Con người giữa làn ranh thiệ n ác

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 46 - 58)

Những trăn trở về số phận con người trong xã hội hiện đại là điều mà Tạ Duy Anh luôn đeo đẳng và suy nghĩ. Mỗi một ngày trôi qua ông càng cảm nhận được sự mong manh của số phận con người. Chính vì vậy, trong một khoảnh khắc nào đó nhân vật của ông cũng đã phải bật thốt lên: “Cuộc đời thật ngắn ngủi” nhưng điều đáng buồn đó lại là kết quả của những chiệm nghiệm chứ không phải của cảm xúc nhất thời.

Trong mỗi thời kỳ mỗi giai đoạn tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm của ông đều hướng về tâm trạng xã hội lịch sử là sự đeo đẳng, mặc cảm. Có rất nhiều người than vãn rằng họ“sởn gai ốc” khi đọc tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Họ hoang mang khi nhìn thấy tốt phần hiện thực khốc liệt của cuộc sống con

người trong đó, cùng với thái độ lạnh lùng đôi khi tàn nhẫn của nhà văn. Phải chăng khi chính họ sống trong những cuộc sống như vậy ngay họ cũng chẳng thể nhận ra nó khủng khiếp đến mức nào, chỉ khi họ đọc họ suy ngẫm về những gì họ đã làm và họ đang phải sống trong xã hội thì họ mới thấy giật mình, lo sợ vì thế giới này con người sống mấp mé bên bờ vực thẳm của thiện, ác. Cuộc sống kinh sợ vì hiện tại khủng khiếp, tàn khốc đến man rợ. Người ta coi Tạ Duy Anh là nhà văn sở trường về miêu tả cái ác, ở đó luôn có sự biểu hiện của cuộc sống vơi những diễn biến âm thầm mà khốc liệt, có nỗi khổ đau của những kẻ làm người và những sinh linh chưa được làm người. Ở đó tình yêu thương đối đầu với sự tính toán, sự cao thượng chen lấn bởi những thói thấp hèn, con người thì nghiễm nhiên bị cuốn vào vòng tội lỗi.

Sống trong xã hội này vì nhiều nhẽ, vì nhiều lí do mà người ta có thể tự đẩy mình đến bờ vực của thiện, ác: vì hiềm khích cá nhân, vì miếng cơm manh áo, vì quyền lực địa vị, vì tình và vì nhiều cái khác nữa. Trong các tác phẩm của Tạ Duy Anh người ta thấy xuất hiện những con người đóng vai trò trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình. Ta thấy người thì có ngoại hình cực xấu như lão Khổ, lão Phụng... người thì đẹp như hoa như ngọc, như Thảo Miên, Quý Anh, bà Ba, như những sản phụ chờ sinh... Nhưng tất cả ngoại hình trên không nói lên được tính cách ẩn trong mỗi con người, cái vốn cốt lõi để con người ta đánh giá. Với Tạ Duy Anh bản chất con người thì luôn luôn ở ranh giới thiện, ác. Và con người cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái phải lựa chọn, đấu tranh với xã hội, với môi trường, với kẻ thù, với người thân và với cả chính bản thân mình.

Dưới cái nhìn của Tạ Duy Anh, trong Khúc dạo đầu, sự bận rộn của một công trường đang nóng lên từng ngày bởi yêu cầu khẩn cấp của công việc, người ta tưởng nó sẽ chiếm hết thời gian của nhiệt huyết sức trẻ. Tổng hợp trong môi trường đó là sự đố kị, kìm giữ, và cả những toan tính được, mất. Đó là khi “về mặt tổ chức, Sơn là một mẫu mực tuyệt diệu”. Vì địa vị mà con người ta nhẫn tâm, bóp chết một sự sống, phá bỏ đi cái hạnh phúc mong

manh của một phụ nữ đã luống tuổi mặc dù họ đã phải van xin, quì lạy “chị phụ nữ run rẩy quì xuống, cúi rạp dưới chân anh đội trưởng. Nhanh như chớp, Sơn dằn ngửa chị tình nhân ra cát, ấn viên thuốc tẩy cực mạnh vào miệng chị ta” [1,29]. Nhưng rồi sự việc “giản đơn”này cũng qua đi nhanh chóng để nhường lại cho những toan tính khác. Giết chết một sự sống đang manh nha, hình thành trong khi tất cả mọi người đang tập trung gắng sức cho sự phát triển của một xã hội chủ nghĩa thật đáng buồn thay. Sự bận rộn của công việc lại cuốn hút những con người đó vào vòng xoáy của tranh giành quyền lực, tranh giành cả “trí tuệ”nữa, bất kể sự sống chết của những công nhân vô tội, cái họ quan tâm là kế hoạch hoàn thành và làm thế nào để có thể rút ruột công trình một cách nhiều nhất kể cả trong lúc ăn và lúc ngủ cũng vậy. Những kẻ cả ngày chỉ nghĩ đến việc ăn chặn lại có cuộc sống nhàn tản, vương giả trong khi những người tâm huyết với nghề với nghiệp lại mang lận đận vất vả vào thân. “Cuộc sống thật khắc nghiệt. Rồi cũng đến lúc chúng tôi phải “chia tay” nhau để mỗi đứa tìm một cách lo cho cái tổ ấm con con của mình. Không ít người trở nên ích kỷ, vun vặt. Tôi cố xua đi đám mây ảm đạm ấy nhưng dẹp được chỗ này nó lại bợp lên ở chỗ khác” [1,158]. Cuộc sống là những chuỗi ngày đấu tranh để giành lấy những gì gọi là tốt đẹp nhưng họ lại lãng quên đi phần trách nhiệm, lương tâm của mỗi con người.

Con người trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh không bao giờ được phép lựa chọn một lần rồi xong, chưa hết sự kiện này đã có tình huống khác, đời họ vật vã mà nhà văn cũng căng óc ra suy tính. Chính vì thế, mà cuộc sống của con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh không chỉ dừng lại ở những bon chen tầm thường, nó còn được đẩy thêm khi mâu thuẫn giai cấp, thiên kiến, sự ngu muội được nuôi trong thù hận để rồi chính họ lại phải gặp nhau trong các vụ quy kết, các cuộc đấu tố triền miên. Lão Khổ với bản chất của người nông dân chân lấm tay bùn, khởi đầu cuộc sống của lão chỉ là niềm mơ ước có miếng ăn để lấp đầy dạ dày khó bảo của mình. Với hình hài xấu xí nhưng lão chưa làm gì trái với lương tâm của chính mình. Thế nhưng cuộc đời này

không cho lão giữ lại phần bản chất của chính lão. Hoàn cảnh xô đẩy, hiện thực khắc nghiệt không cho con người ta đủ ý chí để chống đỡ. Giữa thế giới bị bủa vây bởi cơm áo gạo tiền, con người ta khác đi, họ cần được ăn để sống qua ngày, họ cần có tiền của thật nhiều để bành trướng thanh danh và khoe mẽ bản thân mình. Mỗi người đưa ra cho mình một lý lẽ để chứng minh những điều mình làm là chấp nhận được, là điều hiển nhiên không trái với luôn thường đạo lý. Tất cả họ đều đúng bởi thế gian này con người phải phát triển, phải trưởng thành, thế hệ sau phải nối tiếp thế hệ trước và hoàn thiện mình hơn. Suy nghĩ của họ chẳng hề sai chút nào, nhưng đáng tiếc thay con đường để họ lựa chọn thực hiện nó mới đáng để nói. Lão Khổ như chẳng thể quên được những ngày làm tôi đòi cho nhà cụ Chánh, lão chẳng bằng con chó được nuôi trong nhà, mơ ước về một bữa ăn no nghe chừng như xa xỉ quá đối với thân phận lão lúc bấy giờ. Vậy nhưng lão vẫn hiền lành, ngoan ngoãn, sợ sệt như ngày nào. Thế nhưng thời thế đã thay đổi, một bước lên tiên, đời lão lại bắt đầu sang một trang mới từ một thằng khố rách áo ôm, nay lại là ông chủ tịch oai phong và cũng từ đây lão Khổ bắt đầu giã từ bản chất chân thật thôn quê của mình để nhường vào đó là tân hồn của một con người đã bị hận thù chiếm trọn “Họ sắp sửa được tự do cướp bóc, đập phá, thả cửa khuân của nả về nhà mình. Họ sắp được đè đầu cưỡi cổ bọn người từng đè đầu cưỡi cổ họ” [2,65]. Trong tâm trí của lão bây giờ chỉ có trả thù, trả thù những gì lão đã từng phải chịu, lão phải trả bằng hết cho cuộc đời này “Lão chợt nhớ đến mấy đứa em chết đói của lão. Lão nhớ tới những trận đòn thừa sống thiếu chết... Tàn phá cũng làm là cách mạng” [2,68], bởi vì nó mà cả cuộc đời này lão đã phải khổ sở, giờ đây thế gian đã thuộc về lão, lão mặc sức mà tung hoành. “Bọn địa chủ phú nông là những con chó”, “phải giết! giết từ lũ ruồi nhặng giết đi” [2,65]. Đã thế nhà văn lại tiếp tục dùng cái giọng quyết liệt để khẳng định trong cuộc sống này con người giữ mình trước cám giỗ của quyền lực để tránh bị rơi vào lằn ranh thiện - ác còn khó hơn nữa. Những thù hận, sự ngu muội của định kiến đã làm cuộc sống của họ trở nên tối tăm, ngột ngạt

lắm rồi vậy mà họ “vẫn hẹn nhau xuống mồ” để đấu đá tiếp. Một con người đã gần như hết sức sống vẫn còn cố “hỏi con luôn mồm thằng ấy, thằng nọ có vác mặt đến không thì lót lá dắt tay ra ngõ hộ”. Dường như ý nghĩa đời sống của con người là “đòi nợ”, là “còn chờ tính sổ nốt thằng ấy, có chết mới hả” [2,214]. Con người trong xã hội này bị cầm tù trong các vòng luẩn quẩn, phi nhân tính, đời nọ làm tội đời kia, người này làm tội người khác... tất cả tạo thành một ranh giới mong manh giữa thiện - ác, ác - thiện trên trần gian. Vậy đâu là nguyên nhân những nỗi oan biến mạng sống con người thành trò chơi?

Vẫn tiếp tục mạch cảm xúc đó, Tạ Duy Anh đã không ngần ngại xoáy sâu hơn nữa vào mặt trái của con người trong xã hội hiện đại. Đã có nhiều người đọc tác phẩm của ông đã tự nhiên thở hắt ra: đời thiếu gì chuyện vui mà không viết, sao viết toàn chuyện ghê người. Nếu thống kê ra trong truyện của Tạ Duy Anh thì mật độ những kẻ ác và những chuyện ác qua nhiều. Không giết người thì cũng mưu toan chuyện giết người, hoặc chí ít có suy nghĩ về cái chết của người khác. Khi đó nhà văn lại có giọng rất quyết liệt, nhiều hình dung từ và động từ mạnh, chõi nhau. Vậy thì cuối cùng ý nghĩa của cuộc sống là gì?

Lật ngược lại vấn đề trên thì ta thấy rõ với Khúc dạo đầu, Lão Khổ là nổi đeo đẳng, ám ảnh của quá khứ thì mặt khác, tác giả lại đưa Đi tìm nhân

vật, Thiên thần sám hối đến với độc giả như một sự ráo riết bày tỏ trước“nổi

bất an trước cái ác, sự băng hoại của nhân tính con người ở thời điểm hiện tại” [37,155]. Ham muốn bản năng, lối sống thực dụng, đồng tiền đã làm vấy bẩn con người. Con người bị tha hoá trở thành con thú lớn nhất. Loạn luân, giết người, lừa đảo, tình già tình trẻ... đều mang bộ mặt con người. Tất cả là sự thật của cuộc đời, cuộc sống nơi trần thế. Tất cả dù ở thời điểm nào đi chăng nữa thì cần nhìn nhận đúng sự thật ấy. Thực ra con người ta không tạo dựng được một thiên đường thì sẽ tạo ra những địa ngục. Ranh giới giữa thiện - ác, thiên đường - địa ngục, có lí - vô lí là hết sức mong manh, họ nhận ra

điều này nhưng họ không có sự lựa chọn nào khác. Hình ảnh người bố cho con uống thuốc sâu, đặt tên con là Trần Văn Khốn Nạn. Có một cô gái điếm khi bị “một thằng chó nó lừa” để trả thù “Tao dắt con gái tao, tức con gái hắn đến cho hắn”, “thằng dê cụ ấy vồ lấy, xơi ngay mà không biết hắn đang loạn luân”.

Tiểu thuyết Đi tìm nhân vật đồng hành cùng cuộc truy tìm nguyên nhân cái chết của một thằng bé đánh giầy, nhân vật tôi đã chua chát trước những gì mà anh đã chứng kiến và ghi lại. Suốt cuộc hành trình toàn chỉ thấy sự trống rỗng va vô luân, bản năng ích kỷ là nét phổ biến của con người trong xã hội hiện đại. Người ta phản ứng thế nào trước cái chết của đồng loại? “Ai đó chết chứ không phải ta, thằng bé đánh giầy nào đó bị đâm chết chứ không phải con trai ta, cháu ta... Thậm chí đôi khi ý nghĩ ấy khiến ta hoan hỉ, sự hoan hỉ của người đứng ngoài nỗi bất hạnh, hoặc không khỏi có lúc ta tặc lưỡi: Cho chúng chết bớt đi, bọn lưu manh” [5,10]. Hay “chính cái thông tin đó cho ta cảm giác ngon miệng hơn bởi ta thấy rõ ta là người hạnh phúc hơn bọn đó nhiều lần. Chúng mày cứ giết nhau đi còn bố mày đây thì cứ chén. Hà hà!”[5,11]. Đọc những dòng chữ này nghe sao mà nó chua xót quá. Còn đâu nữa những hình ảnh của câu ca dao xưa “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn”. Tất cả chỉ còn lại trong kí ức, và chỉ là lí thuyết suông. Thực ra con người trong xã hội này đã quên đi những cái cơ bản mà đáng ra phải có, đó là lòng yêu thương, chở che cho những kiếp người không may mắn. Nhưng có lẽ đi suốt chuyện ta nhận được chỉ là sự thờ ơ và “đa cảm là một biểu hiện quá xa xỉ của tình cảm trong thời buổi hiện nay”. Bởi những gì không liền kề với lợi ích của bản thân thì lien quan gì đến họ, với suy nghĩ mình chẳng phải là một vị thánh để bao quát được cuộc đời này, vậy thì chẳng có lí do gì mà không sống theo chủ nghĩa “đèn nhà ai người đấy rạng”. Cuộc sống là của chúng mày giữ được thì sống mà không giữ được thì cũng chẳng sao cả, sẽ nay mai thôi những lũ người như chúng mày lại chẳng mọc lên như nấm ấy mà “đứa nào chết mặc mẹ chúng nó. Không thích sống

thì chết, liên quan gì đến tôi”. “Nếu thằng bé đánh giầy nào đó chết, chỉ có nghĩa là đội quân đánh giầy ngày một lúc nhúc, đôi khi khá vướng chân, vơi đị một đứa. Vơi đi một đứa nghĩa lí gì!”. Có thể nhiều người khi đọc đến đây sẽ lên án hay trách móc nhà văn đã quá ác ý, bi quan hay nhẫn tâm với số phận con người trong xã hội này. Nhưng nếu thực sự giành ra một chút thời gian ngẫm nghĩ thì suy cho cùng mọi điều trong xã hội này vẫn đang tồn tại và giá trị của mỗi một con người được đưa ra đong đếm bằng sức mạnh của đồng tiền. Họ đáng sống không phải vì họ tốt đẹp mà vì họ có nhiều tiền, họ còn quyền lực và ảnh hưởng. Trong thâm tâm của những con người này thằng bé đánh giầy chỉ như là một thứ dịch bệnh mà người ta cần tránh xa, “quân đầu đường xó chợ. Sao đói kém, bệnh tật, tai nạn, ruồi muỗi, chuột bọ... nhiều thế mà chúng chẳng vơi bớt đi là mấy”. “Anh quan tâm làm gì đến lũ giặc ấy. Chúng nó có chết hết, em cũng không cần biết”. Những câu nói thốt ra từ miệng một người phụ nữ chủ một quầy hàng lớn, nếu thông thường ta có thể gọi là một quý bà ưa chuộng cái đẹp. Vậy mà những lời nói được nhả ra từ cái miệng kia lại nhẫn tân đến vậy. Thế mới biết cuộc đời này thật nghiệt ngã thay, cái chết của người này lại là niềm vui và hạnh phúc của kẻ khác. Những “kẻ tiểu tốt vô danh” thì sự sống và cái chết của họ chẳng nên bận tâm, nếu có chú ý đến thì phải là một sự kiện có kịch tính “người ta thích những cái chết bự hơn” bởi vì xung quanh đó người ta còn cái để thêu rệt, để chuyện phiếm đủ mọi cách mà họ tưởng tượng ra. Thực ra pháp luật không thể phán xét hay đưa ra bất cứ một hình phạt nào với. Bởi họ vô can, vô tội trước pháp luật nhưng liệu có một lúc nào đó trên đường đời này họ bị chính toàn án của lương tâm họ có đang kết tội, phán xét họ, những người đã, đang thờ ơ với sự sống chết của đồng loại mình. Lương tâm của họ có phân vân, hay cắt rứt về những gì hành động của họ đối với con người trong cuộc sống này. Họ đã vô tình đẩy mình sát lại với phần con trong bản chất con người. Như Nguyễn Minh Châu đã khái quát “Cuộc sống trên trái đất này thời nào và ở đâu cũng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w