Bút pháp lãng mạn

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 74 - 77)

Tiểu thuyết Khúc dạo đầu của Tạ Duy Anh được đánh giá, là tác phẩm mang “một vẻ đẹp lãng mạn, diễm kiều”. Trong tiểu thuyết này có thể tác giả còn chịu sự chi phối của quan niệm “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên khi tâm trạng con người phấn chấn thì cảnh sắc cũng tươi tỉnh hơn, “một ngày mới bắt đầu bằng ánh nắng mặt trời… Bài hát phát ra từ chiếc loa làm tôi bừng tỉnh. Một tia nắng sắc như kim nhưng mỏng như sợi chỉ, lả lướt buông vào mặt tôi” [1,283]. Hay khi con người cần sự tĩnh lặng để suy nghĩ thì cảnh vật dường như cũng đồng tình, “Tôi có cảm tưởng một tiếng động nhẹ sẽ làm tan biết những gì vừa có thực trong cuộc đời tôi. Ngoài trời trăng âm thầm toả sáng” [1,290].

Nhưng đến với những tiểu thuyết sau này của ông lại mang đậm chất hiện thực, với những bộn bề, bon chen của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, giữa hiện thực cay nghiệt Tạ Duy Anh vẫn không quên gieo mầm hy vọng cho con người trong xã hội. Với bút pháp lãng mạn Tạ Duy Anh đã làm dịu lại khoảnh khắc khó khăn khắc nghiệt của cuộc sống con người. Một thời đại mới trong nhịp sống nhanh, mạnh, gấp, sự ồn ào náo nhiệt là bầu không khí quen thuộc. Bên cạnh đó, ông đã đưa hình ảnh con người bị phân thân ở một góc lặng trong xã hội để kéo chùng lại nhịp độ cuộc sống, và giảm đi sự trầm uất trong mỗi con người. Vì thế, mà đến với Lão Khổ ta thấy cuộc sống bao trùm những hận thù và sự giằng xé nội tâm, vậy mà nhưng những câu thơ vẫn được rung lên từng nhịp.

Có tình gieo hạt xuống Cây trái sẵn bèn xanh

Cây trái chẳng có xanh [2,185].

Không phải là vần thơ kiệt tác nhưng sự xuất hiện của những câu thơ trong tiểu thuyết như là những đoạn “chêm”, “xen” có tác dụng tạo nên sự giao thoa giữa thế giới hiện thực và những tình cảm giản dị của bản chất con người.

“Đi tìm nhân vật” cũng có những câu thơ, những vần thơ “nhớt nhát mùi đô thị”, đó là những câu thơ được “tôi bật ra từ hôm gặp nàng”

Nàng ở phố G, mơi ta mệt mỏi dừng chân

Sau khi đi xuyên qua cả thiên đường và địa ngục.[5,210] Những câu thơ này không chỉ được tác giả nhắc đến một lần mà đến trang 229 tác giả tiếp tục đề cập tới khi nhân vật “Tôi” thấy “xung quanh mọi thứ đều lung linh sắc màu. Mọi người đều trở nên đáng yêu”. Có khi những câu thơ được “gã bán thuốc ê a đọc”

Chúng ta sống một thời giun dế;

Những giấc mơ dính bết nhớt sên.[5,225].

Trong thế giới mà con người chỉ biết lo đến miếng cơm manh áo, quyền lực và tiền bạc thì những câu thơ này là những phút nghỉ ngơi, giải trí nhưng nó cũng mang một giá trị nhất định trong triết lí sống của con người. Mới đọc ta xem đó chỉ là những phấn kích tức thời của một con người trong xã hội, nhưng hãy đọc và suy ngẫm về ý nghĩa của những câu thơ, để thấy được cuộc sống của thời đại này ra sao?

Không chỉ dừng lại ở việc đưa thơ vào tiểu thuyết mà Tạ Duy Anh còn cho xuất hiện những câu văn tạo hình gợi cảm, giàu tính nhạc trong âm điệu. Trong Đi tìm nhân vật tần số những câu văn như vậy xuất hiện nhiều hơn, “tự dưng mình nhớ nhà quá, thèm được nghe trâu cọ sừng, thèm được ngửi mùi rơm oải” [5,132], hay “Tôi nhìn được tôi cả từ ba chiều, vừa là hun hút, vừa cận…” [5,182], “làng quê tôi hiện ra vừa quen, vừa lạ, lên nước thời gian thành ra xa vắng, heo hút. Tôi nhìn thấy quá khứ qua một lăng kính ẩm ướt, trong đó mọi thứ đều mốc meo và bất động” [5,184]. Những câu văn giàu

hình ảnh, mang tính tượng hình cao thường được xuất hiện, trong cuộc sống khó khăn của con người. Tác giả tinh tế chớp nhoáng được khoảnh khắc sâu thẳm trong tâm hồn họ: “Nếu bạn chưa trải qua tâm trạng như tôi, đang trên đường trở về nơi chôn nhau cắt rốn đồng thời cũng là nơi chôn giấu mọi khát vọng thời thơ ấu, bạn sẽ khó mà cảm nhận hết vẻ đẹp của từng tiếng gõ móng rồi tiếng huýt, hầy đều đều của bác xà ích. Nó gõ vang vào không gian, thời gian và ký ức” [5,183]. Hay khi đã vướng phải cạm bẫy của hiện tại, họ luyến tiếc nhớ về một tuổi thơ vô tư trong sáng của mình. “Em từng có những năm tháng tuổi thơ êm đềm trong môt mái nhà có thể coi như một mảnh của thiên đường. Mẹ là một phụ nữ xinh đẹp, hơi bí ẩn nhưng dịu dàng. Cha có một trí tuệ khá sâu sắc nhưng tình cảm đơn giản và khô khan. Cả cha và mẹ đều là “những công dân danh giá” - như mọi người vẫn bảo. Chưa bao giờ em thấy họ thiếu tôn trọng nhau. Nơi chúng em sống là một thị tứ, buổi chiều nào cũng mù mịt bụi bởi những chuyến xe ngựa chở khách buôn chuyến nghỉ lại. Tiếng móng ngựa, những chiếc kẹo xanh đỏ…”[5,285].

Đến với Giã biệt bóng tối một xã hội quyền lực thuộc về bóng tối, nơi đó những quyền lực tối tăm đã bao trùm lên cuộc sống của con người. Tuy nhiên không phải vì vậy mà những trang văn của Tạ Duy Anh trở nên khô khan, mà ngược lại nó càng được nhấn mạnh hơn nữa nhờ sự xuất hiện câu văn giàu hình ảnh, hình tượng được rung lên như nhịp thơ. Đó là khi “Nó thấy mình nhẹ bẫng, bay lơ lửng trên bầu trời giống như một quả bóng bay. Nó bay mãi, bay mãi qua các miền đất, chỗ nào cũng hao hao như miền đất bà ngoại thường mô tả trong những truyện cổ tích bà kể” [6,35]. Có khi đó là hình ảnh bình dị nhưng giàu chất tạo hình “tuổi thơ của tôi cứ rách tươm ra như tấm áo mẹ mặc suốt thời thiếu nữ”. Đến khi cuộc sống của con người ta có sự khởi sắc thì tâm hồn cũng có sự biến chuyển: “khuôn mặt anh im lìm qua lớp sương mỏng và cứ sang dần lên cùng với những tia sáng đầu tiên của một ngày hứa hẹn trời sẽ đẹp” [6,257]. Hay những câu thơ được bon trẻ đọc ê a mà “tôi nghe thấy”:

Lớp Một ơi lớp Một Đón em vào năm trước

Nay giờ phút chia tay Gửi lời chào tiến bước.

Chào bảng đen, cửa sổ Chào chỗ ngồi than quen…

Qua đây ta có thể thấy Tạ Duy Anh đã thành công khi sử dụng bút pháp lãng mạn, giàu hình ảnh và hình tượng trong những tiểu thuyết hiện thực của ông. Đó là sự đan xen, giao thoa giữa tiểu thuyết hiện thực và lãng mạn tạo ra khả năng tưởng tượng độc đáo và mới lạ cho tác phẩm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w