Các yếu tố khách quan, bên ngoài nhà trường

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 30)

8. Kết cấu của luận văn

1.5.1. Các yếu tố khách quan, bên ngoài nhà trường

Các văn bản về thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn công tác này của Nhà nước, Bộ giáo dục và đào tạo nhằm giúp hiệu trưởng các nhà trường:

- Thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá toàn bộ các hoạt động sư phạm trong phạm vi nội bộ cơ sở giáo dục nhằm xác định kết quả giáo dục phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp và qui chế của Ngành đề ra.

- Tìm ra nguyên nhân của những sơ hở, sai sót và lệch lạc trong toàn bộ các mặt hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục để kịp thời khắc phục, sửa chữa và uốn nắn để tiếp tục đổi mới công tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục, giúp cơ sở giáo dục hoàn thành nhiệm vụ năm học một cách có kỷ cương và nền nếp.

- Đánh giá đúng các ưu điểm và khuyết điểm của từng bộ phận, cá nhân để kịp thời động viên, phê phán; giúp các thành viên trong cơ sở giáo dục nhận ra từng mặt mạnh, mặt yếu của mình để tăng cường hoạt động tự kiểm tra, tự bồi dưỡng một cách thiết thực và bổ ích.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT cũng chưa có một văn bản đầy đủ hướng dẫn công tác KTNB ở các trường THPT, vì vậy hiệu trưởng ở hầu hết các trường THPT chưa nắm được chức năng cơ bản của quá trình quản lý, nên chưa nhận thức đúng chức năng kiểm tra, từ đó việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra chưa nghiêm túc, việc kiểm tra chỉ mang tính đại khái, chung chung, hình thức, thậm chí còn biểu hiện tính quan liêu, xa vời, không sát thực tế. Do đó hoạt động kiểm tra chưa trở thành công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học, chưa góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Một số còn cho rằng quản lý kiểm tra chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý trường học, chưa thấy được đó chính là chức năng cơ bản của quản lý trong quá trình quản lý nhà trường. Thời gian hiệu trưởng các trường THPT dành cho hoạt động kiểm tra còn ít so với các chức năng quản lý khác.

- Các Sở GD&ĐT chưa thật chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB và hướng dẫn kỹ năng KTNB cho hiệu trưởng, cho các kiểm tra viên trong ban kiểm tra của trường, vì thế hiệu trưởng và các kiểm tra viên trong ban kiểm tra của trường chưa nắm được những phương pháp, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất khoa học để xem xét, đánh giá, khẳng định xem các bộ phận, cá nhân trong trường có hoạt động theo đúng mục tiêu, quyết định và kế hoạch đã đề ra hay không để đưa ra các biện pháp uốn nắn, giúp đỡ, cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 29 - 30)