Khám phá tính cách nhân vật trong sự dịch chuyển điểm nhìn

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 80 - 83)

Theo quan niệm của tiểu thuyết truyền thống nhân vật trải qua một sự kiện, một quãng đời, một số phận và tất cả kết thúc trọn vẹn tại một thời điểm mà không còn boăn khoăn thắc mắc gì. Nhưng đến với tiểu thuyết hiện đại thì nhân vật tiếp xúc với người đọc giữa dòng chảy của các sự kiện trong cuộc đời nhân vật. Câu chuyện kết thúc bởi những boăn khoăn trăn trở và những hành động còn đang tiếp diễn. Thậm chí qua nhân vật hình dung được suy nghĩ hành động tiếp theo của nhân vật. Còn trong tiểu thuyết đương đại, nhân vật càng được soi chiếu từ nhiều góc độ nhiều điểm nhìn. Chính điều này tạo những ô của khác nhau khi nhìn vào thế giới hiện thực phức tạp.

Với Tạ Duy Anh sự dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt, luôn có sự đan xem và nhiều lúc còn bị xáo trộn đã biến nhân vật trở thành “người tự do”

thoát ra khỏi vòng kiểm soát của chính tác giả. Mỗi nhân vật dường như đều đang vận động và chưa đi hết hành trình số phận của chúng.

Trong các tiểu thuyết của ông các nhân vật chính luôn được tác giả thay đổi điểm nhìn, với Khúc dạo đầu nhân vật chính được nhìn nhận từ góc độ của người trí thức trẻ, nhiệt huyết và yêu nghề, trước cuộc sống của những con người ích kỷ chỉ biết lo cho quyền lực và địa vị. Nhưng đến với Lão Khổ ta lại thấy nhận vật chính của ông lại đứng từ cách nhìn nhận thế giới của những người nông dân nghèo khó suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ nuôi thân. Và sự thay đổi của thời cuộc đã làm họ trở nên lóng ngóng, bỡ ngỡ và ngây ngô. Trong Lão Khổ tiêu điểm luôn được tập trung vào những nhân vật như lão Khổ, Năm Căm, Tư Vóc, đây cũng là cách tác giả xây dựng điểm nhìn ở nhiều phương hướng, nhiều góc cạnh khác nhau tránh được sự nhàm chán và nguy cơ đơn điệu trong tác phẩm của mình. Với

Lão Khổ sự dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt từ quá khứ đến hiện tại đã cho ta

thấy một cái nhìn hoàn hảo về số phận trước sự trớ trêu của lịch sử. Mỗi lần lão Khổ quay về với quá khứ là mỗi lần ta thấy hiện thân của hiện tại, từ hiện tại con người ta soi điểm nhìn linh hoạt hơn vào quá khứ để thấy được nhận vật trong sự hận thù riêng chung.

Trong Đi tìm nhân vật các nhân vật như Chu Quý, ông Bân, tiến sĩ N… đều là những nhân vật đa trùng nhân cách. Mỗi con người có rất nhiều bộ mặt tuỳ vào từng điểm để bàn giao trong tác phẩm. Chu Quý là sự nhập hồn của nhiều nhân vật, hắn là con người là cái bi đát ở bên trong và tất nhiên hắn phải được nhìn nhận, soi chiếu từ nhiều mặt. Mở đầu truyện điểm nhìn được đạt ở nhân vật “tôi” - người truy tìm hung thủ giết hại thằng bé đánh giầy – sau đó biết Chu Quý chính là “tôi” người tình cờ nhặt được mẩu báo. Trong mẩu tin không cho biết địa điểm của vụ án mạng, hay ngày giờ xảy ra nhưng Chu Quý lại biết được ở gần ngã tư cuối phố G. Vậy thật ra Chu Quý là ai, ngay cả “hắn” cũng chẳng biết mình là ai nữa. Và ở một giai đoạn trong cái nhìn mới, Chu Quý là “đồng bọn với kẻ giết thằng bé đánh giầy. Trông mặt

hắn cũng nghê chết đi được. Nó gian giảo, tối tăm”. Nhưng rồi điểm nhìn của nhân vật lại được hoán chuyển sang ông Bân khi từ khi ông đặt tên cho cuốn sách là Đi tìm nhân vật. Với cách nhìn ngược này đã là tôi viết nên cuốn truyện này. Người đọc tưởng tôi hoàn toàn bí đặt. Ai ngờ có một nhân vật ngoài đời hành động giống như hệt như nhân vật của tôi. Với cách hoán chuyển điểm nhìn đã làm nên tính cách nhân vật không còn bị đóng khung cố định mà nhân vật trở thành người tự do thoát ra khỏi vòng kiểm soát của chính tác giả.

Còn trong Thiên thần sám hối điểm nhìn của nhân vật chính là một hài nhi chưa bào giờ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Chính điều này đã làm tái hiện được cuộc sống hiện thực, phơi bày ra những chua chát, đắng cay của cuộc đời này. Đó là câu chuyện về những người đàn ông đầy dục vọng, sống rối trá, nhưng người con gái bị thất thân, những người đàn bà chán ghét cuộc sống cùng chồng nhưng vẫn phải chịu đựng, những không biết con mình khi sinh ra sẽ là ai. Mỗi con người mỗi cuộc đời nhưng những bào thai dù được sinh ra hay không sinh ra chúng đều có chung một số phận nghiệt ngã do những đấng sinh thành kiến tạo ra nó ngoài ý muốn. Với cách chọn điểm nhìn từ bên trong nhân vật bào thai đã làm đã làm con người ta thấy đau xót và nghiệt ngã, kinh sợ trước hiện thực cuộc sống.

Giã biệt bóng tối điểm nhìn của nhân vật lại được quay lại với sự mở

đầu của nhân vật “tôi” khi đọc cuốn nhật ký cũ kỷ của cha mình để lại. Nhưng ngay sau đó ta lại thấy là sự xuất hiện không rõ của nhân vật nào khi đề cập đến những cái chết của làng Thổ Ô và ngay sau đó lại là sự trở lại của nhân vât “tôi” trong vai trò là một thằng bé đánh giầy, và người đọc có thể hoài nghi phải chăng nhân vật “tôi” lúc đầu và sau này là một. Nhưng sự chuyển dịch điểm nhìn lại tiếp tục được thay đổi khi có sự xuất hiện của nhân vật “tao”, rồi đến sự dịch chuyển điểm nhìn sang nhân vật “tôi” và lại đến nhân vật “tôi”, người đọc lúng túng và khó xác định được đâu mới thực sự là nhân vật chính. Ngay đến cả nhân vật phụ thứ nhất cũng chuyển sang xưng “tôi”

mà không rõ lí do vì sao. Với sự biến hoá về điểm nhìn luôn tạo cho người đọc khó hiểu và tạo nên tâm lý ưa khám phá, tìm hiểu. Cùng sự dịch chuyển điểm nhìn đã tạo cho Tạ Duy Anh một phong cách riêng không thể trộn lẫn. Qua đây ta có thể thấy trong các tiểu thuyết của ông luôn có sự xáo trộn, di động trong điểm nhìn khám phá, tạo nên cái nhìn khách quan về nhân vật. Đồng thời với sự dịch chuyển điểm nhìn vào bên trong nhận vật làm cho câu chuyện trở nên sinh động và sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm tiểu thuyết tạ duy anh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w