Thi pháp thể loạ

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 71 - 72)

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học”, thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hoá các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật” [53,256]. Cũng đề cập đến thi pháp nhà lý luận văn học Nga V.Girmunxki lại nhấn mạnh: “thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi ca (văn học) với tư cách là một nghệ thuật”. Nhìn chung qua hai quan điểm trên ta nhận thấy được thực chất thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu về hình thức nghệ thuật.

Còn xét về mặt thể loại là một phạm trù phận loại của tác phẩm nó là quy ước chung tồn tại trong mọi người như một mô hình tạo dựng khung cho văn bản, nó vừa dùng làm biểu đạt vừa là sự định hướng cho quá trình tiếp nhận. Mỗi loại văn được gắn liền với các thể khác nhau như tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn … Đồng thời sự phân tách giữa các thể loại được dựa trên nhiều yếu tố khác nhau: tính thẩm mỹ, giọng điệu, cấu trúc, dung lượng của tác phẩm. Có rất nhiều quan niệm về sự xuất hiện của thể loại văn học vì nhiều thể loại chỉ phát triển ở một giai đoạn của văn học, sau đó được biến đổi hoặc thay thế. Và ngay cả sự phân chia thể loại qua các giai đoạn cũng khác nhau do sự thay đổi về tính chất, yêu cầu, chức năng của thời đại. Tuy nhiên, nhìn chung thể loại văn học vẫn có thể xác định bởi những hai đặc tính không thay đổi. “Thứ nhất, thể loại văn học là một phạm trù chỉnh thể tác phẩm, mỗi thể loại thể hiện một kiểu qua hệ giao tiếp bằng lời, tương đối ổn

định đối với cuộc sống và đối với người đọc. Thứ hai, đó là một phạm trù trừu tượng. như là sự khái quát hoá một số đặc tính chung, nó không phải là cái khuôn để nhà văn rót một tác phẩm vào đó nhưng lại luôn chi phối từng hành vi sang tạo cũng như mang tính lịch sử thể loại. Ở một thời điểm nào đó, có thể vừa là nó lại vừa là một cái khác nó hoặc đang ngấm ngầm tiến đến: cái khác nó” [50,19].

Trên đây là những quan niệm riêng về thi pháp và thể loại trong văn học, dựa vào đó chúng ta có thể nhận diện được rõ hơn khi nói đến thi pháp học thể loại. Xét theo từ điển thuật ngữ văn học thi pháp học thể loại là sự tổng hợp những đặc tính giúp chúng ta có thể phân biệt giữa các thể loại khác nhau: thơ, kịch, sử thi, tiểu thuyết. Đó là mô hình thể loại tương đối ổn định. Đối với tiểu thuyết là thể loại được đánh giá linh hoạt và luôn biến động chưa có sự định hình nhất định. Vì vậy, có nhiều cách hiểu, cách đánh giá, nhận định khác nhau về thi pháp của thể loại này. Tuy vậy nhìn chung hiểu được thi pháp thể loại có ý nghĩa quan trọng đối với người sáng tác và người nghiên cứu. Nhất là đối với người nghiên cứu văn học thì sự hiểu biết về thi pháp thể loại là một điều không thể thiếu. Tất nhiên, thi pháp thể loại là một khái niệm vừa có tính bất biến, vừa có tính khả biến, vừa vững vàng ổn định, vừa linh hoạt uyển chuyển. Điều này tạo nên đặc điểm riêng của thi pháp từng thể loại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w