy học tự làm của thầy và trò. + Sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học (sổ theo dõi)

- Kiểm tra bộ hồ sơ theo dõi CSVC và thiết bị dạy học của của cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách cần ghi xác nhận, nhận xét vào hồ sơ.

- Định hướng cách xử lý sau kiểm tra: tuỳ theo kết quả kiểm tra, hiệu trưởng đưa ra địng hướng cách xử lý sau kiểm tra cho phù hợp để phát huy tốt hiệu quả của việc sử dụng CSVC và thiết bị dạy học trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục.

+ Qui định kiểm tra tài chính:

- Hiệu trưởng kiểm tra nguồn tài chính trong nhà trường nhằm điều tiết nguồn ngân sách, sử dụng đúng nguồn vốn, chống tham ô lãng phí, lạm dụng của công.

- Nội dung kiểm tra:

Kiểm tra việc thực hiện nguyên tắc tài chính trong trường học. - Kiểm tra chứng từ thu chi, sổ sách kế toán.

Kiểm ta quỹ két, tiền mặt.

Tuân thủ theo các quy định này là điều kiện để thực hiện tốt việc quản lý hoạt động KTNBTH.

c) Cách thực hiện biện pháp

- Xác định nội dung, mục đích, yêu cầu, đối tượng và hình thức kiểm tra. - Lập kế hoạch chương trình kiểm tra cụ thể (xác định đầu việc, ra hạn thời gian)

- Xây dựng lực lượng kiểm tra - Tiến hành kiểm tra

- Thu thập tín hiệu phản hồi - Kết luận, kiến nghị

- Kiểm tra lại (nếu thấy cần) - Lưu trữ hồ sơ kiểm tra.

d) Điều kiện để thực hiện biện pháp

Người quản lý phải nắm hết các đối tượng phải kiểm tra, lôi cuốn được nhiều thành viên vào việc kiểm tra, xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần đảm bảo các nguyên tắc khoa học, dân chủ trong kiểm tra. Thành viên kiểm tra phải là những người thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi nghề, tốt về đức, sáng suốt và linh hoạt trong công việc, các thành viên kiểm tra phải được phân công, phân quyền rõ ràng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 78 - 82)