Kết cấu phân mảnh lắp ghép

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 85 - 94)

Tiểu thuyết hiện đại hình dung cuộc sống như những mảnh vỡ, có sự xen cài của cái thiện - ác, cái trong suốt lẫn cái phàm tục và bản than mỗi một con người lại là một mảnh vỡ. Vì vậy, tiểu thuyết hiện đại xuất hiện kết cấu

phân mảnh và lắp ghép. Chính thủ pháp phân mảnh, lắp ghép đã phá vỡ hình thức văn bản tạo nhiều khoảng trống trong trần thuật nhằm khơi gợi, kích thích sự tưởng tưởng của người đọc.

Với kết cấu phân mảnh đây là một đặc tính vô cùng quan trọng hé mở những dấu hiệu của cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết, cùng với kết cấu lắp ghép (một thuật ngữ của điện ảnh) là dấu hiệu của sự chuyển đổi về dung lượng sự kiện trong những thời gian và địa điểm khác nhau.

Kết cấu phân mảnh gắn với hiện tượng phân rã cốt truyện, thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật, sự tan vỡ ấy sẽ thành một chuỗi lắp ghép các thân đoạn, các mảnh vỡ của cuộc đời nhân vật. Bary Lewis cho rằng: “Hoặc là cốt truyện bị nghiền nát thành từng viên nhỏ của biến cố và hoàn cảnh, nhân vật bị phân tán thành một bó những khát vọng nhức nhối... ” Hay một nhà nghiên cứu khác nhận xét “những ghép nối chiều sâu được thể hiện qua các tiểu đoạn đứt khúc, ghép quá khứ vào với hiện tại, tâm cảnh với ngoại cảnh, lịch sử và phi lịch sử... ”. Với Tạ Duy Anh điều này được bộc lộ ở nhiều cấp độ, nhiều phương diện khác nhau của tiểu thuyết, tạo ra biên giới cho mới cho thể loại này.

Đối với Tạ Duy Anh kết cấu phân mảnh và lắp ghép không phải chỉ đơn thuần nhìn trên phương diện kết cấu, cấu trúc tác phẩm mà số phận của những nhân vật trong tiểu thuyết của ông cũng được xây dựng trên kiểu kết cấu này. Điều này đã tạo nên sự khác biệt cho tiểu thuyết với những nhà văn hiện đại khác.

Trước tiên chúng ta hãy cùng đi khảo sát cấu trúc tác phẩm của ông qua tiểu thuyết Lão Khổ.

STT Tiêu đề chương Nội dung chương

là thay cho lời mở đầu Phần hai Những chuyện ngoài

rìa

Tái hiện lại cuộc đời của lão Khổ

Chương I Hiện về từ quá khứ Báo đưa tin lão khổ sắp ra toà

Sự xuất hiện của ông khách lạ về làng

Chương II Chuyện tình của lão Khổ

Kí ức về mối tình của lão Khổ

Chương III Thần số mệnh an bài Lão Khổ đi ở cho chánh tổng Chương IV Tiền định về một tai

hoạ

Ở phiên toàn xét xử.

Nhớ lại hồi còn làm chủ tịch huyện. Chương V Suỵ đổ và phục sinh 30 năm trước chánh tổng bị lật đổ.

Tâm trạng của ông Năm trước sự phục sinh của dòng họ.

Chương VI Những nhân chứng của thời đại

Chuyện về lão Phụng, mụ Quản, anh Chung.

Chương VII Trả thù Chuyện về Hai Duy, bố con lão Tự Chương VIII Thiên thần và quỷ dữ Hai Duy bỏ nhà đi

Chương IX Đối mặt với oan hồn Giấc mơ của ông Tư

Quá khứ vụng trộn với bà Ba, Tư Vóc giết người

Chương X Những bà con của Xa- tăng

Lão Khổ tại phiên toà và sự hồi tưởng về lần lão bị đi tù

Chương XI Sa lưới đàn bà Hồi tưởng lại lần lão mắc bẫy mụ Quản

Chương XIII Kỹ niệm đẫm máu 3 ngày trước khi ra toà có 3 người khách tìm gặp lão

Lão nhớ lại đêm đột kích nhà Chánh tổng.

Chương XIV Giấc mơ thiên đường Cuộc gặp gỡ với ông già chống gậy trúc

Nhớ lại chuyện khu vườn Nhận ra ông Kiếm

Nhớ lại Vũ Xuân bị bắn

Chương XV Kẻ thua - người thắng Biết được sử dụng trở về của Tạ Bông

Nhớ lại vụ thanh trừng Tạ Bông Gặp lại trong sự đảo lộn kẻ thua người thắng

Chương XVI Hình phạt khủng khiếp Giấc mơ của lão về hình phạt Chương

XVII

Địa ngục Những giấc mơ ghê sự của ông Tư. Cái chết của lão Phụng

Chương XVIII

Lời nguyền khủng khiếp

Tư Vóc giết nhầm ông Năm Lão nhớ lại lời nguyền của chú Suy nghĩ cuộc sống hận thù vô nghĩa Chương XIX Tàn cuộc chơi Lão bước ra khỏi phòng xét hỏi Chương XX Lời chúc tái sinh màn

chót

Lời tổng kết của nhân vật “tôi”

Qua bảng khảo sát trên cho ta thấy rất rõ về tác dụng của kết cấu phân mảnh - lắp ghép. Dấu hiệu của những đường ghép là sự chuyển đổi về nội dung, sự kiện trong những thời gian và địa điểm khác nhau. Tính đứt quãng, vọt biến của thời gian là điều cơ bản nhất. Tuy nhiên trục xuyên suốt của cấu trúc tác phẩm chính là cuộc đời lão Khổ và những người dân lao động sống trong giai đoạn lúc bấy giờ. Câu hỏi đặt ra cho tác phẩm nguyên nhân nào họ rơi vào tình trạng như vậy? Sự phân mảnh trong cấu trúc làm nên sự ngắt

quãng, gián tiếp cho những mảnh đời này để gối tiếp lắp ghép với những mảnh đời khác. Nhưng tất cả là sự trùng khít có ý đồ của tác giả. Để ý tên chương chúng ta có thể nhận thấy sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại của một chuỗi cuộc đời song song cùng tồn tại.

Trong Giã biệt bóng tối Tạ Duy Anh cũng dùng kết cấu phân mảnh - lắp ghép tạo nên cốt truyện. Khi đọc tiểu thuyết ta tưởng như tất cả đều chẳng quan hệ gì với nhau, nhưng thực ra nó lại xoay quanh cuộc đời của thằng Thượng (một thằng bé mồ côi sống cuộc sống lang thang nay đây mai đó) vô tình nó đã phạm vào lời nguyền của bóng tối khi mở trang sách cuối cùng. Và tiếp đó là kéo theo hàng loạt cái chết không rõ nguồn cơn từ đâu.

STT Tiêu đề Nội dung

Phần một: Đầu năm hai nghìn

Tường thuật trên một bản tin thời sự

Những cái chết bí hiểm xảy ra trong làng

Dư luận của dân làng Thổ Ô xung quanh những cái chết kỳ lạ

Các giả thiết được đưa ra xung quanh những cái chết kỳ lạ

Tiếp lời của người trần thuật:

Những cái chết có phần do bàn tay của ma quỷ

Nhân vật xưng Tôi: Thằng bé

Qúa khứ hạnh phúc và hiện tại lang thang của thằng bé với những cạm bẫy chờ đón

Lời người dẫn chuyện - Thằng bé nhớ lại trước khi đến ngôi miếu hoang; bị rơi vào tay đám dắt gái cho người nước ngoài, làm bưng bê ở quán bia sau đó bị đuổi nó gặp được một cave tốt bụng.

làng. Sự xuất hiện của các nhà khoa học

Nhân vật xưng Tao. Kẻ ẩn mình trong bóng tối

- Quá khứ của kẻ ẩn mình trong bóng tối.

- Thằng Thượng (thằng bé lang thang) nhận được một điều ước.

Phần hai: Cuối năm một ngàn

Những kẻ xấu số Sự ứng nghiệm của lời nguyền với những cái chết.

Lời người dẫn chuyện nhưng bị chen ngang Phần ba: Chuyện giữa hai thế kỷ Nhân vật phụ thứ nhất: Gã đào mỏ, xưng tớ cho thân tình và dễ phân biệt

- Cách làm giàu của nhân vật xưng tớ. - Ả cave nhờ tìm thằng bé ả gặp trên hè phố.

Giữa năm hai nghìn, ngày đầu tháng. Nhân vật phụ thứ nhất chuyên sang xưng tôi mà không giải thích lí do.

- Làng Thổ Ô nổi tiếng nhờ những cái chết.

- Sự trở về của thằng khố rách áo ôm cách đây mấy năm về trước

Nhân vật phụ thứ hai: Nhà thiết kế

Sự xuất hiện của một khách hang kỳ quặc

Lời tác giả chen ngang và bị chen ngang

Cuộc sống của thằng Thượng trong căn nhà của gã Bính

phục hồi nhân phẩm. Lời người kể chuyện

nhân phẩm

Trích tự truyện của một cave

Ước vọng từ quá khứ và nguyên nhân của hiện tại của cuộc đời ả cave

Loạn khẩu Hình ảnh thánh thiện của ả cave qua lời kể của gã Bính trong tâm trí của Thượng

Lới kết hay là sự trở lại bất đắc dĩ của người dẫn chuyện

Sự tự sụp đổ của ngôi miếu hoang

Tạ Duy Anh vẫn chưa dừng lại ở đó, ông còn dùng kết cấu phân mảnh - lắp ghép đi vào nhằm xây dựng số phận những nhân vật điểm hình của ông. Đó là khi ông tái hiện số phận của lão Khổ bằng chuỗi các mảnh vỡ cuộc đời lão thông qua bảng thống kê sau:

Mốc thời gian Các sự kiện

Hiên tại Có ý định tự tử, viết đơn tố cáo, sắp ra hầu toà Hiện tại - quá khứ Người kéo xe kể cho người khách lạ nghe chuyện

đời lão Khổ

Hiện tại Sự cô đơn trong con người lão

Qúa khứ Chuyện tình của lão Khổ

Qúa khứ Năm 1942, lão Khổ đi ở cho chánh tổng

Hiện tại Lão ra toà

Qúa khứ Nhớ về khi lão con làm chủ tịch và trở về hiện tại Qúa khứ 30 năm trước lão cầm đầu cuộc nổi loạn lật đổ lão

chánh tổng

Hiện tại Lão lo sợ sự trả thù

trả thù

Qúa khứ Lão trả thù nhà lão Tự (một địa chủ bị lật đổ) Lão ngăn cấm mối tình của Hai Duy và Tâm Quá khứ Lão đốt kỷ vật của con. Hai Duy bỏ nhà đi

Hiện tại Lão ra toà

Quá khứ Hồi tưởng lại khi lão bị tù

Quá khứ Lão mắc bẫy mụ Quản khi làm chủ tịch huyện Hiện tại Lão ân hận khi đọc lá thư của Hai Duy để lại Hiện tại - quá khứ 3 ngày trước phiên toà 3 người khách tìm gặp lão

Nhớ lại đêm đột kích vào nhà chánh tổng Trở về thời điểm lão và ông Sáu gặp nhau Quá khứ Cuộc gặp gỡ với ông già chống gậy trúc

Nhớ lại chuyện khu vườn Nhận ra ông Kiếm

Nhớ lại Vũ Xuân bị bắn

Hiện tại - quá khứ Biết được sử dụng trở về của Tạ Bông Nhớ lại vụ thanh trừng Tạ Bông

Gặp lại trong sự đảo lộn kẻ thua người thắng Hiện tại Giấc mơ của lão về hình phạt

Hiện tại Lão nhớ lại lời nguyền của chú Suy nghĩ cuộc sống hận thù vô nghĩa Hiện tại Lão bước ra khỏi phòng xét hỏi

Tiếp đến cũng là kết cấu này tác giả đã xây dựng nhân vật Chu Quý trong Đi tìm nhân vật

Thời gian các chuỗi

sự kiện xảy ra Các chuỗi sự kiện xảy ra

Thời điểm quá khứ Thời điểm hiện tại

“Tôi” đi tìm tin tức về thằng bé đánh giầy bị giết, trên phố G, tại chỗ đó

Vào cửa hiệu, nhớ về thời gian sống trong khu tập thể nghèo khó

Thơi điểm quá khứ Thời điểm hiện tại

giết ông gác rừng

lại buổi tối kẻ thù giết cha xuất hiện Đến cửa hàng hơn cả sự gợi cảm

Thời điểm hiện tại Rắc rối ở quán bả Cảm giác thiên đường Gặp Thảo Miên

Thời điểm hiện tại Những chuyện được thổi phồng và bịa đặt trên hè phố và quán nước

Chuyện anh em tranh chấp nhà Thời điểm hiện tại

Thời điểm quá khứ

Trở lại phố G và vụ tự sát của tiến sĩ N

Nhớ lại cái chết của cha và lần gặp với tiến sĩ N Nhiều năm sau Đọc lời tự thú của tiến sĩ N

Sau cái chết của tiến sĩ N, cuộc gặp với ông Bân Thời điểm quá khứ -

hiện tại

Kể về Mặt Đen

Cùng ông Bân tìm hiểu sự thật thảm kịch gia đình Trở lại phố G và cuộc thử nghiệm trước hiệu Bướm xanh, gặp Thảo Miên

Sự xuất hiện của những người giống hệt nhau, cái chết của ông Bân

Đọc những ghi chép của ông Bân

Lá thư Thảo Miên kể về cuộc đời mình và những ngày sống cùng ông Bân

Cuộc hẹn với Thảo Miên dưới cổng vòm, Thảo Miên tự thiêu

Thời điểm hiện tại Những biến chuyển trong nhân vật

Thời gian của Đi tìm nhân vật là thời gian bên trong tâm trạng, nó vụt hiện những mảnh hồi ức, những mảng ý nghĩ chợt đến, chợt đi không có sự sắp xếp nào cả. Qúa khứ hay hiện tại không còn tuân theo trật tự vốn có của nó. Mọi thứ như bị tháo tung ra và người đọc là những người lắp ghép lại theo đúng trật tự của nó.

Việc tái tạo một thế giới bằng hình thức phân mảnh - lắp ghép tạo cho chúng ta một lối viết, một mô hình tiểu thuyết mới trong cuộc sống đời thực hiện đại mà gấp gáp này. Tạ Duy Anh đã thay những bức tranh hùng vĩ, lớn

lao bằng những mảnh vỡ của cuộc sống, ký ức trong âm thầm của con người, những ước mơ còn dang dở hoặc chỉ là sự dồn nén trong mỗi con người. Kết cấu phân mảnh, lắp ghép là hình thức tất yếu của tác phẩm khi nội dung tác phẩm là những nỗi ám ảnh của cuộc sống con người.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w