Ngoài kết cấu phân mảnh - lắp ghép ở Lão Khổ vàThiên thần sám hối lại được viết theo một kiểu kết cấu mới hoàn toàn khác. Ở tiểu thuyết Lão Khổ mỗi chuỗi sự việc trong cuộc đời lão Khổ, bắt đầu từ khi chuẩn bị ra toà
rồi cuộc đời long đong của lão được tái hiện lại: từ một thằng bé chăn vịt đi ở cho chánh tổng, chuyện tình của lão, chuyện được đề bạt lên làm chủ tịch... Tuy thời gian đan xem giữa quá khứ và hiện tại nhưng mạch truyện lại chạy theo một mạch khép kín tự điểm đầu đến điểm cuối được chồng lên nhau. Với
Thiên thần sám hối, toàn bộ nội dung được đặt theo lời kể của một bào thai và
những chuyện nó nghe được. Mỗi một chuyện tự nó có thể đóng vai trò độc lập như những truyện ngắn. Nhưng không khi đọc xong tác phẩm thì người đọc lại có một nhận xét khác với lúc ban đầu. Các câu chuyện được gối lên nhau, các phần được mở rộng hơn, sâu hơn và tất cả đều tiến đến thông điệp chính của tác phẩm. Chúng ta cùng nhìn lại các chuỗi sự kiện của tác phẩm:
Thứ tự các chuỗi
sự việc
Nội dung
1 Khao khát được làm người và quyết định ở lại trong bụng mẹ 2 Bào thai nghe được chuyện người mẹ sinh con rồi vứt bỏ lại
bệnh viện
3 - Chuyện cô gái bị xảy thai lien tục do quả báo của người chống gây ra.
- Chuyện ăn của đút trong bệnh viện 4 - Đứa con tội nợ của gã thanh niên
- Cái chết của mẹ con cô sinh viên bị người yêu lừa bỏ - Sự bất đồng ý kiến trong việc sinh con
5 - Chuyện bà Phước đồng ý ngâm đứa con chưa thành người để lấy bốn triệu đồng.
- Sự sám hối muộn mằn của người mẹ khi chối bỏ con mình 6 Chuyện người mẹ không sinh được khi đã chối bỏ đứa con đầu
tiên của mình
7 - Người mẹ đến cầu xin cho con trai được giản án.
- Án tử hình cho đứa con giết cha vì nó sinh ra không phải là sản phẩm của tình yêu
8 Thiên thần xuất hiện trong giấc mơ của mẹ: “Sự sống là đức hạnh của mỗi người sẽ đem theo khi trở về”
9 Bào thai quyết định chào đời
Cấu trúc tác phẩm là một vòng tròn khép kín, tất cả mọi câu chuyện tưởng như rời rạc và cái chết thương tâm của những đứa trẻ chưa một ngày được làm người, nghe mà thấy sự khủng khiếp thay cho cuộc sống này. Nhưng một kết thúc có hậu, một sự sám hối dẫu có muộn mằn cũng là điều nên làm để cứu vớt tâm hồn con người trong xã hội này. Việc thiên thần xuất hiện trong giấc mơ và sự quyết định ra đời của bào thai đã tạo nên sự tập hợp của chuỗi những sự kiện gối lên nhau. Đây chính là đặc điểm của kết cấu vòng tròn khép kín, càng về sau càng được câu chuyện lại được mở ra để làm sáng ý đồ của tác phẩm. Đây chính là kiểu kết cấu truyền thống trong tiểu thuyết đã được tác giả tiếp nhận và phát triển thành nét riêng của ông.