Đi tìm nhân vật (2008)

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 34 - 38)

Gần mười năm vắng bong, Tạ Duy Anh bất ngờ xuất hiện với tiểu thuyết thứ ba được giới nghiên cứu đánh giá cao. “Đi tìm nhân vật, rốt cuộc

giống như một cuộc truy tìm nguyên nhân cái chết của bản thể, tìm ra nguồn gốc bi kịch của bản thể. Nó khơi dậy những boăn khoăn lớn lao: Tôi là ai? Lịch sử có ý nghĩa gì? Tội ác bắt đầu từ đâu? Gốc gác những khổ đau của con người là gì?” [37,160]. Sự xuất hiện của cuốn tiểu thuyết này đã khẳng định độ “chín” thực sự của tài năng tiểu thuyết Tạ Duy Anh. Nếu Lão Khổ được

viết theo bút pháp hiện thực cổ điển thì đến với Đi tìm nhân vật ta thấy một Tạ Duy Anh khác lạ và hoàn toàn mới. Với sự biến chuyển linh hoạt ông đã tạo ra một thủ pháp hiện thực mới, mà ký ức, hồi ức không còn thụ động, bất động trong mỗi lần trở về. Bất cứ một sự kiện nào, dù xảy ra một cách nhỡn tiền, chỉ mấy phút sau nó sẽ bị trùm lên một đống hoả mù của dư luận. Dư luận cộng đồng như một thứ ám khí lợi hại nhất để xoá bỏ vết tích sự thật.

Đi tìm nhân vật xuất hiện như mang đến một làn gió cho tiểu thuyết

Việt Nam. Tác phẩm hấp dẫn nhưng khó đọc bởi lối viết mới lạ và mật độ dày đặc các biểu trưng làm nên tính đa nghĩa của tác phẩm. Tạ Duy Anh trong lời tác giả nhân tái bản viết “Tôi đã có tới hơn năm mươi lần hồi hộp chờ ra sách (cả in lần đầu và tái bản) nhưng chưa lần nào mà tâm trạng lại rạo rực, bồn chồn như khi chờ đón Đi tìm nhân vật. Đã sáu năm trôi qua kể từ khi Đi tìm

nhân vật có diễm phúc xuất hiện lần đầu, tôi vẫn giữ nguyên cái tâm trạng khi

chờ đón đứa con tinh thần đa cảm, đa đoan tái sinh trở lại. Niềm an ủi lớn và rõ ràng nhất với tôi là trong sáu năm qua, nhiều người vẫn đi tìm nó và Đi tìm nhân vật ”. Vậy ra Đi tìm nhân vật ra đời là sự đánh dấu cho một lối viết tiểu

thuyết mới cũng đồng thời khẳng định vai trò của Tạ Duy Anh trong văn học đương đại Việt Nam.

Đến với Đi tìm nhân vật bước đầu tiên chúng ta chợt nghĩ đây là một tiểu thuyết trinh thám thứ thiệt bởi mở đầu tác phẩm là hình ảnh Chu Quý tình cờ vớ được mẫu báo “Hôm kia... tại đó xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là thằng bé đánh giầy quãng 10 - 12 tuổi, bị một gã đàn ông đâm chết ngay tại chỗ. Hung thủ được mô tả như là kẻ mắc chứng bệnh thần kinh, ăn mặc khá sang trọng. Việc truy bắt đang được tiến hành ráo riết”. Nhưng khi đi vào tìm

hiểu tác phẩm ta lại thấy nhân vật là một hiện hữu, trong một văn phòng nhiều ám ảnh, về sự “vong bản” của con người. Dọc theo hành trình truy tìm nguyên nhân cái chết của thằng bé đánh giầy, nhân vật tôi chua chát đi đến kết luận: “Đa cảm là một biểu hiện quá xa xỉ của tình cảm trong thời buổi hiện nay”. Mẫu tin đã mở đầu cho một cuộc tìm hiểu của Chu Quý và cũng bắt đầu từ đây anh thấy rõ sự hoang mang của chính trong khát vọng chiêm ngưỡng để rồi cố tìm một lối thoát ra khỏi mê cung tối tăm trong tâm hồn con người. Trên hành trình Đi tìm nhân vật Chu Quý bắt gặp la liệt những mẫu bản thảo, những ghi chép dang dở của nhà văn Bân. Chu Quý đã tình cờ biết anh có một lý lịch rất bí ẩn. Suốt nhiều đời dòng họ anh toàn con độc đinh và đến anh cũng vậy. Tất cả bọn họ đã chết bởi một lời nguyền nào đó- trừ anh, anh khao khát kiếm tìm một sự thật nhưng cứ mỗi khi anh gần chạm được vào nó rồi thì lại có một cái gì đó, hoặc một lý do nào đó khiến anh bỏ cuộc. Chính và vậy, anh luôn bì giằng xé trong sự giam hãm của quá khứ và hiện tại. Cha anh mất đi mang theo tình yêu đơn phương dành cho mẹ, rồi mẹ anh lại phải dắt díu anh đi trốn khỏi làng. Sau nhiều năm anh trở thành kẻ chìm đắm trong những thú ăn chơi trác táng và lãng quên đi kẻ thù của chính mình, mà anh cũng là đang bị săn đuổi nhưng lại không giám đối diện vì có thể trong cái bí mật đó chẳng có cái bí mật nào cả.

Cuộc sống của anh lại bị rơi tõm vào vực sâu không đáy khi một cô gái trao cho anh sự trinh trắng nhưng anh hoàn toàn bất lực, để rồi một chút đàn ông trong anh còn sót lại khi anh bóp nát và ăn thịt một con bồ câu bị nạn, với ý nghĩ nhạo báng có thể nó là một thiên sứ. Ngay sau hành động dã man của mình anh lại bị ám ảnh về một tội lỗi của con quỷ ám. Anh lại bắt đầu lao vào cuộc hành trình truy tìm sự thật ẩn dấu phía trong sự tối tăm của tâm hồn con người khi họ chối bỏ niềm tin với cuộc đời.

Thêm một lần nữa trên đường đi tìm đáp án cho câu hỏi, Chu Quý lại bị kết tội. Đó là khi anh nhận “được lời mời viết một bài tham luận cho cuộc hội thảo khoa học tầm cỡ quốc gia, với chủ đề: Sự uyển chuyển trong tính cách

của người Việt” [5,118]. Trong bài viết của mình anh đã chỉ ra những yếu tố sai lạc của “bốn chuyện cổ tích được đem ra dạy trẻ con” nhưng cuối cùng anh bị quy kết tội “thằng Quý hiếp cô Tấm”. Buổi tham luận kết thúc Chu Quý bị đánh cho tơi tả nhưng phần nào đó anh được bù đắp, đó là việc kết thân với tiến sĩ N. Còn tiến sĩ N sau khi buộc phải mượn hồ sơ giả để chối bỏ gốc gác của mình, đến khi công thành danh toại lại không giám nhận người anh em sinh đôi của mình, cuối cùng đẩy em đến cái chết. Thế mới biết cuộc đời lắm điều để buồn cười. Họ sống với sự thành công, của một con người được trọng vọng, được ngưỡng mộ như một con người hoàn hảo của một cuộc đời giả tạo nhưng lại cô đơn, đau đớn, không gia đình ở một cuộc đời thực. Những chuỗi sự việc đeo bám cuộc đời của tiến sĩ N luôn nối đuôi nhau tiếp bước cùng cuộc hành trình của Chu Quý, như một sợi dây vô hình nối với cuộc đời đầy rẫy những bế tắc trong sự mịt mùng của cuộc đời, dẫu biết rằng mọi ngõ ngách dẫn đến đích của cuộc hành trình là hoàn toàn mất phương hướng.

Nhưng cuộc đời này thật trái ngang khi anh trở lại phố G để điều tra về cái chết của thằng bé đánh giầy, anh cang cảm thấy hoang mang cực độ. Bởỉ chẳng biết lí do từ đâu mà anh được cảnh báo về sự xuất hiện của một thằng lừa đảo mượn cớ là nhà báo đi điều tra về cái chết. Về mặt nhận dạng là một người có dáng vẻ lịch sự, đặc điểm y hệt anh và các chỉ số kích thước hầu như là trùng khít. Ngay cả những người gặp anh trước cũng cảnh báo với anh về sự xuất hiện của một kẻ lừa đảo khiến cho chính anh cũng không hiểu được đâu là mình, còn đâu là hắn nữa. Sự hoài nghi trở thành thường trực, mọi người luôn bị đánh động: phải coi chừng những điều tay ấy kể, nói có thể rất lếu láo đấy. Để rồi anh phải làm một kiểm chứng xem còn có phải là chính mình nữa không. Chu Quý đã hẹn gặp Thảo Miên, cô gái gọi cao cấp ở phố G mà anh đã thầm yêu từ lần gặp đầu tiên và rồi những sự thật bẽ bàng hơn khi anh nhận được lá thư của Thảo Miên biết được cuộc đời đau khổ của nàng. Thảo Miên chính là người đã dâng hiến sự trinh trắng quý giá nhất của người con gái cho ông Bân, trong quá trình chung sống cô đã phát hiện ra một bí

mật sâu thẳm đó là tình yêu đơn phương dành cho bà vợ của tiến sĩ N. Và lí do Thảo Miên ép mình rời khỏi nhà ông Bân trở thành gái gọi, nô lệ xác thịt của những đàn ông khác để mình thành con quỷ hút máu, đánh dấu sự huỷ diệt là bán mình cho quỷ. Thật đáng buồn và trớ trêu thay, một con người có địa vị, danh phận trong xã hội lại chịu sự thẩm định, phán xét của một gái gọi cao cấp (dù cô đã từng là một người thánh thiện và bị hoàn cảnh xô đẩy). Trong cái “cộng đồng” bát nháo mà dối trá, thành thực đạo đức, tội lỗi... quay cuồng và tiêu diệt lẫn nhau. Tạ Duy Anh muốn kín đáo vạch mặt cái bản chất “cộng đồng” vô trách nhiệm, đầy ám hiệu và phản trắc ấy.

Cuộc đời thật là những vỡ kịch bi hài lẫn lộn gốc gác nhưng khổ đau của con người không hiểu nó bắt rể từ đâu? Dinh dưỡng bằng gì? Và tại sao nó lại được phát triển tươi tốt trong khi con người hết thế hệ này, đến thế hệ khác đều tàn tạ, gục ngã dưới những cái chết khác nhau hệ quả của tội ác và trừng phạt.

Cuộc sống của những con người trong Đi tìm nhân vật đặt ra vấn đề sự tha hoá của con người bằng việc đưa ra một xác chứng về sự vong bản của cá tính trong một xã hội “bầy đàn hoá”. Chúng ta thấm thía một cảm quan triết lý sâu xa về sự phi lý trong cuộc đời và nỗi buồn thân phận con người - được chất chứa, đôi khi trở đi trở lại như một thứ nỗi niềm không sao giải toả. Tính chất lật lọng của đám đông, của “cộng đồng” được tác giả sử dụng triệt để. Những guồng máy dựa trên “cộng đồng” để triệt hạ cái nhân, đã gián tiếp được tác giả điểm chỉ, tuy không đích danh.

Xin được mượn lời đề từ của Đi tìm nhân vật để khép lại cuộc sống của một “cộng đồng” con người qua nỗ lực đổi mới của ngòi bút Tạ Duy Anh.

Là đá, chẳng phải là đá Nó là vật bắn ra

Từ một vụ nổ

Chứa đựng ngôn từ và lịch sử!

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 34 - 38)