Khúc dạo đầu (1991)

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 29 - 34)

Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Tạ Duy Anh. Ở đó, vốn sống của ông trong thời gian công tác tại công trường thuỷ điện Hoà Bình đã được huy động một cách tối đa. Có lần Tạ Duy Anh thẳng thắn khẳng định thời gian học ở trường Nguyễn Du là cơ hội để tự “làm sạch” mình, mà nếu thiếu nó chắc sẽ quay lại viết về đời sống công trường. Thực ra phủ nhận sạch trơn những sáng tác trước khi nhập trường viết văn là chưa thật công bằng, nhất là sáng tác về công trường. Bời vì chính cuộc sống khắc nghiệt kéo dài ở một công trình cấp quốc gia dưới thể chế quan liêu bao cấp, vô hình đã bộc lộ khá rõ về bản chất của xã hội Việt Nam. Và cũng chính vì vậy mà Tạ Duy Anh có được những trải nghiệm đầu tiên trong qua trình nhìn nhận thực tế của đời sống xã hội mà chính mình đang sống và tồn tại.

Khúc dạo đầu thuộc mạch những tác phẩm trực diện với các vấn đề về

xã hội đương thời. Tác phẩm lấy bối cảnh công trường thuỷ điện sông Đà để làm nổi bật lên mâu thuẫn giữa những thanh niên trẻ trung giàu nhiệt huyết và cống hiến hết mình cho xã hội (Phong, Châu, Minh,...) - những trí thức mới giám đốc - Nguyễn người trực tiếp chỉ đạo công trình này. Đó là mâu thuẫn giữa trí thức mới và thế hệ cũ. Tham vọng tiền tài quyền lực của Hoàng, ông Được... và sự hi sinh cống hiến vô tư, sự bội bạc hay tình người, sự thánh thiện, cao đẹp của tình yêu giữa Quân và Lệ có làm cho tất cả trùng lại? Chính điều này làm cho tác phẩm có được chiều sâu hơn so với tác phẩm cùng thời. Nhưng tại sao tác phẩm lại không được đón nhận nồng nhiệt? Phải chăng Khúc dạo đầu vẫn mang phẩm tính của loại tiểu thuyết lãng mạn, nó chỉ lấy bối cảnh đời thường bụi bặm để làm bật lên cái cao cả của lòng người trí thức trẻ? Nhưng đáng tiếc thay đây là giai đoạn biến chuyển dữ dội của đời sống xã hội, cái chật vật, khốc liệt của cơm áo gạo tiền hàng ngày, cái ma lực của đồng tiền bủa vây làm con người ta không thể thoát khỏi để mơ ước sự

thánh thiện, trắng trong. Lúc này môi trường không cho con người ta cơ hội để nhen nhóm một mầm xanh cho cuộc đời. Chính trong vòng quay vội vã, khắc nghiệt của xã hội ấy mà còn người ta không giám chấp nhận những gì nhẹ nhàng, êm ái quá.

Tiểu thuyết Khúc dạo đầu được bắt đầu bằng những lời văn khiến cho người ta dịu lại nhưng cũng làm dấy lên một sự hoài nghi, nó đối chọi với thực tại. Tạ Duy Anh viết: “Sau đợt mưa kéo dài trời đất bắt đầu nhẹ nhõm hơn. Quang cảnh bớt đi vẻ u ám do những khối mây màu xám chì chạy xệ xuống ở chân trời, ngự trị suốt mùa đông, bị gió vạc dần thành từng nắm xốp, tãi vung vãi trên vòm trời; và do đây đó những chùm hoa sim, hoa mua, hoa cơm nguội... không cần chạy trốn mùa đông nữa, điểm những đốm sặc sỡ ở khắp nơi như thiên nhiên vừa chụp xuống một tấm vải hoa cực lớn. Những phiên chợ mùa xuân, đổ từ khắp vùng cao Mai Châu, Đà Bắc... về Hoà Bình đủ thứ hàng đặc sản khiến cuộc sống động đậy, gợi trong lòng sự bừng tỉnh thúc dục... ” [1,5]. Và kết lại bằng hình ảnh thật an lành “Ánh đèn ùa ra, sáng loá mắt! dưới ánh điện, tóc Bờ bỏ xoã, hệt nàng Bạch Tuyết vẫn ngự trị trong trí tưởng tượng của tôi từ bé... Đêm ấy đúng vào ngày Chúa giáng sinh” [1,293]. Ở một mức độ nào đó trong cái đói, cái khổ, cái nhục của đời sống người ta không tin vào cái gì thoáng gợi một chút hoang tưởng nữa, người ta không thể tự ru ngủ mình được nữa. Cái cao cả của lòng người trí thức trẻ (Phong, Minh, Châu, Bờ) sự trong sáng vô tư và yêu nghề chỉ nghĩ đơn thuần là hãy nhiệt tình, cống hiến hết mình vì của lí tưởng tuổi trẻ, tài năng và lòng trung thực của họ tưởng rằng sẽ được đền đáp đảm bảo cho họ một thành công nhất định. Nhưng đáng tiếc thay vẻ đẹp lãng mạn, đó có thể tồn tại được giữa mảnh đất hiện thực trần trụi và bụi băm…

Con người trong Khúc dạo đầu sáng trong quá, thuần khiết quá và đắm say quá nên không bám dính vào cuộc sông trần tục này. Đoàn Ánh Dương đã có lý khi viết: “Cái đáo để của cái tôi ấy, được chuyển vào trong truyện ngắn, trong giây phút sự mơ mộng vô tình chạm vào cái gai góc của cuộc đời, cái

bong bóng muôn mầu kia tan vỡ, giọt nước thấm sâu vào đất để thấy được sự mặn mòi. Đó chính là cái loé sáng... ” [32].

Một Khúc dạo đầu nhẹ nhàng, thuần khiết nhưng đã được hé lộ những gì thực sự dữ dội, quyết liệt và bứt phá cho quá trình sau này. Tạ Duy Anh đã chứng thực điều đó qua những tiểu thuyết sau này của ông.

2.1.2. Lão khổ (2004)

Đây là cuốn tiểu thuyết được đánh giá là so với Khúc dạo đầu đã đi từ lãng mạn đến hiện thực, từ ước mơ đến phản tỉnh. Nó đặt ra một dấu hỏi về quá khứ nông dân Việt Nam. Bởi đến với tiểu thuyết Lão khổ ta lại bắt gặp bối cảnh của làng quê Việt Nam, đặt vào đó là những sóng gió thời cải cách ruộng đất và những di chứng của nó để lại trong số phận của mỗi con người. Hoá ra con người có số phận nhưng không là bất biến. Con người chịu tác động của lịch sử nhưng đồng thời họ cũng là người làm nên lịch sử vì sự đan chéo về điểm nhìn đó đã làm nên sự phức tạp, đa chiều của sự sống. Và bi kịch của người nông dân ở đây là trong thế giới mù mờ của họ, phần đông đã cự tuyệt nguồn sáng và số còn lại thì chẳng biết chọn hướng nào.

Phải chăng vì thế mà ở tiểu thuyết Lão khổ (Nhà xuất bản Văn hoá - thông tin, năm 2003) Tạ Duy Anh đã dẫn lời cầu nguyện - kinh Vpanishade để mở đầu cho tác phẩm của mình:

Hãy dẫn tôi từ cái không thực đến cái có thực! Hãy dẫn tôi từ cái tối tăm đến ánh sáng!

Hãy dẫn tôi từ cái chết đến cái bất tử!

Tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời của lão Khổ, nhân vật luôn phải đối diện với toà án lương tâm. Xuất thân bần cố, lão đã bị địa chủ hành hạ vì tư thù dòng họ. Rồi khi cờ đến tay lão phất, lão trả thù, lão giết người, lão lên đến đỉnh của cao của quyền lực. Cuối cùng trong dòng chảy đó lão cũng bị đào thải. Lão đã đi hết “kiếp” của mình, một hành trình tội ác và trừng phạt mà tay trắng vẫn hoàn tay trắng.

Trong sự lần tìm hồi ức của cuộc đời mình những con người đáng thương của làng quê khốn khổ của lão hiện lên rõ như ban ngày. Một cuộc đời đầy long đong vất vả từ quá khứ đến hiện tại. Qúa khứ của lão thật đói rách, cơ hàn khi lão phải đi ở cho nhà chánh tổng nhưng trong cái kí ức đó lão cũng thật oai phong và tự hào biết bao khi đường hoàng là một chủ tịch huyện. Tưởng vậy đã là một sự trọn vẹn của cuộc đời đền đáp cho lão, “luật nhân quả” mà. Nhưng đời lại không theo một quy luật nào cả, cạm bẫy của cuộc đời chẳng chịu buông tha ai. Lí tưởng của cuộc đời lão bỗng dần bị suy sụp với những chuỗi sự kiện. Bắt đầu là sự việc lão bị mắc bẫy mụ Quản rồi đến khi lão nhận được lá thư để lại sau khi bỏ đi của Hai Duy, chuyện Vũ Xuân bị bắn, vụ thanh trừng Tạ Bông, cái chết của lão Phụng. Thời đại đã thay đổi, quyền lực đã về tay người nông dân như lão Khổ, nhưng lão vẫn không bao giờ có thể quên nỗi khổ nhục, đắng cay của một kiếp người tồn tại vật vờ trong đêm trường của tối tăm, của kiếp tôi đòi. Sự đắng cay ấy đã chồng chất thành núi, thành sông trong con người lão, để rồi lão phải nung nấu, hun đúc mối thù với ngay cả với nhân chứng lịch sử còn sót lại là lão Tự. Dù lão Tự đã hạ mình van xin, lão Khổ vẫn kiên quyết không thay đổi: “Không đời nào tôi quên được mối thù với ông”. Thậm chí, lão Khổ còn bắt cả con cái lão Tự phải trả giá theo luật nhân quả. Nhưng cuối cùng thì sự thù hận chỉ đem lại cho những con người ấy một kết cục đau lòng: Tư Vóc nằm ác mộng mà giết phải em mình. Còn lão Khổ phải trả giá bằng một kiếp sống trầy trật, nhục nhã đủ đường, sống nhục hơn cả cái chết. Hiện tại lão lại đang trong tình trạng thật trớ trêu phải ra hầu toà vì những tội lỗi của quá khứ và cuộc gặp lại giữa hai người trong sự đảo lộn kẻ thua, người thắng.

Phần một tiểu thuyết chỉ vẻn vẹn có chín trang là chuyện chính yếu thay cho lời mở đầu. Đến phần hai tác giả mượn lời của Đức Thánh nhân để tuyên ngôn: “Ngôi nhà chỉ giá trị ở cái phần không có gì đó sao”

“Con người: Thưa Chúa vì sao ngài đuổi chúng con ra khỏi thiên đường

Thượng Đế: Hỡi loài vật được sáng tạo bởi cơn ngẫu hứng của ta, chính các ngươi tự rời bỏ Thiên đường đấy chứ!”

Toàn bộ chương hai gồm 233 trang nhưng mở đầu chương hai tác giả viết “những chuyện ngoài rìa”. Mới nghe thì cảm thấy có gì đó không bình thường nhưng thật ra đây chính là phần chứa đựng toàn bộ cuộc đời của lão Khổ. Tác giả muốn nhấn chìm câu chuyện chính yếu, biến nó thành một mạch ngầm, một ẩn ý xuyên suốt ở chiều sâu làm nên sự liên kết giữa các chuyện vụn vặt. Đây cũng chính là phong cách của Tạ Duy Anh, thờ ơ, lạnh lùng, xa lạ nhưng ẩn chứa trong đó là nổi niềm đau đớn, tức tưởi khi nhìn thấy bao số phận con người. Lão Khổ là tiểu thuyết về cuộc đời của những nông dân luôn phải sống trong sự đè nặng của bao thù hận, bao định kiến, tối tăm, bảo thủ. Để rồi trong cuộc sống hiện thực họ không đủ khả năng phải đối diện với tội lỗi mà mình gây ra ở thực tại.”

Tiểu thuyết chỉ xoay quanh ở một cái làng bé nhỏ thôi mà lúc nào cuộc sống cũng như căng lên, ngột ngạt bởi các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp và rất nhiều những cuộc đời không được lựa chọn quyền sống cho chính mình. Không khinh bạc, không gai góc, chỉ tái hiện lại hiện thực mà mỗi trang viết của Tạ Duy Anh cứ da diết một cảm giác của những hồi ức đau nhói. Sự nhẹ nhàng, im lặng đến mức đáng sợ của ngòi bút nhà văn cứ len lỏi vào tận cùng những nỗi uẩn ức, kìm nén của một cuộc sống khép mình và chịu đựng. Đây cũng chính là bản chất của người nông dân. Tác giả đã lấy chất liệu từ những mảnh kí ức từ làng quê mình. Vì nguồn lực cảm hứng đó, Tạ Duy Anh đã viết như có sự thúc dục trong lương tâm của con người phải làm một cái gì đó để vơi bớt đi sự tối tăm, thù hận cho những kiếp người, để những cái tốt đẹp được nhen nhóm, được thắp lại theo đúng với bản chất “trồng cây phải được hái quả”, và họ những con người chân chất thật thà, siêng năng sẽ được hưởng cuộc sống xứng đáng.

Đối với Tạ Duy Anh khi viết về đề tài nông thôn, ông chủ yếu đi vào những mặt hạn hế, tiêu cực. Nhân vật của ông hiện lên có phần rách nát về

mặt hình thức, nhưng ẩn sâu trong tâm hồn họ lại là những nguyên khối của lương tâm con người. Đoàn Ánh Dương cho rằng “... Hình thức của lão Khổ vì vậy đã không tương thích với khát vọng thẫm mỹ bên trong. Cái áo ấy tỏ ra lỡ cỡ với “thân thể nghịch dị” ở cả hai phía, do anh thợ may chưa lành nghề là một nhẽ nhưng quan trọng hơn, do cái thân xác kia quá ư phức tạp” [32]. Qua đó ta thấy tinh thần nhân văn trong mỗi nhân vật của ông, để từ đó con người có quyền ước vọng về một tương lai tốt đẹp, tươi sáng hơn.

Với tiểu thuyết Lão Khổ, Tạ Duy Anh muốn vươn tầm tới một tiểu thuyết hiện đại theo lý thuyết của M.Bakhtin, đúng như nhận xét của Đoàn Ánh Dương trong Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh (nhìn từ lối viết): “Đó là cái cách Tạ Duy Anh giải huyền thoại lịch sử để viết về huyền thoại của cái thường nhật. Muốn tiểu thuyết phải là những câu chuyện không đâu vào đâu ở giữa cõi đời này nhưng lại là cái ôm chứa bản chất của cuộc sống. Tức nó chối bỏ tính chất sử thi, nó xoá bỏ mọi khoảng cách, hoá giải tư duy một trung tâm để đưa vào tiểu thuyết một đời sống đối thoại sống động, đa chiều diện, đặc biệt dân chủ và bình đẳng ...” [32].

Tiểu thuyết Lão Khổ kết thúc bằng những lời nói rất bâng quơ, cũng chẳng thể hiểu nổi ai đang nói với lão nữa, vợ lão, lão hay chính cuộc đời này đang nói với lão nữa kia, “Lão Khổ ơi, có ai cấm lão tin. Nói cho cùng, tội ác dã man nhất mà loài người trút lên nhau là tước mất lòng tin. Cầu cho niềm tin của lão tái sinh trong một kiếp sống không biến con người thành quỷ dữ” [2,250]. Thực chất, cuộc đời có vẻ phi lý của lão Khổ là cú lệch pha với sự phát triển của lịch sử, giống như một con tàu chệch đường ray phải dừng lại; cái tâm lý hoang mang đậm đặc là hiện thực các trạng thái hoài nghi lo sợ được cô lại, được dồn nén chứ hoàn toàn không đáng ngờ; sự sai lệch của chiếc đồng hồ là phi thực nhất nhưng có thể lý giải bằng cái ngẫu nhiên.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w