8. Kết cấu của luận văn
2.3. Thực trạng quản lý hoạt độngKTNB trường học
2.3.1. Lập kế hoạch KTNB
Các trường THPT có xây dựng kế hoạch KTNB trường học ngay từ đầu năm học. Tuy nhiên kế hoạch còn chung chung, bất cập, chưa có kế hoạch cụ
thể từng tuần, tháng. Kế hoạch kiểm tra không được công khai ở văn phòng trường.
2.3.2. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động KTNB:
2.3.2.1. Tổ chức hoạt động KTNB
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động KTNB trường học
Tổng số thanh tra viên: 35 người Được chia ra:
Hiệu trưởng phụ trách chung
2 phó hiệu trưởng + 15 tổ trưởng chuyên môn phụ trách thanh tra chuyên môn.
2 phó hiệu trưởng + 15 thanh tra viên phụ trách thanh tra CSVC, Lao động
Hiệu trưởng trực tiếp quản lý, chỉ đạo bộ máy hoạt động KTNB trường học
Vì vậy, sơ đồ bộ máy tổ chức như sau:
Hiệu trưởng Phụ trách chung Phó HT Phụ trách CM + TTCM Phó HT Phụ trách CSVC +LĐ
Thanh tra CM Thanh tra CSVC
Thanh tra LĐ
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy QL hoạt độngKTNB trường THPT
Với tổ chức bộ máy quản lý hoạt động KTNB trường THPT như trên mới đủ đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động KTNB trường THPT. Ở nội dung kiểm tra hoạt động của nhà trường còn đi sâu vào kiểm tra cán bộ, giáo viên thì với bộ máy như trên phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để nội dung kiểm tra cán bộ giáo viên đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng thì đòi hỏi phải tăng cường thêm lực lượng cộng tác viên thanh tra được bồi dưỡng có nghiệp vụ vững vàng vừa quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn.
Lực lượng tham gia hoạt động KTNB trường THPT
Hiện nay đội ngũ cán bộ quản lý và các thanh tra viên tham gia hoạt động KTNB trường THPT là: 35 người về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của quản lý hoạt động KTNB trường THPT. Số thâm niên công tác trên 10 năm chiếm 30% nhưng hầu hết ở độ tuổi 35 - 40 tuổi, được đào tạo cơ bản cả về chính trị và chuyên môn. Phần lớn đội ngũ quản lý là những người có tinh thần trách nhiệm cao và say sưa với công việc quản lý hoạt động KTNB trường học, biết tìm tòi, sáng tạo để tìm ra cách làm riêng phù hợp với đặc điểm của từng trường nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý nói chung và hiệu quả hoạt động KTNB trường học nói riêng. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy trong đội ngũ những người làm công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động KTNB trường THPT còn một số đồng chí do quá trình công tác còn ít chưa có kinh nghiệm thực tiễn và một số đồng chí tuổi cao có kinh nghiệm thực tiễn, nhưng chậm đổi mới còn làm theo kinh nghiệm cá nhân. Vì vậy, hoạt động KTNB trường THPT ở một số trường chưa có chuyển biến rõ rệt.
Để cán bộ quản lý và các kiểm tra viên có đủ năng lực đáp ứng được yêu cầu mục tiêu của hoạt động KTNB trường THPT trong giai đoạn hiện nay, cần lưu ý một số vấn đề sau:
-Trình độ nghiệp vụ và tổ chức chỉ đạo, quản lý hoạt động KTNB trường THPT không chỉ dừng lại ở tiềm lực hiện có, mà phải thường xuyên chăm lo bồi dưỡng để có được năng lực và trình độ cao hơn.
- Chú trọng việc tổng kết thực tiễn, trao đổi, hội thảo để xây dựng được các mô hình, tìm ra được quy trình hợp lý cho các hoạt động.
-Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt các trường THPT
-Thực hiện các chế độ cho hoạt động KTNB trường THPT
-Tổ chức tham quan học tập nghiên cứu thực tiễn những nơi làm tốt công tác KTNB trường THPT trong tỉnh và ngoài tỉnh.
-Tăng cường sử dụng đội ngũ chuyên gia cố vấn ở các lĩnh vực của hoạt động KTNB trường THPT để có những bài học sâu sắc.
2.3.2.2. Chỉ đạo hoạt động KTNB:
Thực hiện kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên 30% GV mỗi năm. Mỗi năm có 100% giáo viên được kiểm tra toàn diện hoặc từng mặt. Các nhà trường thực hiện kiểm tra hồ sơ chuyên môn mỗi năm 2 lần vào cuối học kỳ. Chất lượng hồ sơ chuyên môn mỗi năm đạt tỷ lệ khá giỏi gần 80%, không có hồ sơ loại yếu.
Mỗi giáo viên thực hiện dự giờ 10 tiết/ học kỳ. Sau dự giờ có đánh giá, xếp loại. Kết quả đánh giá dự giờ loại khá, tốt chiếm 80%, không có loại yếu
Điểm yếu của kiểm tra dự giờ đó là chưa thực hiện đủ số tiết dự giờ theo TT 49 ngày 25 tháng 12 năm 1979 của Bộ giáo dục, giáo viên không có kỹ
năng phân tích sư phạm bài học. Việc phân tích sư phạm giờ dạy thể hiện nhiều hạn chế do lực lượng giáo viên làm công tác kiểm tra có tuổi , nhận thức về vai trò của kiểm tra chưa cao, ngại va chạm. Chưa đi sâu phân tích bài dạy, nhận xét giờ dạy còn chung chung, qua loa, đại khái, không mỗ xẻ được vấn đề cho nên không mang tính thuyết phục. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động KTNB trường học chưa cao, khoảng 20% giáo viên đối phó kiểm tra.
Công việc tư vấn, thúc đẩy không được chú trọng. Dẫn đến hoạt động dự giờ dạy của GV chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nâng cao chất lượng giờ dạy.
Kiểm tra hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn chưa tiến hành thường xuyên, chưa thực hiện đánh giá được năng lực của đội ngũ tổ trưởng.
Việc kiểm tra CSVC thiết bị thực hiện nghiêm túc, có quy định chặt chẽ việc sử dụng và bảo vệ tài sản nhà trường. Định kỳ mỗi năm học thực hiện kiểm tra CSVC lớp học 6 lần, mỗi học kỳ 3 lần. Kết quả kiểm tra được đưa vào thi đua đoàn. Thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm học. Đây là ưu điểm nổi bật trong công tác quản lý CSVC của hiệu trưởng. Vấn đề kiểm tra tài chính được thực hiện chủ yếu bằng kinh nghiệm. Chưa có nghiệp vụ kiểm tra. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo thực hiện nghiêm túc, nên các năm gần đây không có tình trạng đơn thư kéo dài và vượt cấp.
2.3.3. Đánh giá công tác KTNB
Nhìn chung, các nhà trường chưa tiến hành đánh giá công tác KTNB định kỳ, mỗi học kỳ và kết thúc năm học, việc đưa các thông tin kiểm tra vào đánh giá còn nhiều bất cập, cho nên đánh giá còn lỏng lẻo. Chưa có hình thức biểu dương khen thưởng cá nhân, tập thể làm tốt hoạt động này.