8. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý công tác KTNB
a) Mục đích của biện pháp
Nhu cầu tự thân của thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm phục vụ công tác thanh tra càng
trở nên bức xúc khi công tác thanh tra chuyên môn được đặt ra đúng mức, thường xuyên. Đồng thời công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông - Đặc biệt là những thay đổi về nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, đổi mới về trang thiết bị… bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng của người cán bộ thanh tra phải tương ứng để hoàn thành nhiệm vụ.
Đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác KTNB trường THPT chủ yếu là lực lượng quản lý, tổ trưởng các bộ môn, giáo viên giỏi. Hầu hết chưa được đào tạo chuyên môn sâu về công tác KTNB trường học. Vì vậy để đảm bảo công việc được phân công họ phải dựa vào kinh nghiệm của đồng nghiệp đi trước, của bản thân, đồng thời trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (đổi mới chương trình gáo dục phổ thông theo nghị quyết 40 của Quốc hội). Để đảm nhiệm được công việc KTNB trường học nhằm xiết chặt kỷ cương, giữ vững nề nếp "học ra học, dạy ra dạy", không thể thực hiện công tác KTNB trường học một cách bị động, không có kế hoạch, thiếu những giải pháp… Một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng bồi dưỡng, đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn về kỹ năng tổ chức, về quản lý hoạt động cho đội ngũ giáo viên tham gia công tác KTNB trường THPT.
b) Nội dung của biện pháp
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ làm công tác KTNB trường THPT; bảo đảm để tổ chức này hoạt động thường xuyên và có hiệu quả, đánh giá được đúng người đúng việc, phát hiện, điều chỉnh và dự báo được xu hướng phát triển các lĩnh vực trong giáo dục - đào tạo để kịp thời tổ chức và chỉ đạo.
- Thực hiện chuẩn hoá đội ngũ làm công tác KTNB trường THPT theo tiêu chuẩn của bộ GD&ĐT. Căn cứ theo tiêu chuẩn này, người cán bộ thanh tra phải có những tiêu chuẩn chung sau đây:
+ Tốt nghiệp đại học
+ Đã giảng dạy ít nhất là 5 năm
Nâng cao vị thế, uy tín của người làm công tác KTNB trường THPT đảm bảo cho họ thực hiện nhiệm vụ của mình một cách thuyết phục, đánh giá đúng đối tượng thanh tra, được các đối tượng thanh tra thừa nhận.
- Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần nghị quyết 40 của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
c) Cách thực hiện biện pháp
- Nghiên cứu kỹ và hiểu hệ thống các văn bản về công tác thanh tra giáo dục, công tác KTNB trường học; các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các văn bản hướng dẫn thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (cụ thể là các văn bản hướng dẫn đổi mới sách giáo khoa hàng năm; Đặc biệt là các hướng dẫn đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy, thiết bị dạy và học)…để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ kiểm tra viên THPT.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ kiểm tra viên và cộng tác viên thanh tra, đội ngũ làm công tác KTNB trường THPT tham mưu với thủ trưởng đơn vị và thống nhất lịch bồi dưỡng với các đơn vị có cán bộ kiểm tra để tổ chức thực hiện. Kế hoạch bồi dưỡng phải cụ thể hoá các tiêu chí: Chương trình, nội dung tập huấn, thời gian, địa điểm và các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất phục vụ đợt tập huấn.
- Điều tra tìm hiểu đội ngũ thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra đội ngũ làm công tác KTNB trường THPT để phân loại trình độ, thế mạnh của từng người để bồi dưỡng chuyên sâu về một số mặt trong công tác thanh tra KTNB trường THPT cho phù hợp, nhằm phát huy tối đa khả năng của từng
người, tăng hiệu quả các cuộc thanh tra (chi phí thấp nhất để đạt được kết quả cao nhất).
- Tổ chức tập huấn tập trung, có thực hành đánh giá một số mặt trong công tác thanh tra chuyên môn, KTNB trường THPT (đánh giá tiết dạy, đánh giá hồ sơ giáo viên, đánh giá chất lượng học sinh…) Để thống nhất các tiêu chí trong đánh giá và hiểu sâu hơn các vấn đề mà về mặt lý thuyết, một cuộc thanh tra chuyên môn đặt ra. Công cụ và phương tiện cần trang bị cho thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra là các chuẩn mực (quy định) để căn cứ vào đó mà đánh giá một cách khách quan và chính xác. Các chuẩn mực đó là:
+ Hệ thống luật pháp của Nhà nước về GD&ĐT:
+ Hệ thống chế độ chính sách, điều lệ, quy chế, thông tư, chỉ thị của ngành GD&ĐT.
+ Mục tiêu, kế hoạch giáo dục đào tạo.
+ Nắm vững yêu cầu chương trình của các môn học, yêu cầu của từng chương, từng bài của từng bộ môn ở các khối lớp, cấp học (được ghi trong hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học).
+ Phương pháp dạy học: Nắm vững đặc trưng PPDH các môn, kinh nghiệm giảng dạy và các thành tựu về phương pháp dạy học mới được khám phá, công bố trên các tạp chí nghiên cứu của ngành Giáo dục và các tạp chí khác.
+ Chuẩn đánh giá, xếp loại học sinh: Nắm vững các chuẩn đánh giá,xếp loại (học lực, hạnh kiểm) học sinh được ghi trong thông tư của bộ giáo dục đào tạo.
+ Chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên (thông qua phân tích sư phạm một bài lên lớp).
Ngoài ra, còn phải đi sâu nghiên cứu tìm hiểu những tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, uy tín để đánh giá hiệu trưởng, giáo viên một cách xác thực.
- Chọn lựa cán bộ, giáo viên tham gia vào ban KTNB trường THPT bao gồm: Hiệu trưởng là trưởng ban, chủ tịch công đoàn là phó trưởng ban, các uỷ viên là phó hiệu trưởng (Uỷ viên trực) và các tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên giỏi các bộ môn có uy tín và có trách nhiệm cao.
Nắm vững các văn bản pháp quy về thanh tra và thanh tra giáo dục: Pháp lệnh thanh tra, Nghị định số 101/2002/ NĐ-CP về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Quyết định478/QĐ của bộ trưởng bộ GD&ĐT, các thông tư 07/2004/TT – BGD & ĐT ngày 30/3/2004 về hướng dẫn thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông, hướng dẫn số 106/TTr của thanh tra Bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra toàn diện trường phổ thông và thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên phổ thông; Thông tư về hướng dẫn hoạt động thanh tra nhân dân trong các trường học.
Nắm vững nội dung, phương pháp KTNB trường THPT đặc biệt là quy định kiểm tra các nội dung của hoạt động KTNB trường THPT.
Tập huấn nghiệp vụ về hiệu trưởng lập kế hoạch KTNB theo tuần, tháng, năm, hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý, nghiệp vụ thanh tra toàn diện một giáo viên, nghiệp vụ kiểm tra học tập, rèn luyện của một học sinh, một lớp học sinh…
+ Xây dựng kế hoạch KTNB trường THPT. Hiệu trưởng cần lưu ý là kế hoạch phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể cho phép của trường và có tính khả thi. Kế hoạch KTNB cần được thiết kế dưới dạng sơ đồ hoá và được treo ở văn phòng nhà trường, trong đó ghi rõ: Mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra,
…đảm bảo tính ổn định tương đối của kế hoạch kiểm tra, kế hoạch kiểm tra cần công khai ngay từ đầu năm học. Kế hoạch kiểm tra năm, kiểm tra tháng, kiểm tra tuần cần có những lịch cụ thể.
Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra toàn diện một giáo viên, kiểm tra hoạt động của giáo viên trên lớp, kiểm tra học tập rèn luyện của học sinh, một lớp học sinh… Cần lưu ý thiết kế các loại hồ sơ cụ thể phù hợp với quy định của kiểm tra đảm bảo tính công khai, công bằng và khách quan.
d)Điều kiện để thực hiện biện pháp.
- Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác KTNB trường THPT một cách tương đối ổn định. Thành viên tham gia công tác KTNB phải là những người thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi nghề, tốt về đức, sáng suốt và linh hoạt trong công việc
- Xây dựng các quy định về chế độ chính sách (tính giờ) cho lực lượng tham gia công tác KTNB trường THPT, tạo cơ chế thu hút cán bộ giáo viên có năng lực, trách nhiệm và tinh thần nhiệt tình để đảm nhiệm công việc này.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên nhất là cập nhật những kiến thức phương pháp chuyên môn, những thay đổi về nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy các môn học. Phối hợp với các cơ sở đào tạo bồi dưỡng gửi CBGV đi học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ.
- Tăng cường hoạt động tham quan học tập, tổ chức giao lưu, hội thảo về lĩnh vực KTNB trường THPT để đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng công tác KTNB trường THPT cho cán bộ giáo viên trong trường
- Chương trình tập huấn nghiệp vụ thanh tra và người làm công tác KTNB trường THPT cần cấu trúc hai phần:
+ Phần tìm hiểu lí thuyết: Để việc tìm hiểu lí thuyết về nghiệp vụ thanh tra nói chung, KTNB trường THPT nói riêng, trước hết cần yêu cầu học viên tự nghiên cứu tài liệu, đề xuất cách tiến hành thanh tra, KTNB một vấn đề
hoặc một vụ việc (thông qua việc lập một kế hoạch thanh tra và bảo vệ kế hoạch đó), nêu những căn cứ có liên quan hoặc sử dụng cho cuộc thanh tra, kiểm tra.
+ Phần luyện tập - thực hành: để chuyển những tiếp nhận về mặt lí thuyết thành kỹ năng thực hiện cuộc thanh tra, chương trình tập huấn cần tổ chức thực hành - luyện tập qua hai bước: Bước 1, học viên được tham dự một số cuộc thanh tra để rút kinh nghiệm; Bước 2: học viên thực hiện phần việc của cuộc thanh tra có chuyên gia hoặc giảng viên theo dõi (để bổ sung).
3.2.3. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường THPT
a) Mục đích của biện pháp
Xây dựng kế hoạch là hoạt động quản lý cơ bản trong chương trình quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý. Để xây dựng kế hoạch và tuân thủ các bước chính đó là xác định nhu cầu của hoạt động KTNB trường THPT, thiết lập các mục tiêu, xác định phương án, xem phương án nào phù hợp nhất, tối ưu nhất và quyết định những biện pháp khả thi để thực hiện mục tiêu.
Trong công tác lập kế hoạch, cần tập trung vào việc xác lập các mục tiêu chương trình và xác định mô hình trong tương lai cần đạt tới. Việc xác định mục tiêu càng cụ thể, đúng đắn bao nhiêu, thì việc thực hiện mục tiêu càng có kết quả bấy nhiêu. Trong khi xây dựng kế hoạch cần tính toán tới tất cả các biến động thay đổi để có thể lựa chọn các phương án đảm bảo sự phù hợp và thành công nhất. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường THPT phải căn cứ trên kế hoạch, nhiệm vụ công tác kiểm tra nội bộ của Sở GD&ĐT Thanh Hóa và tình hình thực tiễn giáo dục của thị xã Sầm Sơn.
Xây dựng kế hoach quản lý hoạt động KTNB trường THPT phải đảm bảo tính khách quan và khoa học. Tính khách quan thể hiện mức độ đáp ứng của kế hoạch với nhu cầu của hoạt động KTNB trường THPT.
Không phụ thuộc ý chí chủ quan của nhà quản lý, xây dựng kế hoạch phải được tính toán một cách khoa học; đảm bảo tính hợp lý và khả thi. Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường THPT là nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THPT. Trong đó cần có sự tham mưu cụ thể của các tổ chức Đoàn thể và của cá nhân trong nhà trường.
b) Nội dung của biện pháp
-Xây dựng kế hoạch KTNB trường học phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể cho phép của trường và có tính khả thi.
-Kế hoạch KTNB trường học cần được thiết kế dưới dạng sơ đồ hóa và được treo ở văn phòng nhà trường, trong đó ghi rõ: mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức, đơn vị và cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra… đảm bảo ổn định tương đối của kế hoạch kiểm tra.
-Kế hoạch KTNB trường học cần công bố công khai từ đầu năm học.
-Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra gọn nhẹ không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng, cần huy động được nhiều lực lượng tham gia kiểm tra và giành thời gian cần thiết, thích đáng cho kiểm tra.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra: Kế hoạch kiểm tra toàn năm học, kế hoạch kiểm tra học kì, kế hoạch kiểm tra hang tháng, kế hoạch kiểm tra hàng tuần… với những lịch biểu cụ thể.
c) Cách thực hiện biện pháp
Căn cứ tình hình, nhiệm vụ cụ thể của từng năm học; Căn cứ vào thực trạng đội ngũ cán bộ, giáo viên và quy mô phát triển trường, lớp, học sinh của từng năm học; Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và chất lượng giáo dục của huyện, của toàn ngành, riêng từng khu vực; Căn cứ vào kế hoạch cụ thể về hoạt động KTNB trường THPT của các nhà trường trong huyện và kế hoạch quản lý hoạt động KTNB trường học, Căn cứ vào kết quả quản lý hoạt động KTNB trường học của Sở GD&ĐT ở năm học
trước. Hiệu trưởng các trường THPT cần xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, các biện pháp thực hiện; Bước tiếp theo hiệu trưởng dự thảo kế hoạch chung của trường. Dự thảo kế hoạch này được các tổ chức Đoàn thể, cốt cán nghiên cứu đóng góp, bổ sung từ góc độ thực tiễn công tác. Hiệu trưởng xem xét để hoàn chỉnh bản kế hoạch trước khi báo cáo xin ý kiến sở GD&ĐT. Sau khi kế hoạch được sở thống nhất thì các bộ phận của nhà trường căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường để hoàn chỉnh kế hoạch công tác của từng bộ phận cụ thể. Đây là quy trình bắt buộc, thực hiện nghiêm túc trước khi bước vào thực hiện kế hoạch. Việc xây dựng kế hoach chung đến xây dựng kế hoạch từng bộ phận và kế hoạch cá nhân tạo nên một sức mạnh tổng hợp, một phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả của bộ máy để đạt được mục tiêu quản lý chung.
d) Điều kiện để thực hiện biện pháp
+ Hiệu trưởng các trường THPT phải có các tài liệu sau: - Kế hoạch KTNB trường THPT của hiệu trưởng
- Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động KTNB trường THPT và nghiệp vụ quản lý hoạt động KTNB trường THPT.
- Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho yêu cầu KTNB trường THPT và quản lý hoạt động KTNB trường THPT
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động KTNB trường THPT Bên cạnh đó, mỗi kiểm tra viên căn cứ vào kế hoạch chung xây dựng kế hoạch công tác cá nhân. Xây dựng kế hoạch cần phân tích, đánh giá sâu sắc tình hình kế hoạch năm trước, tìm ra nguyên nhân mặt mạnh, mặt yếu và rút ra bài học kinh nghiệm.
3.2.4. Hoàn thiện các quy định về hoạt động kiểm tra nội bộ trường THPT.
a) Mục đích của biện pháp
Xây dựng quy định tổ chức kiểm tra từng nội dung của hoạt động KTNB trường THPT là rất cần thiết. Vì muốn quản lý tốt thì cần phải có những quy
định cụ thể, những quy định này sẽ cụ thể hoá được công việc KTNB của hiệu trưởng nên giúp cho việc thanh tra quản lý hoạt động KTNB được dễ dàng.
b) Nội dung của biện pháp
+ Quy định kiểm tra toàn diện một giáo viên gồm:
- Dự giờ từ 2 -> 3 tiết với các hình thức (có báo trước, không báo