8. Kết cấu của luận văn
1.6.2.1. Định hướng phát triển giáo dục của tỉnh Thanh Hóa
Thanh hóa là tỉnh có dân số đông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Do đó đã ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục tỉnh nhà. Toàn tỉnh có 96 trường THPT và một số trường tư thục. Trong nhiều năm học qua Sở Giáo dục – Đào tạo Thanh hóa đã có đưa ra nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học trong đó phải kể đến một trong những giải pháp tối ưu nhất để phát triển giáo dục là công tác kiểm tra nội bộ trường học. Nhờ vào công tác KTNB trường học mà đã kiểm soát, phát hiện, kiểm nghiệm sự diễn biến các hoạt động giáo dục trong phạm vi nội bộ nhà trường và đánh giá kết quả các hoạt động giáo dục đó có phù hợp với mục tiêu, kế hoạch chuẩn mực, quy chế đã đề ra hay không. Qua đó phát hiện những ưu điểm để động viên, kích thích hoặc những thiếu sót, lệch lạc so với yêu cầu để có biện pháp uốn nắn, giúp đỡ và điều chỉnh thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường. Từ thực tế đó trong những năm học tới để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung trong toàn tỉnh (Thành phố, đồng bằng, miền núi).
Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII đã nêu rõ nhiệm vụ trọng tâm “Tiếp tục củng cố, xây dựng lực lượng; đổi mới hoạt động thanh kiểm tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý. Tăng cường công tác thanh kiểm tra chuyên ngành; tiếp tục thanh kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động trong giáo dục và phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục; công tác thi cử; xét lên lớp, tuyển sinh; liên kết đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; công tác quản lý cấp phát và sử dụng văn bằng, chứng chỉ. Thanh kiểm tra việc thực hiện Luật phòng,
chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Khiếu nại, tố cáo. Giải quyết khiếu nại, tố cáo kịp thời, đúng qui định của pháp luật”.