8. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động kiểm tra nội bộ trường học cho
đối tượng có liên quan
a) Mục đích của biện pháp:
Hoạt động KTNB trường học là hoạt động truyền thống của ngành giáo dục. Có rất nhiều hiệu trưởng đã thiết lập được một mạng lưới kiểm tra rất chặt chẽ hoạt động dạy và học đưa nhà trường vào kỷ cương, nề nếp. Hoạt động KTNB trường học góp phần quan trọng vào hiệu quả sư phạm, nâng cao chất lượng dạy và học. Một vấn đề thực tiễn đáng quan tâm là nhiều hiệu trưởng, nhiều GV chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về Hoạt động KTNB trường học, việc kiểm tra được xem như một biện pháp trong phong trào thi đua dạy tốt - học tốt nên thiếu khoa học dẫn đến kiểm tra để bình bầu, xếp loại, kiểm tra để tiến tới kiểm điểm những sai phạm nào đó.
b)Nội dung của biện pháp
Để làm được tốt biện pháp này, vấn đề tư tưởng, đạo đức nhà giáo phải được các hiệu trưởng quan tâm một cách đầy đủ và đạo đức phải được đặt lên rất cao. Nhà giáo cần lao động bằng chính năng lực và phẩm chất của mình, chứ không thể như một người công nhân đứng máy đứng máy.
Mỗi nhà giáo phải có tính “Tự chịu trách nhiệm” với mỗi hành vi và sản phẩm của mình. Khi dạy bộ môn phải gắn “môn học với thực tiễn đời sống” bởi đây là một đòi hỏi rất quan trọng trong yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Với những yêu cầu mới của giáo dục, GV không chỉ đóng vai trò chỉ là người truyền đạt tri thức mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi, khám phá, giúp HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới.
GV phải có năng lực đổi mới phương pháp dạy học, chuyển từ kiểu dạy tập trung vào vai trò GV và hoạt động dạy sang kiểu dạy tập trung vào vai trò của HS và hoạt động học, từ cách dạy thông báo- giải thích- minh hoạ sang cách dạy hoạt động tìm tòi khám phá.
GV phải nắm vững tin học cơ sở, biết vận dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học. GV THPT phải có trình độ ngoại ngữ tốt, bảo đảm phát triển nội dung môn học theo sự tiến bộ của khoa học.
Trong bối cảnh kỹ thuật công nghệ phát triển nhanh, tạo ra sự chuyển dịch hướng giá trị GV trước hết phải là giáo dục có năng lực phát triển ở HS cảm xúc, hành vi, bảo đảm người học làm chủ và biết ứng dụng hợp lý tri thức đó học vào cuộc sống bản thõn, gia đỡnh, cộng đồng. GV phải là một công dân gương mẫu, có ý thức trách nhiệm xã hội, hăng hái tham gia sự phát triển của cộng đồng, là nhân vật chủ yếu góp phần hình thành bầu không khí dân chủ trong lớp học, trong nhà trường, có lòng yêu trẻ và có khả năng tương tác với trẻ. Bằng chính nhân cách của mình, GV tác động tích cực đến sự hình thành nhân cách của HS.
Trong xã hội đang phát triển nhanh, người GV phải có tiềm năng không ngừng tự hoàn thiện nhân cách, đạo đức, lối sống, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tính chủ động độc lập, sáng tạo trong hoạt động sư phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong việc thực hiện các mục tiêu GD. Quá trình đào tạo ở trường sư phạm chỉ là sự đào tạo ban đầu, là cơ sở cho quy trình đào tạo tiếp theo trong đó sự tự học, tự đào tạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thành đạt của mỗi GV. GV phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học, GD bằng con đường tổng kết kinh nghiệm, phát huy sáng kiến, thực nghiệm sư phạm.
Bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và quy trình của KTNB trường học. Từ đó thấy rõ KTNB không chỉ đơn thuần là một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua hay chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý, kiểm tra để đánh giá, kiểm tra để dẫn đến kiểm điểm. Mà nó là một trong bốn chức năng cơ bản của quá trình quản lý.
Làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hiểu và nắm vững cơ sở khoa học, sự cần thiết của hoạt động KTNB, từ đó tích cực tham gia các nhiệm vụ được phân công trong quá trình kiểm tra, biến các quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra. Chỉ có thực hiện hoạt động kiểm tra và tự kiểm tra thật sự nghiêm túc, khoa học thì mới hoàn thành có chất lượng nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
d)Điều kiện để thực hiện biện pháp..
Để làm được điều đó người quản lí cần nắm vững được các vấn đề sau: Vị trí của hoạt động KTNB trường học; chức năng của KTNB trường học; nguyên tắc KTNB trường học; đối tượng KTNB trường học; các nội dung KTNB trường học; các phương pháp KTNB trường học.
Như vậy người hiệu trưởng - người cán bộ quản lý giáo dục cần phải được thường xuyên bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trong nội bộ nhà trường; phải được tham gia các lớp đào tạo ngắn ngày, dài ngày về công tác thanh tra, kiểm tra.