Thiên thần sám hối (2002)

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 38 - 43)

Có thể nói, sau thời kỳ Đổi mới, Đi tìm nhân vật là tiểu thuyết chịu ảnh hưởng của văn học phi lý phương Tây sâu đậm. Rất it khi, vấn đề con người cá nhân và sự nhận thức cá nhân lại được tiểu thuyết thể hiện một cách trọn vẹn đến vậy, nỗi ám ảnh về sự vong bản và tha hoá sâu sắc, nghiệt ngã đến thế. Có lẽ chính vì vậy, mà đây cũng là nền phông cho những nhân vật đầy phức tạp của Tạ Duy Anh xuất hiện. Các nhân vật của ông đã cùng chung sống với những thứ quái đản, kỳ quặc. Hoặc mặc nhiên chấp nhận sự bí ẩn, khó hiểu của cuộc sống, coi đó là một phần tất yếu, không thể khác đi được.

Thiên thần sám hối tạo dựng một cuộc sống bình dị, con người được đặt

trong mối tương quan giữa khoái lạc bản thân và những ứng xử thô bạo của con người với giọt máu mà mình tạo thành. Nỗi bất an trước cái ác, sư băng hoại của nhân tính con người ở thời điểm hiện tại. Ham muốn bản năng, lối sống thực dụng, đồng tiền đã làm vấy bẩn con người. Con người bị tha hoá trở thành con thú lớn nhất. Họ đang tâm hưởng vui thú mà vứt bỏ trách nhiệm và những cuộc đời của nhưng sinh linh bé nhỏ không được thừa nhận từ khi chưa sinh ra. Đó là một hiện hữu phi lý ngang nhiên tồn tại.

Thiên thần sám hối là câu chuyện về bào thai “còn bảy mươi hai giờ

nữa tôi mới hết giai đoạn của bào thai. Sau đó chỉ còn một việc giãy đạp, gào thét mà chui ra. Thế là thành người”. Và lời nói của một sinh linh còn nằm trong bụng mẹ mà theo số phận ấn định trước thì anh ta chưa được ngày giờ để sinh ra. Nghĩ cho cùng điều này quả là khó chấp nhận câu chuyện về một bào thai đóng vai trò là người kể chuyện và cũng là nhân vật chính. Phải chăng vì vậy mà trong lời tựa của Thiên thần sám hối Tạ Duy Anh viết “Câu chuyên khó tin này là của một đứa trẻ còn trong bụng mẹ. Nếu đọc xong quý vị vẫn không tin thì cũng không sao. Quan trọng chính là ở chỗ quý vị sẽ còn ám ảnh về chuyện có thể tin được hay không” [4,6].

Mỗi con người mang một số phận, một cuộc đời, họ đã được định sẵn được sắp xếp từ khi chưa sinh ra. Hạnh phúc, khổ đau hay vất vả cũng chẳng ai biết trước được nhưng chắc hẳn mọi người ai cũng mong muốn mình hạnh

phúc. Đứa bé - đóng vai trò là nhân vật tôi - được may mắn vì khi được kiến tạo bởi những hạnh phúc tình yêu và sự mong chờ của cả bố và mẹ. Những câu chuyện nó nghe được cũng hoàn toàn nhờ bà mẹ tốt tính của mình đi giúp đỡ những sản phụ khác. Trong những câu chuyện ấy, có cái vui, có cái buồn, cái thánh thiện và cái đáng nghê sợ... Thông thường con người đến với nhau bằng tình yêu, khi tình yêu đó được thăng hoa thì quả ngọt hái được là điều tất nhiên. Những thiên thần bé nhỏ giúp gieo vào lòng họ những tình cảm lớn hơn và sâu sắc hơn. Nhưng ở Thiên thần sám hối thì lại hoàn toàn ngược lại. Những con người sẳn sàng lao vào lạc thú trong phút chốc, sẳn sàng đánh đổi mạng sống của những sinh linh bé nhỏ để vội vã tìm một niềm vui thú mới, hay chạy theo ma lực của đồng tiền và quyền lực địa vị.

Trong Thiên thần sám hối tất cả chỉ được diễn ra trong một bệnh viện nhưng thực chất nó lại là một xã hội thu nhỏ với mặt trái của sự phát triển, tất cả đều có thể được mua bằng tiền dù là những gì vốn bản chất thiêng liêng và quý giá. Tạ Duy Anh dựng nên hình tượng một bệnh viện nhưng không hiểu sao khi đọc xong ta có cảm giác nó chẳng khác gì một cái lò mổ: có tiếng lẻng xẻng của dao kéo, có tiếng la hét, chửi bới và có cả máu nữa... Điều này làm người ta hoảng sợ với cái hiện thực nghiệt ngã và phi lý mà nhiều lúc ngay trong suy nghĩ người ta không giám hình dung đến.

Tạ Duy Anh đưa người đọc đến với Thiên thần sám hối để rồi người đọc tự vấn về sự tồn tại của con người cùng “câu hỏi về thân phận của thế hệ tương lai trên miệng vực của cái ác”. Mỗi câu chuyện đều trả lời cho câu hỏi lớn mà tác phẩm đặt ra: Tình yêu là gì? Sự tồn tại của con người có ý nghĩa như thế nào? Sự sống mang ý nghĩa gì? Nhưng qủa thật, “Nổi sợ ập đến ngay từ khi con người ta chui ra khỏi bụng mẹ, đối mặt với cái thế giới tươi đẹp nhưng cũng đầy tai hoạ. Rồi có vô số điều không lường trước được. Rồi chiến tranh, sự phô diễn man rợ của các loại quyền lực, đủ thứ biến cố khủng khiếp, những bóng ma tinh thần... cứ ngày một đè nặng lên đời sống con người khiến nó bị đè bẹp, dị dạng, tha hoá về nhân cách và phẩm giá”. Tạ Duy Anh luôn

trăn trở về số phận con người, về ý nghĩa đời sống, suy nghĩ về “hậu quả ghê gớm của nỗi sợ là không ai còn dám sống với chính mình và thay vì kiến tạo, họ tìm cách cách tàn phá...” nhất là cảm giác về sự chạy trốn của con người trước những thứ cứ luôn treo lơ lửng trên đầu mình. Khi đó con người hoảng loạn và không kiểm soát được hành động của nó. Nó sẳn sàng làm tất cả mọi việc cho dù mang tính huỷ diệt để cố gắng vùng vẫy tạo ra một ảo tưởng thoát được nỗi sợ. Kết quả của nó lại hoàn toàn ngược lại vì nó lại tạo ra nỗi sợ khủng khiếp hơn vốn có gấp trăm ngàn lần. Và con người nghiễm nhiên bị đánh mất mình, tự mình đẩy mình vào vòng xoáy của tội ác, tinh thần bất ổn, suy nhược dần dần bị cạn kiệt trong nỗi sợ triền miên. Đó cũng chính là bị kịch khủng khiếp nhất mà loài người phải hứng chịu. Thánh Paul đã nói: “Nỗi sợ giống như cái gai ăn sâu vào da thịt ta”[5,9].

Vì sự ích kỷ, tàn nhẫn, người ta có thể kéo đứt đôi đứa con đang lớn lên của mình ra khỏi người, rồi để chó tha mất một nửa chiếc tay [4,49]. Cũng vì sự vụ lợi cái nhân, sự lầm lạc của bản thân người ta có thể nhẫn tâm có thể tăng 4 lần liều thuốc độc để đứa con sảo ra [4,94]. Tác giả đưa ra những triết lý không khỏi làm cho độc giả phải giật mình, kinh sợ khi phải đọc những dòng chữ “Nó có khác gì trứng vịt lộn đâu. Nếu cần anh sẽ chén luôn, thế là chẳng bỏ đi đâu tí nào. Của Sê da trả lại cho Sê da” [4,41]. Nghe nói mà đau lòng biết bao nhiêu. Ông cha ta thường nói “hổ giữ không ăn thịt con” vậy mà mình là những con người bằng xương bằng thịt lại có hành động như vậy khác gì một con thú. Buồn thay cho một kiếp người, cả khi sinh ra và lớn lên cuộc đời đón nhận thật bạc bẽo. Nhưng tất cả còn chưa dừng lại tại đó. Đọc tiếp tác phẩm người đọc còn phải đối diện vực sâu không đáy của tâm hồn con người.

Sự thành công của Tạ Duy Anh trong Thiên thần sám hối là ở chỗ ông đã điểm trúng huyệt, đã nói được một cách vừa nghệ thuật vừa chân thực. Chính điều này làm nhức nhối nhất cảm nhận của con người vì sự băng hoại đạo đức, thói vụ lợi ích kỷ tàn nhẫn của con người trong việc chối bỏ hay phá

huỷ cuộc sông vốn tươi đẹp. Phải chăng cuộc đời này ngoài những màu hồng thì màu xám đã gần như lấn át, đó là lúc những sinh linh vô tội phải gánh chịu.

Độc giả khi đọc cuốn tiểu thuyết này chắc phải cười ra nước mắt với những chuyện chỉ xoay quanh một phòng chờ đẻ mà như cả một cõi nhân gian thu về. Ở đó, lòng yêu thương - sự độc ác, sự cao thượng, thấp hèn, nỗi đau của những kẻ làm người và cả những sinh linh chưa được làm người... tất cả và tất cả, diễn ra một cách âm thầm mà khốc liệt. Đã có những sự sám hối muộn màng. Nghĩ cho cùng đời chắc chẳng thể thiếu sự tốt đẹp nhưng tại sao Tạ Duy Anh luôn lựa chọn con đường đầy chông gai là viết về mặt trái của xã hội, để làm cho người ta sống thiện hơn, đẹp hơn thì quả là ý nghĩa biết chừng nào. Nó đòi hỏi cái tài, cái tâm của nhà văn. Với sự lựa chọn này chỉ chệch một chút thì giá trị lập tức bị đảo lộn, con người trở nên tha hoá hơn nữa. Với việc lựa chọn không đơn giản đó, Tạ Duy Anh “chống lại cái ác dưới mọi hình thức, chỉ có thể làm được điều đó khi tìm ra chân tướng của cái ác, và cách làm tôi tâm đắc là mô tả kỹ lưỡng, sống động về nó để mọi người dễ nhận ra”. Ông không ngần ngại phơi bày cái nghiệt ngã của thời hiện đại “thế giới này vẫn còn quỷ sứ, độc ác, lạnh lùng và tàn khốc lắm em ạ!”, “mình ra đường bây giờ cứ như lạc vào nghĩa địa ấy, nó lạnh lùng, nó tàn khốc, nó nguy hiểm chứ chẳng như ngày xưa còn tí đạo lý [5,20]. Tuy vậy, ẩn sau mỗi câu chữ luôn lấp lánh một tinh thần nhân văn để mọi người tự nhận ra nên phải biết sống thế nào.

Thiên thần sám hối cho thấy sự nỗ nực không mệt mỏi của Tạ Duy Anh

trong quá trình tìm kiếm các giá trị mới mẻ cho văn học. Tiểu thuyết gây ấn tượng mạnh bởi sự khác lạ, thể nghiệm một lối viết hoàn toàn mới trong cách nhận thức thế giới. Nhờ tiếng nói của một con người (bào thai) chưa bao giờ va chạm với thế giới hiện thực, chính vì vậy nên không bị chi phối bởi bất kỳ sự kiện hoặc ảnh hưởng nào. Vì vậy, chẳng thể có ai có thể nhìn nhận một cách khách quan mà sát thực bằng những bào thai. Những yếu tố phi lí, hoài

nghi, tra vấn chính là nét riêng của tác phẩm, để lại một điều ám ảnh trong lòng người đọc, gieo vào lòng họ những trắc ẩn không nguôi về cách con người đối xử với con người trong xã hội này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w