Sự tổng hợp của những bản hoà âm nhiều cung bậc

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 97 - 100)

Đọc một tác phẩm, yếu tố đầu tiên người ta có thể cảm nhận là giọng điệu. Nhưng để hoàn kết các cung bậc, để ngấm vào mình cái dư vị giọng nói tác giả, đó lại là yếu tố cuối cùng, sau khi thâm nhập được vào ý nghĩa tác phẩm. Nhưng giọng điệu không phải là cái khuôn có sẳn trong bất kỳ một thể loại văn học nào. Nguyên Ngọc đã có sự phát hiện tinh tế khi nói: “hình như đang có sự cố gắng hình thành một giọng điệu mới của người viết - một sự cố gắng khó nhọc, chưa định hình. Đó là sự xuất hiện ngày càng rõ hơn giọng điệu mỉa mai, đùa bỡn giễu cợt, thâm chí đôi lúc “chợ búa”, có tính phá bỏ cái nghiêm nghị, mực thước, phá đổ các “thần tượng ngôn từ”” [39]. Đây là một cảm nhận chính xác về giọng điệu mới đang hình thành trong các nhà văn hiện nay. Với Tạ Duy Anh bao giờ cũng tìm được cho mình một giọng điệu độc đáo, riêng biệt, bởi đây là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách nhà văn. Với tiểu thuyết Khúc dạo đầu ta nhận thấy một giọng điệu trẻ trung nhiệt huyết, thuần nhất mang hơi thở, hình bóng anh chàng mới nhập môn. Nhưng bắt đầu từ tiểu thuyết tiếp theo ta thấy cung bậc của giọng điệu đã có sự chuyển biến linh hoạt và hoàn toàn khác nhau. Với Lão Khổ ta bắt gặp một giọng điệu nhẹ nhàng, ngây thơ và có pha chút gì đó hồn nhiên nữa. Trong tiểu thuyết này giọng điệu chỉ nằm ở cung bậc trầm, nhẹ nhàng thấm thía vào

lòng người đọc. Người đọc chỉ đọc và suy ngẫm mà không phải giật thót mình vì những giọng đay đả hay chao chát của các tuyến nhân vật. Nhưng đến với

Đi tìm nhân vật ta lại nhận thấy một giọng điệu lịch thiệp của thế giới những

trí thức trẻ, không chân chất, mộc mạc như Lão khổ. Với giọng điệu chủ đạo thiên về cảm nhận cay đắng thế sự nhưng cung bậc của giọng điệu vẫn không ở một cung bậc cao hơn không còn thâm trầm như tác phẩm trước. Bước sang tiểu thuyết Thiên thần sám hối và Giã biệt bóng tối thì không còn là những bước tiến nhè nhàng, hay sự dịch chuyển không rõ nét mà thay vào đó là một thế giới giọng điệu đa âm, đa màu sắc và sự thay cung bậc trong nhận vật có khi được đẩy lên đỉnh điểm nhưng cũng có khi ngay sau đó ta lại nhận được sự nhẹ nhàng êm dịu trong cùng một nhân vật. Thiên thần sám hối cho ta cảm nhận một sự xuống cấp mạnh mẽ của thứ ngôn ngữ đời sống, với lời văn bỗ bã dung tục và chua chát của “chợ búa”. Khoa sản của bệnh viện trở thành một cái chợ nơi chất chứa đủ thứ loại ngôn ngữ: “Bà hộ lí thì the thé, khan khan, sa sả… ”, hay “bà ta vỗ bụng nghiến răng: “ra đi mày. Tao không ăn vạ bố mày thì thôi chứ mày không có quyền gì ăn vạ tao”” [4,14], “Ấy chớ! Phí của giời! Cô xinh thế kia…”, “tiên sư bọn chó!...”. Với đủ các loại kiểu người, kẻ vì tình, người tiền tất cả đều họp mặt tại đây. Chình vì vậy cung bậc được đẩy lên một bậc cao hơn nữa, cái âm vực chao chát của “chợ búa”. Sự lọc lừa, tính toán trong cái thế giới đầy những kẻ dung tục chứa chất sự đồi bại. Trong đó họ chấp nhận cả những giọng lên gân, ồn ào và sống sượng. Còn Giã biệt bóng tối có sự biến chuyển về giọng điệu rõ hơn hình ảnh thăng bé lang thang luôn lễ phép với mọi người xung quanh thì mọi người lại đối xử với nó một cách thô bạo, hằn học “mày đã khua khoắng kỹ chưa?”, hay “mày có bạn gái chưa ? Mày đã biết cái trò thụt ra thụt vào chưa… mẹ mày chứ rồi thì lại không hơn chó dái”. Trong khi đó thằng bé lang thang lễ phép đáp lời “tuỳ từng hôm cô ạ”, “ cô cho cháu xin cái bao tải.. ”, hay những cách nói với giọng điệu mỉa mai khinh bỉ, và cả bỡn cợt nữa “xinh ra phết, thật phí của giời…hi hi…có cần anh giúp không?”, nhưng ngay sau đó lại là những lời lẽ

thô tục với giọng khinh bỉ “mẹ kiếp, chả lẽ đây lại từng là một con đĩ à?”. Qua các tiểu thuyết của mình, Tạ Duy Anh tạo ra chất giọng bỗ bã dung tục, để kéo lên một tiếng vĩ cầm chào đón cho sự trở lại của những giọng điệu thuần khiết trong mỗi con người.

3.5.2. Giọng đay đả tự vấn và triết lý

Nhìn chung, bên cạnh bè trầm, bè cao của những cung bậc phong phú

trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh thì ta nhận thấy sự xuất hiện của giọng đay đả và triết lý suy tư, tất cả đã tạo một bản phối khí đã âm thanh và hoàn toàn riêng biệt của Tạ Duy Anh. Với kiểu giọng điệu này ông đã không ngừng đưa ra các câu hỏi và truy tìm lời giải đáp. Những suy tư về cuộc đời trong Lão

Khổ, tập trung cô đọng và dồn nén hơn trong chính cái “tôi” của bản thân

mình. Sau đó các nhân vật chiệm nghiệm và thấm thía một cảm quan triết lý sâu xa về sự phi lý trong cuộc đời và nỗi buồn thân phận của con người được chất chứa đôi khi không sao mà giải toả được: “Chẳng ai hiểu gì, đúng hơn, tôi cứ việc hét, gào, rú…chẳng bận tâm đến ai. Từ những cái nhìn vô cảm mà tôi thấy mình bị xốc lên giá treo cổ…Có cái gì cực kỳ phi lý vừa mới xảy ra. Bàn tay số phận thò vào để thực hiện để thực hiện ý muốn của nó hay chỉ là trò nhạo của những kẻ chuyên ẩn mình trong bóng tối?”, “vậy thì tôi là ai? Là hắn hay là một tôi khác? Câu hỏi này thoạt đầu khiến tôi cười phá lên bởi tính ngớ ngẩn của nó. Nhưng nó cứ dần dần trở nên là một câu hỏi nghiệm túc! Tôi là ai? Tôi phải bằng mọi cách biết tôi là ai (…) Là tôi? Là hắn? Hay không phải là tôi” [5]. Những câu hỏi này đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm, ở cả nhiều nhân vật, dù vậy nó vẫn mới và cần thiết cho mỗi cá nhân. Tất cả không chỉ đơn giản là một câu hỏi mà nó dành cho mình một khoảng thời gian, không gian để suy nghĩ và tìm ra chính con người thật của mình. Cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa cái tôi và bản ngã cùng với những tha hoá về đạo đức trong mỗi một con người của xã hội được tác giả nhìn nhận với giọng đay đả, triết lý. Với mục đích cho những lời văn không bị trôi qua một cách vô ý nghĩa khỏi trí óc của người đọc. Qua đó tạo nên được sự day

rứt, trăn trở khắc khoải, riết róng về các vấn đề nhân sinh của con người trong long người đọc. Chính vì giọng điệu khá riêng biệt so với lớp nhà văn đương đại đã tạo nên một Tạ Duy Anh, “nhà văn của đạo đức” và luôn bảo vệ niềm tin cho con người.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 97 - 100)