Tình hình phát triển kinh tế, xã hội thị xã Sầm Sơn

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 42)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội thị xã Sầm Sơn

Thị xã Sầm Sơn là địa bàn ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Thanh Hóa, đất không rộng (1790ha), người không đông (gần 60.000 người) nhưng được thiên nhiên ban tặng nhiều tài nguyên, danh lam, thắng cảnh đep, quyến rũ, khí hậu trong lành. Sầm Sơn còn là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, giàu bản sắc văn hóa, mang đậm chất dân tộc việt, nhân dân Sầm Sơn từ bao đời nay đã có tinh thần yêu nước, yêu vùng biển quê hương, cần cù, chịu khó, đoàn kết, chung sức, chung lòng trong lao động, sản xuất và trong đấu tranh chống thiên tai, địch họa. Các yếu tố đó đã tạo nên các điều kiện cơ bản để hình thành, phát triển vùng du lịch, nghỉ mát lý tưởng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn.

Xuất phát từ những điều kiện thực tế của địa phương, phát huy những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội đạt được của thị xã qua 30 năm xây dựng, trưởng thành (1981-2011), nhất là những thành tích đạt được của giai đoạn 2005-2010; đại hội Đảng Bộ thị xã Sầm Sơn lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra mục tiêu, phương hướng phát triển thị xã trong những năm tiếp theo đó là; phát huy có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh đô thị du lịch biển, tăng cường nội lực và thu hút các nguồn lực đầu tư nhằm đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phấn đấu đến năm 2015 Sầm Sơn trở thành đô thị loại III. Phát triển nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, trong đó chú trọng phát triển 2 nghành kinh tế có thế mạnh là dịch vụ du lịch

và nghề cá. Với tinh thần cách mạng tiến công, mục tiêu giai đoạn 2010-2015, Sầm Sơn phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt từ 18% trở lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ, giảm tỉ trọng Ngành Nông-Lâm-Ngư Nghiệp. GDP đầu người đến năm 2015 đạt 2200 USD. Tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, nâng cao mức sống nhân dân. Giữ vững Quốc phòng - An Ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đảm bảo kỉ cương, tạp hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Sầm Sơn thực sự trở thành một trong những khu vực động lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thanh Hóa, một đô thị du lịch biển văn minh, giàu đẹp và hiện đại. Chung sức cùng cán bộ, nhân dân cả tỉnh xây dựng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 có mức thu nhập bình quân đầu người bằng mức thu nhập bình quân chung của cả nước và đến năm 2020 trở thành Tỉnh tiên tiến mà Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015 đã đề ra.

Du lịch được xác định là ngành kinh tế chủ đạo, có tiềm năng và lợi thế phát triển nhất của Sầm Sơn. Vì vậy, từ nay đến năm 2020 thị xã tập trung phát triển nhanh và bền vững ngành du lịch gắn kết chặt chẻ với các điểm du lịch lớn trong tỉnh và cả nước, sớm đưa Sầm Sơn thực sự trở thành đô thị du lịch biển của khu vực và cả nước. Tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư đủ năng lực đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn. Hình thành một số khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và khu vui chơi giải trí tổng hợp, hiện đại có tầm quốc gia và quốc tế như: Khu du lịch sinh thái xã Quảng Cư, Khu du lịch sinh thái ven Sông Đơ, Khu du lịch sinh thái - văn hóa Núi Trường Lệ, Khu du lịch nghỉ dưỡng cáo cấp Nam Sầm Sơn…

Tăng cường tổ chức các tuyến, tua du lịch kết nối Sầm Sơn với các khu du lịch, các địa điểm di tích, danh lam, thắng cảnh trong và ngoài tỉnh như Hàm Rồng, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Bến En, Suối Cá Cẩm Lương, hồ Cửa

Đạt, Cửa Lò, Kim Liên (Nghệ An), Bích Động, Tràng An, Bái Đính (Ninh Binh)… và một số tuyến du lịch quốc tế đến các điểm du lịch nổi tiếng ở Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan. Bên cạnh đó do xác định rõ vai trò quyết định của nhân tố nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế -xã hội nhất là kinh tế du lịch, trong những năm tiếp theo thị xã tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhanh nguồn nhân lực du lịch nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, từng bước xây dựng một lực lượng lao động du lịch ở Sầm Sơn có chuyên môn, nghiệp vụ và tính chuyên nghiệp cao trong đó chú trọng đào tạo về nghiệp vụ du lịch, về ngoại ngữ, kiến thức lịch sử văn hóa, phong cách giao tiếp, ứng xử… đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của một đô thị du lịch hiện đại.

Để khai thác tối đa lợi thế phát triển các ngành kinh tế của Sầm Sơn, nhất là kinh tế du lịch, trong giai đoạn tiếp theo Sầm Sơn tập trung phát triển các ngành dịch vụ theo hướng hiện đại, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và các thành phần kinh tế tham gia, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống, khuyến khích phát triển các ngành dịch vụ mới để kích thích sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, ưu tiên các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao như tài chính, ngân hàng, dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông… phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống thương mại trên địa bàn, kết hợp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại chất lượng cao với hệ thống các trung tâm thương mại, các siêu thị, các chợ và các hàng, cửa hiệu như Trung tâm thương mại Bắc Sơn (phường Bắc Sơn), Trung tâm tài chính - thương mại hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế (Ở nút giao giữa Đại Lộ Nam Sông Hà với đường Lê Thánh Tông), Trung tâm đầu mối hải sản (quy mô các vùng) tại Quảng Tiến… Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ nhất là hàng thủy sản và thủ công mỹ nghệ sang các thị trường đã có và các thị trường mới như Nhật Bản, EU. Sớm xây dựng Sầm

Sơn trở thành một trong những điểm hội tụ hàng hóa chính của tỉnh, là trung tâm giới thiệu sản phẩm của Thanh Hóa. Đạt tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ là 20.4%/năm. Sầm Sơn nằm gần các ngư trường khai thác chính ở phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, đồng thời có Cảng Hới là một trong những cảng cá lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước. Vì vậy cùng với ngành du lịch, thủy sản củng là ngành sản xuất chính và là ngành sản xuất truyền thống, có ưu thế của thị xã, từ lâu thủy sản Sầm Sơn đã nổi tiếng thơm, ngon trong cả nước. Phát huy ưu thế này, từ nay đến năm 2020 thị xã tập trung hiện đại hóa ngành thủ sản trên tất cả các lĩnh vực. Song song với quá trình đầu tư, phát triển các ngành kinh tế chủ đạo, thị xã cũng rất chú trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội tạo nền tảng động lực cho tăng trưởng bền vững. Coi giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn dân và đạt thành nhiệm vụ quan trọng hang đầu để nâng cao dan trí và xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao nhất là nguồn nhan lực cho kinh tế du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển của thị xã trong giai đoạn tới. Phấn đấu đến năm 2020, 100% số trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia, giữ vững thành tích phổ cập THCS và đạt phổ cập THPT trước năm 2020. Tập trung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở theo hướng kết hợp văn hóa hiện đại với khôi phục và phát triển những nét văn hóa truyền thống. Tăng cường cơ sở vật chất hệ thống các thiết chế văn hóa đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa thông tin. TDTT trên địa bàn quan tâm bảo tồn tôn tạo các di tích lịch sử. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động (Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa) và Nghị quyết số 04 của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã khóa XIV và tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng một số lĩnh vực văn hóa trên địa bàn thị xã Sầm Sơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w