Nhận thức về HĐKTNB

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 47)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Nhận thức về HĐKTNB

- Nhận thức về vai trò, mục đích: Một số bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chưa nhận thức rõ vị trí vai trò, chức năng, tầm quan trọng của công tác quản lý kiểm tra nội bộ, hiểu kiểm tra nội bộ chỉ như một hoạt động phối hợp nằm trong biện pháp động viên thi đua, coi đó chỉ là biện pháp để đánh giá. Kiểm tra để dẫn tới kiểm điểm, do đó hạn chế hiệu lực của kiểm tra nội bộ trường học.

Một số bộ phận cán bộ quản lý còn cho rằng quản lý kiểm tra chỉ đơn thuần là một biện pháp quản lý trường học, chưa thấy được đó chính là chức

năng cơ bản của quản lý trong quá trình quản lý nhà trường.Thời gian cán bộ quản lý dành cho hoạt động kiểm tra còn ít so với các chức năng quản lý khác.

Một số bộ phận cán bộ quản lý chưa nắm được chức năng cơ bản của quá trình quản lý, nên chưa nhận thức đúng chức năng kiểm tra, từ đó việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra chưa nghiêm túc, việc kiểm tra chỉ mang tính đại khái, chung chung, hình thức, thậm chí còn biểu hiện tính quan liêu, xa vời, không sát thực tế. Do đó hoạt động kiểm tra chưa trở thành công cụ sắc bén tăng cường hiệu lực quản lý trường học, chưa góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo.

Giáo viên, học sinh chưa có nhận thức đúng về hoạt động kiểm tra nên thường có ý thức đối phó hoạt động kiểm tra của các cấp quản lý, chưa biến các quá trình kiểm tra của các cấp quản lý thành quá trình tự kiểm tra của chính mình. Do đó hiệu quả của hoạt động kiểm tra đạt thấp.

Mặt khác do bệnh thành tích nên cả chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý trong quá trình kiểm tra thường qua loa, việc xác định chuẩn và đánh giá đúng thực trạng so với chuẩn còn nhiều bất cập.

- Nhận thức về nội dung: Nội dung KTNB chưa đầy đủ, chỉ tập trung chủ yếu vào một số hoạt động như kiểm tra hồ sơ, dự giờ... và không thường xuyên: các hoạt động kiểm tra chủ yếu tập trung vào các đợt thi đua trong năm, kết thúc học kỳ và kết thúc năm học.

Hoạt động kiểm tra chưa có chiều sâu: thường thiếu kế hoạch cụ thể, hoặc nếu có kế hoạch thì cũng rất sơ lược, chung chung, nhiều khi mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu có lúc thiếu cụ thể nên hiệu quả thấp .

Hoạt động kiểm tra được phân cấp nhưng thiếu kiểm tra lại, cán bộ quản lý còn chủ quan trong lãnh đạo, thiếu sâu sát, ngại va chạm.

- Về các hình thức, quy trình các bước, chủ thể và đối tượng: Một số bộ phận cán bộ quản lý chưa nắm được những phương pháp, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ mang tính chất khoa học để xem xét, đánh giá, khẳng định xem các bộ phận, cá nhân trong trường có hoạt động theo đúng mục tiêu, quyết định và kế hoạch đã đề ra hay không để đưa ra các biện pháp uốn nắn, giúp đỡ, cần thiết; chưa có kỹ năng kiểm tra theo mục tiêu, kế hoạch và hệ thống; trình độ nghiệp vụ của đội ngũ kiểm tra trong trường còn yếu; coi kiểm tra giảng dạy chỉ là dự vài giờ lên lớp, chỉ kiểm tra khía cạnh tổ chức bài học, thiếu đi sâu vào nội dung, phương pháp, phân tích bài học hời hợt, thiếu liên hệ giữa việc thực hiện chương trình và tri thức, chất lượng học sinh, ít phân tích tác dụng của bài học....

Lãnh đạo ít chú ý đến việc nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm sư phạm trước và sau kiểm tra.Công tác kiểm tra của Hiệu trưởng được thực hiện chủ yếu bằng kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học.

- Kết quả: Kết quả hoạt động KTNB trường THPT đã góp phần làm ổn định và phát triển phong trào giáo dục trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. Tuy nhiên kết quả đạt được chưa đều, chưa thường xuyên. Vì vậy, trước những yêu cầu đổi mới của công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý hoạt động KTNBTH nói riêng cần có sự khắc phục kịp thời những tồn tại đã được nêu ở trên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 45 - 47)