Đánh giá về năng lực hoạt động KTNBTH của các lực lượng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2.3. Đánh giá về năng lực hoạt động KTNBTH của các lực lượng

trường THPT T T Mức độ Hình thức kiểm tra

Phù hợp Tương đối phù hợp Chưa phù hợp

SL % SL % SL %

1 Kiểm tra khái quát 35 36,8 52 57,7 8 8,40

2 Kiểm tra chi tiết từng mặt 75 79,0 20 21,0 0 0,00

3 Kiểm tra toàn diện 95 100,00 0 0,00 0 0,00

4 Kiểm tra chuyên đề 65 68,4 25 26,3 5 5,30

5 Kiểm tra có báo trước 50 52,6 45 47,4 0 0,00

6 Kiểm tra đột xuất 37 39,0 43 45,3 15 15,8

Từ kết quả trên cho thấy các ý kiến đánh giá đều khẳng định các hình thức kiểm tra nội bộ trường THPT là phù hợp. Hầu hết đều cho rằng kiểm tra chi tiết, kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề là các hình thức kiểm tra khá phù hợp với tình hình hiện nay. Kiểm tra chi tiết thường đi liền với kiểm tra không báo trước. Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề thường đi liền với kiểm tra có báo trước. Hình thức kiểm tra khái quát ít phù hợp với nội dung KTNBTH. Do vậy, để nâng cao hiệu quả của KTNB trường THPT tuỳ theo từng nội dung kiểm tra để chọn 1 hình thức thích hợp để nâng cao giá trị đích thực của hoạt động KTNBTH.

2.2.2.3. Đánh giá về năng lực hoạt động KTNBTH của các lực lượng tham gia KTNB KTNB

Bảng 12: Đánh giá về năng lực hoạt động KTNB trường học của các lực lượng tham gia KTNB

TT Năng lực Đáp ứng tốt Tương đối

tốt

Chưa đáp ứng

SL % SL % SL %

quy về hoạt động KTNBTH 2 Nắm vững nghiệp vụ hoạt động KTNBTH 27 77,14 5 14,28 3 8,58 3 Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động KTNBTH 25 71,42 6 17,14 4 11,44

4 Xây dựng được quy trình đánh giá KTNBTH

23 65,71 5 14,28 7 20,01

Kết quả ở bảng 12 cho ta thấy một số năng lực về hoạt động KTNB trường học của phần lớn các lực lượng tham gia là đáp ứng tốt. Tuy nhiên cũng còn một số năng lực như: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động KTNB trường học và xây dựng quy trình đánh giá các nội dung KTNB trường học đáp ứng tốt mới đạt 65,71% còn lại là tương đối tốt thậm chí còn chưa chưa đáp ứng yêu cầu.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác KTNB trường học cơ quan quản lý cần có kế hoạch để bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nâng cao năng lực cho các kiểm tra viên những người trực tiếp kiểm tra các hoạt động KTNB trường học.

2.2.3. Đánh giá về chất lượng và hiệu quả hoạt động KTNB

Từ thực trạng điều tra, khảo sát về thực hiện nội dung, phương pháp, hình thức KTNB trường THPT có thể rút ra nhận xét khái quát sau:

+ Về các nội dung của hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT là cơ bản phù hợp với nhiệm vụ của từng đối tượng kiểm tra. Vì lẽ đó các mục tiêu về công tác KTNB trường THPT đạt được ở mức độ khả quan. Nề nếp, kỷ cương của các trường học thực hiện nghiêm túc; cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, các tổ chức trong nhà trường ở những nơi làm tốt công tác KTNB trường học đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức và trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình.

- Các nội dung về kiểm tra nội bộ trường học cần cụ thể hoá thành định lượng (chẳng hạn nội dung tự kiểm tra công tác quản lý của hiệu trưởng điểm tối đa là bao nhiêu? Từng hoạt động cụ thể có điểm là bao nhiêu? Trên cơ sở đó tự đánh giá xếp loại gì?).

- Hàng năm, cần có sự đổi mới về nội dung, tiêu chí kiểm tra cho phù hợp với nhiệm vụ từng năm học đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong tiến trình đổi mới.

+ Về phương pháp kiểm tra: Các nhóm phương pháp để KTNB trường học được các đồng chí hiệu trưởng sử dụng đã góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu của KTNB trường học. Trong xu hướng đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý nói chung và hoạt động KTNB trường học nói riêng nhiều đồng chí đã phát huy tính sáng tạo, chủ động đưa ra những biện pháp năng động phù hợp với thực tiễn, đưa hoạt động KTNB trường học đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Tuy nhiên việc sử dụng các phương pháp KTNB trường học của một số hiệu trưởng còn lúng túng chưa chọn lựa được phương pháp tối ưu tuỳ theo từng loại hình công việc, vì vậy hiệu quả còn thấp.

+ Kết quả hoạt động KTNB trường THPT đã góp phần làm ổn định và phát triển phong trào giáo dục thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa đều, chưa thường xuyên. Vì vậy, trước những yêu cầu đổi mới của công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động KTNB trường học nói riêng cần có sự khắc phục kịp thời những tồn tại đã được nêu ở trên.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động KTNB trường học

2.3.1. Lập kế hoạch KTNB

Các trường THPT có xây dựng kế hoạch KTNB trường học ngay từ đầu năm học. Tuy nhiên kế hoạch còn chung chung, bất cập, chưa có kế hoạch cụ

thể từng tuần, tháng. Kế hoạch kiểm tra không được công khai ở văn phòng trường.

2.3.2. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động KTNB:

2.3.2.1. Tổ chức hoạt động KTNB

Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động KTNB trường học

Tổng số thanh tra viên: 35 người Được chia ra:

Hiệu trưởng phụ trách chung

2 phó hiệu trưởng + 15 tổ trưởng chuyên môn phụ trách thanh tra chuyên môn.

2 phó hiệu trưởng + 15 thanh tra viên phụ trách thanh tra CSVC, Lao động

Hiệu trưởng trực tiếp quản lý, chỉ đạo bộ máy hoạt động KTNB trường học

Vì vậy, sơ đồ bộ máy tổ chức như sau:

Hiệu trưởng Phụ trách chung Phó HT Phụ trách CM + TTCM Phó HT Phụ trách CSVC +LĐ

Thanh tra CM Thanh tra CSVC

Thanh tra LĐ

Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy QL hoạt độngKTNB trường THPT

Với tổ chức bộ máy quản lý hoạt động KTNB trường THPT như trên mới đủ đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động KTNB trường THPT. Ở nội dung kiểm tra hoạt động của nhà trường còn đi sâu vào kiểm tra cán bộ, giáo viên thì với bộ máy như trên phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu.

Để nội dung kiểm tra cán bộ giáo viên đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng thì đòi hỏi phải tăng cường thêm lực lượng cộng tác viên thanh tra được bồi dưỡng có nghiệp vụ vững vàng vừa quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn.

Lực lượng tham gia hoạt động KTNB trường THPT

Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý và các thanh tra viên tham gia hoạt động KTNB trường THPT là: 35 người về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của quản lý hoạt động KTNB trường THPT. Số thâm niên công tác trên 10 năm chiếm 30% nhưng hầu hết ở độ tuổi 35 - 40 tuổi, được đào tạo cơ bản cả về chính trị và chuyên môn. Phần lớn đội ngũ quản lý là những người có tinh thần trách nhiệm cao và say sưa với công việc quản lý hoạt động KTNB trường học, biết tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách làm riêng phù hợp với đặc điểm của từng trường nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và hiệu quả hoạt động KTNB trường học nói riêng. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy trong đội ngũ những người làm công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động KTNB trường THPT còn một số đồng chí do quá trình công tác còn ít chưa có kinh nghiệm thực tiễn và một số đồng chí tuổi cao có kinh nghiệm thực tiễn, nhưng chậm đổi mới còn làm theo kinh nghiệm cá nhân. Vì vậy, hoạt động KTNB trường THPT ở một số trường chưa có chuyển biến rõ rệt.

Để cán bộ quản lý và các kiểm tra viên có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của hoạt động KTNB trường THPT trong giai đoạn hiện nay, cần lưu ý một số vấn đề sau:

-Trình độ nghiệp vụ và tổ chức chỉ đạo, quản lý hoạt động KTNB trường THPT không chỉ dừng lại ở tiềm lực hiện có, mà phải thường xuyên chăm lo bồi dưỡng để có được năng lực và trình độ cao hơn.

- Chú trọng việc tổng kết thực tiễn, trao đổi, hội thảo để xây dựng được các mô hình, tìm ra được quy trình hợp lý cho các hoạt động.

-Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt các trường THPT

-Thực hiện các chế độ cho hoạt động KTNB trường THPT

-Tổ chức tham quan học tập nghiên cứu thực tiễn những nơi làm tốt công tác KTNB trường THPT trong tỉnh và ngoài tỉnh.

-Tăng cường sử dụng đội ngũ chuyên gia cố vấn ở các lĩnh vực của hoạt động KTNB trường THPT để có những bài học sâu sắc.

2.3.2.2. Chỉ đạo hoạt động KTNB:

Thực hiện kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên 30% GV mỗi năm. Mỗi năm có 100% giáo viên được kiểm tra toàn diện hoặc từng mặt. Các nhà trường thực hiện kiểm tra hồ sơ chuyên môn mỗi năm 2 lần vào cuối học kỳ. Chất lượng hồ sơ chuyên môn mỗi năm đạt tỷ lệ khá giỏi gần 80%, không có hồ sơ loại yếu.

Mỗi giáo viên thực hiện dự giờ 10 tiết/ học kỳ. Sau dự giờ có đánh giá, xếp loại. Kết quả đánh giá dự giờ loại khá, tốt chiếm 80%, không có loại yếu

Điểm yếu của kiểm tra dự giờ đó là chưa thực hiện đủ số tiết dự giờ theo TT 49 ngày 25 tháng 12 năm 1979 của Bộ giáo dục, giáo viên không có kỹ

năng phân tích sư phạm bài học. Việc phân tích sư phạm giờ dạy thể hiện nhiều hạn chế do lực lượng giáo viên làm công tác kiểm tra có tuổi , nhận thức về vai trò của kiểm tra chưa cao, ngại va chạm. Chưa đi sâu phân tích bài dạy, nhận xét giờ dạy còn chung chung, qua loa, đại khái, không mỗ xẻ được vấn đề cho nên không mang tính thuyết phục. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động KTNB trường học chưa cao, khoảng 20% giáo viên đối phó kiểm tra.

Công việc tư vấn, thúc đẩy không được chú trọng. Dẫn đến hoạt động dự giờ dạy của GV chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nâng cao chất lượng giờ dạy.

Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn chưa tiến hành thường xuyên, chưa thực hiện đánh giá được năng lực của đội ngũ tổ trưởng.

Việc kiểm tra CSVC thiết bị thực hiện nghiêm túc, có quy định chặt chẽ việc sử dụng và bảo vệ tài sản nhà trường. Định kỳ mỗi năm học thực hiện kiểm tra CSVC lớp học 6 lần, mỗi học kỳ 3 lần. Kết quả kiểm tra được đưa vào thi đua đoàn. Thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm học. Đây là ưu điểm nổi bật trong công tác quản lý CSVC của hiệu trưởng. Vấn đề kiểm tra tài chính được thực hiện chủ yếu bằng kinh nghiệm. Chưa có nghiệp vụ kiểm tra. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo thực hiện nghiêm túc, nên các năm gần đây không có tình trạng đơn thư kéo dài và vượt cấp.

2.3.3. Đánh giá công tác KTNB

Nhìn chung, các nhà trường chưa tiến hành đánh giá công tác KTNB định kỳ, mỗi học kỳ và kết thúc năm học, việc đưa các thông tin kiểm tra vào đánh giá còn nhiều bất cập, cho nên đánh giá còn lỏng lẻo. Chưa có hình thức biểu dương khen thưởng cá nhân, tập thể làm tốt hoạt động này.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng

a. Thành công: Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THPT được hiệu trưởng các nhà trường sử dụng hầu hết rất phù hợp và tương đối có hiệu quả.

Bên cạnh đó còn nhiều ý kiến đề xuất thêm các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THPT như: Xây dựng quy trình kiểm tra giáo viên, kiểm tra học tập và rèn luyện của học sinh. Biện pháp kiểm tra các hoạt động KTNB trường THPT, tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ. Những vấn đề này đặt ra cho nhà quản lý phải tìm ra phương pháp thực hiện tối ưu hơn và phù hợp với thực tế hiện nay của ngành giáo dục và yêu cầu của xã hội.

Công tác quản lý hoạt động KTNB trường THPT trong những năm qua trên địa bàn thị xã Sầm Sơn đã thực hiện tương đối tốt, nhiều biện pháp quản lý đã mang lại hiệu quả tương đối cao, đáp ứng được tình hình thực tế đặt ra. Công tác quản lý hoạt động KTNB trường THPT đã tạo ra nề nếp kỷ cương trong hoạt động dạy và học ngày càng đáp ứng được yêu cầu của tiến trình đổi mới sự nghiệp giáo dục của huyện.

b. Hạn chế: Một số biện pháp quản lý đạt được kết quả chưa như mong muốn. Điều đó phản ánh những yếu tố khách quan và cả yếu tố chủ quan chi phối đến hoạt động chung, các biện pháp quản lý cần đầu tư tập trung chỉ đạo có hiệu quả, kịp thời tổng kết rút kinh nghiệm trong từng giai đoạn nhất định. Sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý hoạt động KTNB còn có bất cập, chưa phát huy tối đa năng lực tự kiểm tra, chưa biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra.

c. Nguyên nhân hạn chế:

- Nhận thức của một số bộ phận cán bộ quản lý còn hạn chế, chưa mạnh dạn đổi mới, chưa dám nhìn thẳng vào sự thật.

-Các tiêu chí đánh giá phong trào thi đua chưa phù hợp với thực tế vì vậy phần nào tạo ra cách quản lý và kiểm tra mang tính hình thức.

-Đội ngũ cán bộ quản lý ở một số nơi chưa năng động, sáng tạo tìm ra những biện pháp phù hợp mà còn mang nặng áp đặt máy móc. Từ đó làm cho việc quản lý hoạt động KTNBTH nặng nề "khẩu phục, tâm chưa phục".

- Chưa chủ động tổng kết kinh nghiệm thực tiễn trong quản lý hoạt động KTNB trường THPT. Vì vậy, trong chỉ đạo, điều hành và thiếu mô hình cụ thể, thiếu quy trình mang lại hiệu quả cao.

2.5. Kết luận chương 2

Nhìn chung công tác quản lý hoạt động KTNB các trường THPT trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần làm chuyển biến phong trào giáo dục của các trường THPT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. Tuy nhiên trước những yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục, công tác quản lý hoạt động KTNB trường THPT phải được cải tiến, đổi mới; đó là vấn đề cần thiết và là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ Ở CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN,

TỈNH THANH HOÁ 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

- Đảm bảo tính mục đích: Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra nôi bộ trường học, gắn chất lượng hoạt động kiểm tra nội bộ trường học với nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường và nâng cao năng lực quản lý của Hiệu trưởng

- Đảm bảo tính khoa học: Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải tác động lên toàn bộ quá trình giáo dục và đào tạo , quá trình quản lý của nhà trường, đồng thời, tác động lên cả hệ thống chính sách, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm của nhà trường.

- Đảm bảo tính hiệu quả: Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra NBTH

- Đảm bảo tính khả thi: Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện Kinh tế - Xã hội của địa phương, với yêu cầu đổi mới GD&ĐT và QLGD và điều kiện thực trạng của các trường THPT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học cho các đối tượng có liên quan đối tượng có liên quan

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w