Tổng kết hoạt động kiểm tra nội bộ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 82)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.5. Tổng kết hoạt động kiểm tra nội bộ

a) Mục đích của biện pháp:

Bất kì hoạt động nào nếu không có tổng kết, đánh giá thì hoạt động ấy sẽ trở thành vô nghĩa. Nếu không tổng kết kết quả kiểm tra thì những lần kiểm tra sau chắc chắn sẽ không được thực hiện nghiêm túc.

Tổng kết hoạt động kiểm tra là đánh giá lại toàn bộ hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, phải phân tích tổng hợp đánh giá chỉ ra những thành công để phát huy, phát hiện những thiếu sót yếu kém để kịp thời sữa chữa, điều chỉnh. Đồng thời bổ sung vào kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của việc KTNB trường học.

Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, việc tổng kết có vai trò quan trọng không những đối với hoạt động đã qua mà còn có tác dụng đối với hoạt động sắp tới. Việc tổng kết công tác kiểm tra nội bộ sẽ có tác động đến giáo viên, học sinh, phụ huynh, tổ chuyên môn, cán bộ quản lý, các tổ chức toàn thể.

b) Nội dung của biện pháp:

Nội dung tổng kết công tác quản lý nội bộ căn cứ vào các lĩnh vực sau: - Nhận thức thái độ

- Hoạt động của giáo viên - Hoạt động của tổ chuyên môn - Cơ sở vật chất của học sinh

c) Cách thực hiện biện pháp:

Định kỳ hàng tháng, từng học kỳ, mỗi năm học hiệu trưởng cần tổ chức, chỉ đạo tổng kết hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kịp thời, phát huy những mặt làm tốt, khắc phục những tồn tại, có hình thức biểu dương, khen thưởng cá nhân, bộ phận, tổ chức làm tốt, chú ý xây dựng điển hình, nhân điển hình nhằm động viên mọi người, mọi bộ phận,

mọi tổ chức thực hiện có hiệu quả, có chất lượng hoạt động kiểm tra, đánh giá.

d) Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Việc tổng kết hoạt động kiểm tra phải đi vào thực chất tránh hình thức chiếu lệ, đối phó đồng thời khắc phục bệnh thành tích trong hoạt động tổng kết công tác kiểm tra nội bộ.

Kết quả tổng kết công tác kiểm tra nội bộ phải được lưu giữ, sử dụng để đánh giá, xếp loại tổ chuyên môn giáo viên và các đối tượng khác.

3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KTNB

a) Mục đích của biện pháp.

Trong điều kiện khoa học- công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, KTNB trường học cần phải tăng cường áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin. Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý KTNB làm cho hoạt động này nhanh, chính xác, đồng bộ phù hợp với chủ trương của ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học.

b)Nội dung của biện pháp

Sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, KTNB trường học sẽ tạo nên mạng lưới truyền dẫn thông tin, đảm bảo thông tin liên tục cũng như sẽ tạo ra dữ liệu phong phú trong công tác kiểm tra. Nhờ có công nghệ thông tin nhà trường dễ tiếp cận với những thông tin từ Internet để tham khảo, vận dụng vào điều kiện thực tế của nhà trường.

Khi áp dụng công nghệ thông tin thì thông tin về KTNB được công khai, sẽ đảm bảo cho sự công bằng khách quan khi kiểm tra, đánh giá các chủ thể. Từ đó tạo nên sự tin cậy cao đối với công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Đối với nhà quản lý giáo dục việc áp dung công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra giúp cho nhà quản lý có được thông tin đa chiều từ nhiều đối tượng để từ đó hoạch định những chính sách phù hợp với thực tế.

c) Cách thực hiện biện pháp

- Tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ trong việc thiết lập, sử dụng các phương tiện phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá, đảm

bảo cho việc kiểm tra đánh giá thực hiện được khách quan, chính xác, công bằng. Sử dụng các phần mềm quản lý để lưu trữ, truyền tải các nội dung liên quan đến hoạt động kiểm tra, đánh giá.

- Thiết lập hệ thống thông tin của nhà trường (gồm đội ngũ và các điều kiện, phương tiện kỹ thuật cần thiết) để hệ thống đó có đủ năng lực thu nhận đầy đủ, xử lý chính xác, chuyển tải kịp thời mọi thông tin nội bộ và thông tin đa chiều từ nội bộ nhà trường tới các cấp quản lý và các tổ chức hữu quan ngoài nhà trường. Tạo điều kiện để người quản lý có các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ cho hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý nhà trường.

- Thu thập đầy đủ, xử lý chính xác và chuyển tải nhanh chóng đến các bộ phận, mọi cá nhân trong trường các thông tin về chế độ chính sách, cơ chế giáo dục, về năng lực của bộ máy tổ chức và đội ngũ nhân sự của nhà trường, về tiềm lực, vật lực, tài lực giáo dục của nhà trường, những ảnh hưởng thuận lợi hoặc không thuận lợi của môi trường (xã hội, tự nhiên) đối với nhà trường; các thông tin mới về đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục; về nhiệm vụ năm học của ngành. Về quy định, thông tư, quy chế …

của ngành để mọi người nắm bắt thực hiện và tự kiểm tra.

- Tạo cơ chế thuận lợi, các phương thức phù hợp để thu thập những thông tin từ học sinh, cộng đồng xã hội và từ ngay đội ngũ nhà giáo trong trường về yêu cầu xã hội, chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường, những cơ hội và thách thức, những vấn đề bức xúc của giáo dục mà nhà trường cần phải tháo gỡ.

d) Điều kiện để thực hiện biện pháp:

Nâng cao trình độ tin học cho toàn thể CB, GV trong nhà trường cụ thể là việc sử dụng các máy tính điện tử và các phần mềm để lưu giữ, sấp xếp bảo mật, truyền dẫn và khôi phục các thông tin bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.

3.3. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Qua phiếu trưng cầu ý kiến của 100 cán bộ Giáo dục gồm: Trong đó hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng: 6 người; cán bộ sở giáo dục: 10 người; tổ trưởng chuyên môn các trường THPT trong huyện: 20 người; giáo viên: 64

người về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THPT mà đề tài đã đề xuất. Kết quả thu được chúng tôi thống kê theo bảng sau:

Bảng 13: Kết quả đánh giá sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THPT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn

STT Các biện pháp Sự cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Không SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan 10 0 10 0 0 0 0 0 10 0 10 0 0 0

2 Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý công tác KTNBTH 10 0 10 0 0 0 0 0 10 0 10 0 0 0 3 Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường THPT 10 0 10 0 0 0 0 0 10 0 10 0 0 0

4 Hoàn thiện các qui định về hoạt động KTNB trường THPT 10 0 10 0 0 0 0 0 10 0 10 0 0 0 5 Tổng kết hoạt động KTNB 10 0 10 0 0 0 0 0 10 0 10 0 0 0 6 Ứng dụng CNTT vào KTNBTH 95 95 5 5 0 0 10 0 10 0 0 0

Kết quả điều tra khẳng định : những đề xuất mà đề tài đưa ra đều có tính khả thi cao. Một số cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên tâm huyết với công tác KTNB trường THPT còn nhấn mạnh tính cấp thiết của các biện pháp 1,2,3 và coi đó là những "Điểm huyệt" của QLGD – THPT, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay toàn ngành giáo dục đang thực hiện "đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, " Bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác KTNB trường học

nói chung và KTNB trường THPT nói riêng và quản lý công tác KTNB trường học có đủ phẩm chất, năng lực là việc làm rất cần thiết.

3.4. Kết luận chương 3:

KTNB là một hoạt động nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng trường học, không thể tuỳ tiện và hình thức. Cần phải nắm được cơ sở khoa học, nắm được những phương pháp, biện pháp kỹ thuật để tiến hành KTNB có hiệu quả.

Để hoạt động KTNB trường học đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD&ĐT của nhà trường, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp mà tập trung là các biện pháp về nhận thức tư tưởng, biện pháp về bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng, biện pháp về xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB, biện pháp về hoàn thiện các qui định về hoạt động KTNB, biện pháp về tổng kết hoạt động KTNB, biện pháp về ứng dụng công nghệ thông tin.vv. Trong đó biện pháp về nhận thức tư tưởng và bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng có vai trò quan trọng nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nghiên cứu về quản lý hoạt động KTNB trường THPT là công việc rất cần thiết trong quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay, nhất là khi cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới. Bằng kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong những năm vừa qua ở trường THPT Sầm Sơn tác giả mạnh dạn đi những bước đầu tiên trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động KTNB trường THPT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Việc nghiên cứu này có một ý nghĩa thực tiễn to lớn vì đã tổng hợp, phân tích và khái quát được hệ thống những kinh nghiệm thực tiễn và soi sáng bằng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thanh tra và kiểm tra. Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1.1 Thực hiện công tác KTNB trường THPT là thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác quản lý giáo dục. Xác định đúng vị trí vai trò của hoạt động KTNB trường THPT sẽ góp phần tích cực thực hiện những mục tiêu phát triển giáo dục trong giai đoạn 2010 -2020 mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Công tác quản lý hoạt động KTNB trường THPT dựa trên cơ sở của các ngành khoa học có liên quan như: giáo dục học, quản lý giáo dục, tâm lý học… Dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà nước, các chủ trương của ngành giáo dục và ngành thanh tra nhà nước.

1.2 Đội ngũ những người tham gia quản lý hoạt động KTNB trường học có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác. Tuy nhiên trình độ và năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn; mặt khác họ là những người làm công tác kiêm nhiệm chưa có chế độ, chính sách thoả đáng để khuyến khích động viên nên hiệu quả công tác quản lý hoạt động KTNB trường THPT còn nhiều hạn chế chưa góp phần tích cực cho việc chấn chỉnh kỷ cương nền nếp, đánh giá đúng thực chất, chất lượng giáo dục hiện nay.

1.3 Thực hiện công tác KTNB trường THPT và quản lý hoạt động KTNB trường trường THPT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. trong những năm qua đã làm rõ hơn tính cấp thiết và mức độ phù hợp của hoạt động KTNB trường THPT. Nội dung hoạt động KTNB trường THPT phần lớn đã phù hợp với công tác quản lý trường học, đặc biệt là phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

1.4. Tuy nhiên nội dung hoạt động KTNB trường học và quản lý hoạt động KTNB trường THPT cần có sự thay đổi linh hoạt theo hướng cập nhật thông tin mới về đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý giáo dục hiện tại. Những biện pháp về quản lý hoạt động KTNB trường THPT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa là vấn đề cần thiết và có tính thực tiễn rõ rệt trong giai đoạn hiện nay. Các ý kiến đánh giá của đội ngũ quản lý trường THPT trong huyện đã khẳng định điều đó.

1.5. Các biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THPT đã phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Để các biện pháp quản lý có tính thực tiễn cao, cần xây dựng các quy trình, biện pháp quản lý một cách hợp lý, có các điều kiện thực hiện đầy đủ, đảm bảo tính hiệu quả của các biện pháp.

1.6. Những biện pháp quản lý hoạt động KTNB trường THPT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa mà chúng tôi đã đưa ra trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra, khảo sát thực tế ở địa phương nên vừa mang tính khoa học và tính thực tiễn được cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên các nhà trường đánh giá là có tính khả thi cao, đó là các biện pháp:

Biện pháp1: Nâng cao nhận thức về hoạt động KTNB trường học cho các đối tượng có liên quan

Biên pháp2: Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý công tác KTNB

Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường THPT

Biện pháp5: Tổng kết hoạt động kiểm tra nội bộ

Biện pháp6: Ứng dụng CNTT vào KTNB trường học

1.7. Do thời gian nghiên cứu đề tài và năng lực bản thân còn hạn chế, song với sự hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn, với sự công tác của các đơn vị và cá nhân có liên quan và sự cố gắng của bản thân, chúng tôi tự đánh giá, mục đích của đề tài đặt ra đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã thực hiện và hy vọng đề tài sẽ góp phần nhỏ bé vào việc phổ biến kinh nghiệm quản lý hoạt động KTNB trường THPT nói chung cũng như kinh nghiệm tổ chức hoạt động KTNB trường THPT nói riêng cho những đơn vị có điều kiện khách quan và chủ quan tương tự, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh THPT.

2. Kiến nghị

* Đối với các cơ quan quản lý giáo dục (Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo): - Cần tổ chức nghiên cứu và có các văn bản hướng dẫn, tăng cường chỉ đạo hiệu trưởng tiến hành kiểm tra nội bộ; thường xuyên kiểm tra, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn cách làm để các cơ sở giáo dục làm tốt hoạt động kiểm tra nội bộ. Các văn bản ban hành cần rõ ràng, tránh chồng chéo.

- Cần định kỳ tổng kết thực tiễn hoạt động kiểm tra nội bộ trường học ở các cơ sở giáo dục; có giải pháp phổ biến kinh nghiệm các điển hình làm tốt hoạt động kiểm tra nội bộ trường học; biểu dương khen thưởng những đơn vị làm tốt, đồng thời có hình thức kỷ luật đối với các đơn vị buông lỏng hoạt động này.

*Đối với các trường THPT trên địa bàn thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Cần thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, có chất lượng hoạt động KTNB trường học. Phải bổ sung các quy định về đánh giá một giáo án soạn

theo phương pháp đổi mới; Quy định đánh giá giờ dạy sử dụng giáo án điện tử.

Phải căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường để xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, lựa chọn các biện pháp phù hợp để thực hiện.

Phải kết hợp hoạt động kiểm tra của hiệu trưởng với hoạt động tự kiểm tra của các bộ phận, tổ chức và của mỗi người.

Phải xem hoạt động KTNB trường học là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu trong các nhiệm vụ của nhà trường. Cần lấy ý kiến học sinh trong nhận xét đánh giá giáo viên, và ý kiến của giáo viên nhận xét hiệu trưởng tạo bước chuyển trong kiểm tra - đánh giá.

Phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, động viên khuyến khích những bộ phận, tổ chức, cá nhân làm tốt, đồng thời có biện pháp xử lý đối với các bộ phân, tổ chức, cá nhân buông lỏng hoạt động này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Đặng Quốc Bảo - Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường cán bộ QLGD. Hà Nội. .1997.

2- Đặng Quốc Bảo - Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành QLGD.. Hà Nội.1999.

3- Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng - Giáo dục Việt Nam hường tới

tương lai vấn đề và giải pháp. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội. 2004

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w