Định hướng phát triển giáo dục của thị xã Sầm Sơn:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 38)

8. Kết cấu của luận văn

1.6.2.2.Định hướng phát triển giáo dục của thị xã Sầm Sơn:

Định hướng phát triển giáo dục thị xã Sầm Sơn giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm xác định rõ mục tiêu, chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết định trong công tác giáo dục tại địa phương.

Đối với thị xã Sầm Sơn: Thị xã Sầm Sơn có 2 trường THPT (Trường THPT Sầm Sơn và Trường THPT Nguyễn Thị Lợi) là một thị xã du lịch, với diện tích nhỏ hẹp, dân cư sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy, học sinh nơi đây chưa chú trọng nhiều đến vấn đề học tập cũng như tu dưỡng đạo đức. Để nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn thị xã Sầm Sơn nói chung và các trường THPT nói riêng. Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Sầm Sơn lần thứ VII đã chỉ rõ: Cần phải nâng cao chất lượng quản lý công tác kiểm tra nội bộ trường học cụ thể:

- Quản lý công tác kiểm tra toàn diện: Kiểm tra toàn diện một tổ chuyên môn, một giáo viên, một lớp học, một học sinh.

- Quản lý công tác kiểm tra từng mặt: Có thể chỉ kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra sổ đầu bài, kiểm tra vở học tập của học sinh, kiểm tra giờ dạy trên lớp.

- Quản lý công tác kiểm tra theo chuyên đề.

- Quản lý công tác kiểm tra thường kỳ theo kế hoạch. - Quản lý công tác kiểm tra đột xuất.

- Quản lý công tác kiểm tra việc thực hiện kiến nghị của kiểm tra lần trước. - Ngoài ra còn có các hình thức kiểm tra thường xuyên, hàng ngày. - Ban giám hiệu phân công nhiệm vụ cụ thể của từng đồng chí. Từ đó các đồng chí phụ trách mảng của mình xây dựng kế hoạch kiểm tra cho phù hợp với thời gian, chương trình năm học.

- Thành lập các tổ kiểm tra dưới sự giám sát của người phụ trách tiến hành thanh tra, dự giờ theo định kỳ và dự giờ theo đột xuất.

- Triển khai các tổ chuyên môn, cán bộ giáo viên làm hồ sơ (theo kế hoạch) trên cơ sở đó tiến hành tổng kiểm tra toàn trường hàng năm 3 đến 4 lần để từ đó ngăn chặn, nhắc nhở những sai sót kịp thời.

- Thông qua công tác KTNBTH để khen, chê rõ ràng và đưa vào tiêu chí bình xét thi đua của học kỳ và năm học.

1.7. Kết luận chương 1

KTNBTH là một chức năng cơ bản, quan trọng của hiệu trưởng; là hoạt động mang tính pháp chế (được quy định trong quyết định 478/QĐ của Bộ GD-ĐT) nên công tác kiểm tra không thể tùy tiện và hình thức. Vì vậy, hiệu trưởng cần:

- Nắm vừng cơ sở khoa học KTNBTH và các hình thức, kỹ thuật kiểm tra; thực hiện phân cấp quyền lực và ủy quyền trách nhiệm trong kiểm tra. Mặt khác, cần phối hợp chặt chẽ của các cơ quan QLGD để tiến hành KTNBTH có hiệu quả.

- Luôn luôn nâng cao trình độ văn hóa, khoa học, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ quản lý; tự rèn luyện phong cách lãnh đạo, nâng cao phẩm chất và năng lực của Hiệu trưởng trường THPT nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục.

Yêu cầu của các cấp quản lý đối với công tác KTNB trong các nhà trường hiện nay là: hệ thống kiểm tra cần phải được thiết kế theo kế hoạch, đồng bộ, công khai, chính xác và khách quan; Nội dung và cách kiểm tra cần phù hợp với đối tượng; Hình thức kiểm tra cần phài linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý; cần biết chọn đâu là vấn đề trọng điểm để kiểm tra có hiệu quả.

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA NỘI BỘ TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ SẦM SƠN, TỈNH

THANH HOÁ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra nội bộ ở các trường THPT trên địa bàn thị xã bỉm sơn tỉnh thanh hóa luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục (Trang 36 - 38)