Nhân vật bào tha

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 83 - 85)

Thiên thần sám hối tiểu thuyết kế tiếp chịu nhiều ảnh hưởng của văn học

phi lý phương Tây. Thực ra nội dung chuyện đề cập đến những vấn đề rất bình dị của đời sống con người, những quyền lợi và nghĩa vụ của cha mẹ đối sản phẩm mà họ đã kiến tạo. Nếu chỉ như vậy thôi thì có lẽ cốt truyện cũng trở nên đơn giản và không có nhiều sự tranh cãi. Nhưng trong Thiên thần sám

hối Tạ Duy Anh đã xây dựng cho tác phẩm của mình nhân vật chính là bào

thai. Khi đọc Thiên thần sám hối chúng ta liên tưởng tới cậu bé Kim Đồng trong “Báu vật của đời” của Mạc Ngôn, hay hình ảnh của bé Hoài trong

“Thiên sứ” của Phạm Thị Hoài… Nhưng khác với những nhân vật này, nhân

vật của Tạ Duy Anh lại không được quan sát ở góc độ ngoại hình, hay những hình ảnh định dạng. Bé Hoài là nhân vật đậm chất kì ảo, phi lí ngay từ ngoại hình - bé Hoài vĩnh viễn ở tuổi mười bốn - nhưng dẫu sao cũng là một con người hoàn chỉnh, đã được sống và tiếp xúc với thế giới hiện tại. Chỉ có điều sự chối từ không chụi lớn của bé Hoài cũng là lời cảnh báo đối với sự giả trá của người lớn, bằng thái độ lạnh lùng, bằng những hoài nghi, xói mòn về đạo đức. Nhưng với thế giới nhân vật bào thai của Tạ Duy Anh kênh giao tiếp duy nhất với cuộc sống này là sự “lắng nghe”. Nhân vật bào thai không chụi bất cứ một sự chi phối của thế giới bên ngoài. Từ sự lắng nghe hoàn toàn tình cờ về một vấn đề mà bào thai không hề biết, người đọc nhìn nhận thấy cuộc đời nghiệt ngã, vô lương tâm tàn nhẫn hiện lên. Bào thai chỉ biết kinh sợ hiện thực tàn khốc, nấn ná không muốn ra đời, nó phân vân giữa sự tồn tại hay

không nên tồn tại giữa cái thế giới đầy dẫy sự sát sinh. Nghe mà thấy ngược thay một bệnh viện phụ sản nơi luôn đón những trẻ em chào đời lại được ví như một lò mổ sát sinh. Với cương vị là một thiên sứ được đưa từ thiên đường đến với thế giới này, và nó đang làm phép thử cho những bậc sinh thành, xem họ có xứng đáng với cương vị là “cha”, “mẹ”. Hai lần thai nhi đinh chui ra cất tiếng chào đời thì hai lần nó phải ngập ngừng vì sự tối tăm của thế giới. Rồi cũng đến thời điểm “vào cái ngày cuối cùng đang nhớ so với thời hạn tôi cần phải đưa ra quyết định có nên ra đời hay không…” thì xuất hiện lời của bài thánh ca như lời chào đón một con người mới ra đời. Đến lúc này đây bào thai ngẫm lại mình, nhớ đến tình cảm của mẹ, của cha và tiếng vọng của thiên thần nó quyết định chào đời: “Tôi phải đến, thay vì bỏ đi”. Với quyết định này bào thai đã chủ động đến với cuộc sống như chấp nhận cuộc thách đấu với bóng tối, cái ác. Thực ra nhân vật bào thai là hình ảnh phi lí nhưng khi đọc Thiên thần sám hối người ta quên đi sự hoang đường, kỳ ảo trong cách xây dựng hình tượng nhân vật, mà thay vào đó là hiện thực tàn khốc của cuộc sống con người. Chính điều này đã làm cho nhân vật bào thai gần gũi với đời sống con người. Đồng thời qua tiểu thuyết này Tạ Duy Anh cũng muốn nói: “Căn cốt của tôi vẫn bị ảnh hưởng của hiện thực nhưng tôi muốn đẩy nó ở mức sâu hơn, đa diện, đa chiều hơn. Nhiều người thắc mắc về việc tôi khai thác đời sống hiện thực phi lý, nhưng một bằng chứng cho thấy trong cuộc sống, khi có quá nhiều cái dị thường sẽ trở thành cái bình thường và người ta đương nhiên chấp nhận nó. Khi viết, tôi luôn tâm niệm mình đang tạo ra một tác phẩm thật sâu sắc, mọi cái phi lý cuối cùng chỉ để phản ánh hiện thực hữu lý mà thôi” [37].

3.4. Kết cấu

Theo lý thuyết lý luận văn học truyền thống thì cho rằng kết cấu là “sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [52]. Trong 150

thuật ngữ văn học thì quan niệm kết cấu là “sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là tạo sự cấu tạo tác phẩm, tuỳ theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng. Các quy luật của kết cấu - là kết quả của nhận thức thẫm mỹ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại. Kết cấu có tính nội dung độc lập; các phương thức và thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được mô tả” [21,169]. Nói một cách tổng thể nhất chúng ta thấy bản chất của kết cấu được hình dung như là “sự tổ chức”, “sự tạo thành” và liên kết các bộ phận trong tác phẩm văn học. Và như vậy khi chúng ta đi nghiên cứu về kết cấu tác phẩm tiểu thuyết cần phải quan tâm về mặt nội dung ngữ nghĩa và cả về mặt hình thức nghệ thuật.

Theo nhà biên soạn 150 thuật ngữ văn học Lại Nguyên Ân “kết cấu khiến tác phẩm trở nên mạch lạc, có “vẻ duyên dáng của sự trật tự”. Kết cấu của các thể loại quy phạm (ví dụ chủ nghĩa cổ điển) thường có sự cân xứng giữa các thành phần được mô tả và các đơn vị văn bản tương ứng, điều này góp phần thể hiện “tư tưởng về sức mạnh và sự vững chãi”... Sự sáng rõ và hoàn chỉnh của kết cấu là đặc biệt quan trọng đối với những tác phẩm được tiếp nhận gọn một lần; còn với tác phẩm tự sự cỡ lớn thì kết cấu thường được tự do hơn”.

Chính vì, kết cấu là sự tổng hợp giữa việc phân bố các nhân vật, các sự kiện và hành động, các phương thức trần thuật, chi tiết hoá các hành vi, cảm xúc, các thủ pháp văn phong, các truyện kể xen kẽ hoặc các đoạn ngoài đề trữ tình nhờ đó tạo ra được hệ thống các môtíp đặc trưng của từng tác phẩm, từng nhà văn, từng khuynh hướng văn học. Vì thế, chúng tôi đi vào khảo sát, nghiên cứu kết cấu làm nên những đặc trưng riêng của tiểu thuyết Tạ Duy Anh.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w