Hình tợng nhân dân xuyên thấm hầu hết các tác phẩm trờng ca đợc viết qua các chặng đờng. Tại sao Thanh Thảo viết nhiều về hình tợng nhân dân? Điều này có thể đợc giải thích từ hai lý do cơ bản. Là nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ, bớc ra từ cuộc chiến tranh nhân dân, cùng sống và chiến đấu với nhân dân những năm ác liệt nhất, đầy thử thách nhất, Thanh Thảo thấu hiểu hơn hết phẩm chất cao đẹp, vai trò to lớn của nhân dân. Điều đó thôi thúc nhà thơ bộc lộ những suy cảm sâu sắc và chân thành về nhân dân. Nói về quan niệm của mình khi viết trờng ca, Thanh Thảo cho rằng: "Nếu nhân vật chính của anh hùng ca cổ đại là Định Mệnh, thì nhân vật chính của anh hùng ca hiện đại là Nhân Dân, là ý chí của nhân dân chiến đấu với định mệnh lịch sử" [82,82]. Thanh Thảo viết về nhân dân vì lòng mến nghĩa và vì muốn trả nghĩa nhân dân. Lý do thứ hai nh đã nói ở trên, Thanh Thảo là nhà nhà thơ có ý thức sâu sắc về sứ mệnh của thơ ca, có quan niệm thẩm mỹ rất rõ ràng và quan niệm ấy đã đợc tuyên ngôn từ rất sớm. Nhân dân chính là hình tợng cho phép nhà thơ khai thác đợc những vẻ đẹp mà ông say mê: vẻ đẹp "thô sơ và hực sáng" và vẻ đẹp
"lấp lánh chất ngời". Chính nhân dân, những con ngời thô sơ, chất phác thiệt
thà, "những cỏ nội hoa hèn của đồng lầy kinh rạch" với những phẩm chất tốt đẹp đã cho ông nguồn cảm hứng mãnh liệt, để rồi suốt đời thơ, Thanh Thảo tình nguyện "làm ngời hát rong" hát bài ca về nhân dân bất tử. Có thể nói "hình t- ợng nhân dân là hình tợng tổng thể, hiện thân lớn lao nhất cho quan niệm riêng về chất ngời của Thanh Thảo" [54, 235]. Ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân là nguồn nhiệt hứng không bao giờ vơi cạn trong sáng tác của ông:
tôi biết dù mình nói gì nghĩ gì cuối cùng, vẫn trở lại
hỡi những ngời khai phá đầu tiên những đứa con mặt trời nhiệt đới
(Những nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Tiếp nối trờng ca chống Mĩ, khai thác mảng đề tài quen thuộc này, Thanh Thảo có những khám phá riêng có chiều sâu, cách thể hiện riêng không lặp lại và đặc biệt hoàn toàn không đơn giản hoá hình tợng.Ngời đọc nhận ra cái mới
của Thanh Thảo không chỉ ở sự tổng kết, khẳng định sức mạnh lớn lao của nhân dân mà còn là những phát hiện, rung cảm sâu sắc, đầy cá tính khi viết về nhân dân - những số phận cụ thể gánh chịu lịch sử và làm nên lịch sử. Qua các trờng ca, Thanh Thảo giúp ngời đọc hiểu thêm một nhân dân "lặng lẽ", một nhân dân
"cao vòi vọi" của dân tộc mình. Không cao giọng nh cái tôi sử thi thiên về ca
ngợi, cổ vũ, Thanh Thảo viết về nhân dân bao giờ cũng bằng mạch thơ dạt dào, ngôn ngữ đầy sức nghĩ. Ông viết về nhân dân bằng trải nghiệm, "cảm thấu" của chính mình: ta sống cùng nhân dân chết giữa nhân dân/ rất yên ổn mầm cây
thở chìm trong đất/ những định nghĩa cao xa xin dành cho ngời khác/ tôi chỉ
cảm thấu phía sau gơng mặt địa hình (Những ngời đi tới biển). Những năm
tháng sống, chiến đấu trong lòng nhân dân, giữa những con ngời bình thờng, đã cho Thanh Thảo cảm nhận đợc điều đó. Nếu nói về đóng góp của Thanh Thảo trong việc xây dựng hình tợng nhân dân trong văn học có lẽ điều đầu tiên cần phải khẳng định là Thanh Thảo đã viết về nhân dân nh một ngời trong cuộc, nh một đứa con của nhân dân. "Ta sống cùng nhân dân chết giữa nhân dân" - vị thế này khác hẳn vị thế "Con về với nhân dân nh nai về suối cũ" trong thơ Chế Lan Viên. Không tự tách mình ra nh Chế Lan Viên khi viết về nhân dân, Thanh Thảo nói về về nhân dân nh đứa con nói về cha mẹ mình, thân thuộc và thấu hiểu, yêu thơng và tôn kính. Nhân dân trong trờng ca Thanh Thảo, vì thế, không còn là một sáo ngữ. Những dòng thơ về nhân dân của Thanh Thảo nh là một hệ quả tất yếu của một quá trình dấn thân, tìm hiểu, đúc kết để hiểu con ngời Việt Nam, dân tộc Việt Nam:
Đất nớc tôi đây hết thảy con ngời bóng họ toả mênh mông ngày nắng gắt họ đi nh gió họ đứng nh rừng
lúc nằm xuống họ hoá thành mặt đất
(Những ngời đi tới biển)
ở trờng ca của Thanh Thảo luôn hiện diện một nhân dân cụ thể, có tên tuổi. Trong chiều rộng không gian, chiều sâu thời gian, nhân dân trong cảm nhận của Thanh Thảo luôn là những số phận cụ thể, những con ngời cụ thể.
Nhân dân hiện diện qua hình ảnh mẹ tôi, ông Chín, chú Tám, anh út, bé Bảy,
anh Ba, anh T, Tám Hùng, Ba Tốt.. những con ngời góp phần làm nên gơng
mặt "Địa hình" những năm chống Mỹ. Nhân dân hiện diện qua cuộc đời, số
phận của những ngời anh hùng, danh nhân văn hoá nh Trơng Định, Nguyễn Đình Chiểu, Cao Bá Quát... Nhân dân cũng là lớp lớp ngời vô danh ra trận những năm chống Mỹ, đông đảo nghĩa sĩ Cần Giuộc, du kích Ba Tơ, những ngời đi khai thiên mở địa ở đất phơng Nam mấy trăm năm trớc... Thanh Thảo viết về nhân dân trên cấp độ những cuộc đời, những mảnh đời vô tận của nhân dân, một nhân dân rất cụ thể, bằng xơng bằng thịt. Mỗi trờng ca của Thanh Thảo tuy đề tài, cấu tứ khác nhau song đều góp phần dựng lên tợng đài hùng vĩ về nhân dân có chiều dài suốt hơn một thế kỷ. Mỗi lần viết về nhân dân, nhân vật trữ tình nhân danh thế hệ trong trờng ca Thanh Thảo dờng nh đợc soi mình vào nhân dân, nhìn ra sự gần gũi giản dị nhng vô cùng lớn lao họ: "và cứ thế nhân dân
thờng ít nói/ nh mẹ tôi lặng lẽ suốt đời/ và cứ thế nhân dân cao vòi vọi/ hơn cả
ngôi sao cô độc giữa trời/ mãi mãi sống còn hỡi nhân dân tôi/ ngời mãnh liệt
hơn cả ngàn truyền thuyết" (Những ngời đi tới biển). Cảm nhận đó về nhân dân
cho phép nhà thơ liên tởng tới những hình ảnh đầy sức gợi cảm. Nhân dân vừa hiện hữu cụ thể trong hình bóng "mẹ tôi lặng lẽ suốt đời", vừa mang tầm vóc cao cả nh ngôi sao cao vòi vọi, nh sức mạnh của ngàn truyền thuyết. Quả thực đó là những mối liên tởng bất ngờ và bằng mối liên tởng bất ngờ này, nhà thơ đã đem đến cho hình tợng nhân dân một sắc thái mới.
Xây dựng hình tợng nhân dân, Thanh Thảo chú ý tô đậm nét vô danh, bình thờng ở họ. Đó là những con ngời bình dị, mộc mạc nh bông súng bông sen trong đầm nớc, nh loài cây bình bát, ô rô, cóc, kèn vẫn mọc đầy đầm bãi kinh rạch. Nhng, nh hoa sen giữa đầm nớc, những con ngời vô danh bình th-
ờng, thô mộc ấy lại kết tinh những phẩm chất tốt đẹp nhất của muôn đời. Đó
là vẻ đẹp của lòng tốt và nghĩa khí. Không phải ngẫu nhiên mà Thanh Thảo đã chọn nghĩa sĩ - nông dân Cần Giuộc làm chất liệu thẩm mỹ để phát ngôn cho t tởng nhân dân trong trờng ca của mình. Thanh Thảo đã ngợc dòng về quá khứ gặp lại những dân ấp, dân lân chỉ "quen việc cấy việc cày ở trong làng bộ" nh-
ng khi có giặc đã trở thành những nghĩa sĩ xả thân đầy nghĩa khí "đạp rào lớt
tới, xô của xông vào liều mình nh chẳng có" và tạo dựng lại không khí những
ngày đầu đánh Pháp của nông dân Nam Bộ để tiếp tục khắc hoạ vẻ đẹp nghĩa khí ở nhân dân. Những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã từng đợc vinh danh trong thơ Đồ Chiểu giờ đây lại trở thành nguồn thi liệu trong mới trờng ca Thanh Thảo để một lần nữa vẻ đẹp đó lại toả sáng: "thôi, triều đình đừng lén lút thởng ban/
không ai tặng huân chơng cho cây bình bát/ nớc có giặc thì ta đánh giặc/ cần
chi phải lắm lời" (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc). Vẻ đẹp nghĩa khí mà Thanh
Thảo chú ý nhấn mạnh là sự can đảm và trung thực. Đó là những ngời du kích bng biền gan góc, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ địa hình trong chiến tranh chống Mỹ: anh út dám "gài bãi chết trớc của nhà mình", anh Sáu "sống với
anh em bằng tất cả máu mình", anh T Tròn "có thể bất thần leo mút ngọn cây
trâm. Mắt bao hết cuộc càn của giặc"... Đó còn là ngời anh hùng Trơng Định,
thủ lĩnh nghĩa quân Nguyễn Trung Trực, là nhà thơ địch khái Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ dấy nghĩa Cao Bá Quát... Bằng can đảm và trung thực họ dám xả thân vì nghĩa lớn: "ta xin đứng lại/ chiến đấu nh một con ngời/ chặn đờng nỗi
sợ/ và chết nh một con ngời / đã vợt lên nỗi sợ" (Đêm trên cát). Dù nói về ai, ở
thời nào thì điều mà Thanh Thảo muốn chúng ta cảm nhận đợc ở họ vẫn là: nghĩa khí và lòng tốt. Hãy xem Thanh Thảo viết về anh hùng Trơng Định: "... ngọn gió di dân nào thổi anh tới vùng đất hoang sơ này để anh trở thành ngời khai phá ngời làm ruộng ngời đi săn ngời đánh cá ngời đứng đầu trong số những ngời can đảm nhất tôi hiểu sau vẻ ngoài hiền lành cui cút anh con trai xứ Quảng ấy tiềm ẩn biết bao khí phách nung nấu biết bao t tởng quyết liệt luôn giữ một phẩm cách đờng hoàng cái mà ngời ta hay kêu bằng sự cứng đầu cứng cổ. Anh là ngời có xơng sống thẳng và vững... Trong cơn ngặt nghèo những lòng tin mù quáng tan vỡ nh bọt nớc giữa hoang mang mờ mịt anh đã kiêu hãnh nhìn thẳng mặt triều đình và bình thản đứng về phía chúng tôi chấp nhận con đờng cam go của cuộc chiến đấu không cân sức. Đó là sự lựa chọn
đẹp đẽ nhất mà con ngời có thể thực hiện trong cuộc đời hạn hẹp này". Đó là
đầy đủ nhất quan niệm của Thanh Thảo về nhân dân. Nhân dân, những "anh em
bùn đất", những con ngời của đồng lầy kinh rạch là "những ngời tốt vô danh
đầy sức mạnh". Chính họ "là bóng mát giữa đoạn đờng nắng gắt", "là gáo nớc
khiến ta đỡ cơn khát những gì cao đẹp trên đời" (Trò chuyện với nhân vật của
mình). Có thể thấy quá rõ trờng ca Thanh Thảo là tiếng thơ tha thiết nói về nhân dân và vì nhân dân.Viết về nhân dân với nguồn cảm hứng mãnh liệt, phải chăng Thanh Thảo cũng có ớc nguyện đợc nh nhà thơ Đồ Chiểu, trở thành "ngời hát
rong của nhân dân", ngợi ca những "con ngời lấm láp sình lầy", những cuộc
đời nhỏ bé vô danh nh "cây bình bát" nhng đã góp phần làm nên những điều lớn lao cho lịch sử, cho dân tộc. Nhà thơ Nga Nhêcraxôp ở thế kỷ XIX, một nhà thơ của nhân dân, vì nhân dân, cũng đã từng có tâm nguyện lớn lao nh thế: "Tôi dâng nhân dân cây đàn thơ".
Lẳng lặng mà toả sáng, giản dị khiêm nhờng mà mãnh liệt, anh hùng, đó cũng là cảm nhận chung về nhân dân của nhiều tác giả trờng ca thế hệ chống Mỹ. Nhng đến Thanh Thảo, những vẻ đẹp đó mới đợc thể hiện thành một t tởng, một quan niệm chi phối đến toàn bộ hình dung của ngời đọc về hình tợng nhân dân. Thanh Thảo muốn mở tiếp con đờng của nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu đã mở ra khi viết về nhân dân: vinh danh nghĩa khí và lòng tốt. Và xem đó nh tuyên ngôn nghệ thuật của mình: "không áo mão cân đai phẩm hàm văn võ/ họ
để lại những vệt bùn làm vinh hạnh cho thơ" (Những nghĩa sĩ Cần Giuộc).
Nhân dân trong chiêm cảm của Thanh Thảo còn là sức mạnh và cội
nguồn của sức mạnh. Ngợi ca và khẳng định sức mạnh của nhân dân không
phải là t tởng mới trong văn học. Thơ ca cách mạng nói chung, thơ ca chống Mỹ nói riêng đã nói nhiều về điều đó. Và ngay từ xa, trong văn học Trung đại, t t- ởng về sức mạnh của nhân dân đã vang lên một cách hùng hồn qua thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu... Đến Thanh Thảo, t tởng về sức mạnh của nhân dân đợc thể hiện tập trung hơn, đợc phát hiện trong nhiều chiều kích hơn và đặc biệt mang đậm dấu ấn của thời đại mới.
Viết về sức mạnh của nhân dân, trớc hết Thanh Thảo muốn khẳng định, ngợi ca sức sống mãnh liệt, trờng tồn, bất diệt ở họ. Trong thế giới nghệ thuật
của ông, xuất hiện thờng xuyên các biểu tợng giàu tính thẩm mỹ, mang ý nghĩa khái quát, biểu trng: đất, sóng và cỏ. Chúng là những chất liệu thẩm mỹ tạo nên sắc thái riêng biệt trong thế giới nghệ thuật của ông. Chúng vừa là những biểu t- ợng giàu tính thẩm mỹ vừa chuyển tải đợc những thông điệp giàu tính triết luận. Chung quy, đó là những triết lý sâu sắc về sức sống mãnh liệt, vĩnh cữu của nhân dân. Nhà thơ mợn hình ảnh đất để hình dung về sự trờng tồn của nhân dân. Hình ảnh đất, mặt đất, ngực đất, lòng đất, đất phù sa... xuất hiện với một mật độ khá lớn. Chỉ riêng ở trờng ca Những ngời đi tới biển đã có tới gần 30 lần hình ảnh đất đợc sử dụng: "bấu vào đất mong kiếm tìm sự sống", "ghì mãnh
liệt suốt một vùng đất mới", "các chị trẻ các chị già nh đất", "cây cỏ đọng
màu xanh từ ngực đất", "đất sáng trong nh ngọn lửa dấu mình", "những cơn
bão đi qua nén thành dấu vết/ đất nằm im nh chết/ có bao giờ đất chết đâu
anh"... Nhân dân mang một sức sống mạnh mẽ và bền bỉ nh đất. Nhân dân
cũng rộng lớn là bao dung nh đất. Thanh Thảo có lẽ là ngời đầu tiên có phát hiện mới mẻ này.
Nhân dân còn đợc hình dung qua hình ảnh sóng. Thanh Thảo không phải là ngời đầu tiên sử dụng mối liên tởng này. Từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã phát hiện sức mạnh nh ngàn con sóng của nhân dân "đẩy thuyền, lật thuyền cũng là dân". Nhng từ gợi ý ấy, Thanh Thảo, trong trờng ca của mình đã sáng tạo nên một "thế giới sóng" với đầy đủ sắc thái và đầy sức ám gợi cho phép bộc lộ đợc cảm quan sắc sảo, suy t sâu sắc của ông về hình tợng nhân dân. Thanh Thảo có hẳn hai trờng ca đợc gọi dới một cái tên chung Những ngọn sóng mặt trời. ở
đó, sóng hiện hữu đủ hình hài: sóng biển, sóng đất, sóng mặt trời, sóng của lửa, sóng sức mạnh tràn bờ của những cuộc khởi nghĩa nhân dân nh nghĩa sĩ Cần Giuộc, du kích Ba Tơ, những ngời bám đất giữ làng trong kháng chiến chống Mỹ... Những ngọn sóng, lớp lớp đợt sóng ấy trở nên một ám ảnh không dứt của Thanh Thảo về sức mạnh nhân dân:
đã bao lần xuống biển lên trời rồi trở lại đã cháy khô tới giọt cuối cùng
tràn trề nh thể cha từng cạn vơi dò tận đáy cũng xong thôi
nhng vô ích. Sông có đời nào yên ngàn con sóng chết cuối đêm
sinh ngàn con sóng trớc thềm rạng đông đẩy thuyền, lật thuyền dễ không
mát mềm mài, đá mòn thâu xơng
(Những nghĩa sĩ Cần Giuộc)
Biểu tợng nhân dân nh là "ngọn sóng đất", "những ngọn sóng mặt trời" có lẽ là một sáng tạo độc đáo nhất của Thanh Thảo.
Hình ảnh Cỏ với sức sống mãnh liệt của nó thờng đợc các nhà thơ vận dụng với những biểu trng khác nhau. Thanh Thảo sử dụng hình ảnh này nh một chất liệu thẩm mỹ để nói về nhân dân với sức sống bền bỉ dẻo dai. Cỏ âm thầm và mãnh liệt sống trong thế giới nghệ thuật của Thanh Thảo nh một ám ảnh