Không gia n thời gian mang tính tượng trưng, được huyền ảo hoá

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 66 - 68)

ảo hoá

Với cách thức xây dựng nhân vật dòng ý thức, với những hồi tưởng, giấc mơ xen ngang, hiện tại và quá khứ ít có sự phân biệt rạch ròi, nhân vật dường như mờ nhạt. Không gian, thời gian cuối cùng chỉ mang tính tượng trưng, và tạo nên một không gian quá khứ đậm chất tâm linh và cá nhân. Nói một cách cụ thể thì không gian và thời gian đã có sự cá nhân hoá, để đánh giá về nó trong tác phẩm cần phải học cách chấp nhận và trải nghiệm không gian thời gian hoàn toàn mới lạ.

Quả thật, thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh vừa mang dấu ấn của một thế giới hiện tại của đương đại nhưng lại cũng giống như một thế giới không có ở đâu cả, mơ hồ, kì bí, thậm chí là kì quái nữa cùng với sự mù mờ của những tên địa danh và sự biến đổi của những kí hiệu thời gian. Không gian và thời gian trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh mang tính biểu trưng cao. Trên hành trình của cuộc đời mình các nhân vật luôn cố gắng tìm kiếm, với lên một cái gì không xác định. Cái không gian bị mất tính cụ thể khi chuyện này được kể xen kẽ với chuyện kia mà thời gian của nó đã trôi qua. Như khi lão Khổ sắp ra toà thì bao quá khứ của lão chợt oà về, song nó không được sắp xếp theo đúng trật tự thời gian, mà có sự xuất hiện của những yếu tố bất ngờ làm cho câu chuyện trở nên dở dang hoặc gắn liền với những câu chuyện khác. Khi đang ở với hiện tại của phiên toà xét xử lão thì quá khứ huy hoàng lại len lỏi trở về trong kí ức của lão, đó là khi lão đang còn đương chức

đương quyền chủ tịch. Hay trong Đi tìm nhân vật cái không gian, thời gian cũng bị mất đi tính cụ thể, “Khi chuyện này được kể thì nhiều năm tháng và sự kiện đã trôi qua”, “G là một trong những khu trung tâm của thành phố”. Nhưng rồi một loạt các tự ngữ phiếm chỉ xuất hiện như “hôm kia”, “tại đó”, “đúng chỗ đó”, “Nếu không hôm kia thì cũng chỉ sau trước một ngày. Nhưng đúng là hôm kia. Để em xem nào, hôm kia, hôm kìa, hôm qua... chắc chắn không phải hôm qua còn hôm kia thì ... không chính xác là hôm kia. Đúng rồi anh ạ, hôm kia tức là cách hôm nay một ngày, à hai ngày” [5,89]. Qua đây người đọc chỉ biết đến một con phố có bối cảnh chật hẹp của ngóc ghách và những kiốt, nhà hàng. Hay trong Giã biệt bóng tối lúc đầu là chi tiết người con trai đọc lại cuốn sổ ghi chép cũ của bố nhưng ngay sau đó là sự trở về với làng Thổ Ô và những cái chết bí hiểm, rồi những chi tiết về sự sắp đặt cuộc đời của thằng bé lang thang một cách nham nhở và những câu chuyện xung quanh nó. Thời gian chạy dọc theo tác phẩm, theo đường ngang từ quá khứ đến hiện tại. Dòng thời gian đứt gãy liên tục giữa cái “đã” và “đang”, giữa hiện tại, quá khứ và tương lai. Với mỗi thời điểm, sự kiện lan theo chiều rộng của không gian hiện tại. Sự đảo lộn trình tự thời gian, mơ hồ về không gian khiến hành trình là sự kết nối gấp khúc, các sự kiện luôn nhảy cóc bất ngờ, vì vậy nhân vật được cá nhân hoá, chủ quan hoá. Dòng tâm tưởng cá thể có một sự thấm đẫm quá khứ, tràn vào hiện tại, biến hoá thành những ảo ảnh. Tác giả đan xen không gian thực - huyền ảo với những ngôi làng nghèo đói, tàn tạ và những khu phố ồn ào, xô bồ (Giã biệt bóng tối). Những ngôi làng, những khu phố đó vẫn có cuộc sống của bất cứ một không gian định cư bình thường nào khác. Song điều đáng nói là tính chất kì bí, huyền ảo đã xâm nhập, đã lan thấm vào cuộc sống thường nhật, nhưng ranh giới giữa thực và hư, âm và dương ... trở nên nhoè mờ và có lúc không tồn tại. Tạ Duy Anh“Kẻ nào mạo muội biết được nội dung phía sau trang sách này, kẻ đó sẽ bị án phạt là kẻ đau khổ nhất trần gian” [6,10]. “Trước khi mọi người biết được bí mật thì hắn chỉ thấy có dòng con số ghi niên đại cách nay hơn một thế kỷ. Hắn vội vã nhìn

sang xung quanh thì thấy bạt ngàn những ngôi mộ mốc thếch, tức là cũng thuộc loại cổ kính” [6,10]. Tính chất kỳ bí huyền ảo càng được đẩy lên cao hơn khi “Lần này thì dân làng bắt đầu xì xào nói đến chuyện ma quỷ” và “bóng tối đen đặc trải ra mênh mông”. Tác giả đan xen thời gian quá khứ và hiện tại (như tác giả nhắc đến đầu năm hai nghìn, sau đó trở lại năm một ngàn chín trăm chín mươi, rồi lại đến giao thoa giữa hai thế kỷ). Ngay cái kết thúc của chuyện cũng làm ta thấy sự mờ mờ, nhạt nhoà của những ký hiệu thời gian và cũng chẳng thể nhận thấy trong một không gian nào nữa cả. “Còn một chữ nhưng đã bị mờ gần hết, chỉ còn vài vết chấm chấm, vài nét chữ trông như những cái dấu móc, một cữ T viết hoa, một chữ N viết thường, một chữ Y viết thường ... và dòng con số 19... như bị gián nhấm”[6,262].

Với nỗ lực xây dựng không gian không ở đâu cả, một thời gian không xác định lúc nào cả đã tạo nên một chất xúc tác, một thứ thuốc tẩy rửa những phần lấp khuất, mờ tối và bí ẩn trong tâm hồn các nhận vật. Đồng thời nó cũng giúp cho người đọc nhân được chìa khoá giải mã ý nghĩa của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 66 - 68)