Những trờng ca viết trong chiến tranh chống Mỹ cứu nớc

Một phần của tài liệu Đặc điểm loại hình trường ca thế hệ chống mỹ (Trang 28 - 31)

Những năm 60 là mốc thời gian đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ và đầy hứa hẹn của trờng ca. Năm 1963, từ chiến trờng miền Nam đầy máu lửa, Thu Bồn viết Bài ca chim Chơ rao. Trờng ca có cốt truyện khá rõ, đó là câu chuyện về tinh thần chiến đấu bất khuất và cái chết anh hùng của hai chiến sĩ cách mạng Hùng (ngời Kinh) và Rin (ngời Thợng). Bài ca chim Chơ rao là khúc hát về mối tình đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến đấu chống Mỹ. Khí thế cách mạng miền Nam tràn đầy trong âm hởng anh hùng ca và cảm hứng lãng mạn

của tác phẩm. Bài ca chim Chơ rao trở thành một hiện tợng văn học độc đáo, gây tiếng vang lớn trong nớc và quốc tế. Có thể coi đây là thành công đầu tiên đáng chú ý của thể loại trờng ca. Theo Trung Trung Đỉnh, Bài ca chim Chơ rao

đã đánh thức đúng lúc một thể loại văn học nhiều năm trớc gần nh bị bỏ quên. Đây có thể coi là một sự khởi đầu ngoạn mục, báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ của thể loại này trong văn học chống Mỹ. Tiếp sau đó là sự ra đời hàng loạt tr- ờng ca: Nguyễn Văn Trỗi ( 1967) của Lê Anh Xuân; Ngời anh hùng Đồng Tháp (1968), Ngời giữ lửa (1975) của Giang Nam; Hành trình (1971) của H- ởng Triều, Trên cát trắng (1973) của Liên Nam; Vách đá Hồ Chí Minh (1970),

Badan khát (1971), Ngời gồng gánh phơng Đông (1972), Tiếng hú ngời

Diôloa (1974), Quê hơng mặt trời vàng (1975), Chim vàng chốt lửa (1975) của

Thu Bồn; Khúc hát ngời anh hùng (1974) của Trần Đăng Khoa; Kể chuyện ăn

cốm giữa sân (1974) của Nguyễn Khắc Phục; Mặt đờng khát vọng (1974) của

Nguyễn Khoa Điềm... Một đội ngũ viết trờng ca bắt đầu hình thành, đó là những nhà thơ thuộc thế hệ chống Mỹ.

Nằm trong quỹ đạo chung của thơ ca chống Mỹ, trờng ca viết trong giai đoạn này mang âm hởng hào hùng, giàu chất sử thi, giàu tinh thần chiến đấu và giàu tính thời sự. Những bản trờng ca đó ra đời từ hiện thực cuộc chiến đấu anh dũng và đau thơng của cả dân tộc, "từ máu lửa tro than, từ những cuộc hành quân từ Bắc chí Nam làm mòn cả đá của đỉnh Trờng Sơn, từ khát vọng cháy bỏng: Không có gì quý hơn độc lập, tự do!" [4,532 ]. Thời sự cách mạng trở thành nội dung của thơ ca, trờng ca cách mạng. Bám sát những sự kiện đời sống chiến đấu cộng với khả năng bao quát hiện thực, những tác phẩm trờng ca ra đời trong kháng chiến chống Mỹ đã tái hiện đợc tầm vóc cuộc chiến tranh cứu nớc vĩ đại, kịp thời tuyên truyền, ngợi ca, khích lệ, cổ vũ, động viên tinh thần đấu tranh cách mạng. Sức mạnh quật cờng của một dân tộc anh hùng, những con ng- ời có dũng khí mạnh mẽ, bản lĩnh phi thờng sẵn sàng hy sinh vì đất nớc đợc tô đậm trong: Bài ca chim Chơ rao, Kể chuyện ăn cốm giữa sân, Khúc hát ngời

anh hùng, Vách đá Hồ Chí Minh, Mặt đờng khát vọng.... Sáng tác Bài ca chim

Chơ rao, Thu Bồn muốn viết nên bản anh hùng ca ngợi ca tinh thần đấu tranh

cách mạng. Tác giả dùng hình ảnh chim Chơ rao, "con chim không bao giờ

chịu lẻ đàn", để tợng trng cho ngời anh hùng mới - anh hùng nhân dân. Bài ca

chim Chơ rao đến từ miền Nam đau thơng đã rung cảm mạnh mẽ ngời đọc bởi

vẻ đẹp vừa rực rỡ vừa bi tráng. Trờng ca Vách đá Hồ Chí Minh là một tráng khúc ngợi ca lòng trung thành, niềm tin chân thành và lãng mạng của dũng sĩ Dang Nghi A với Bác Hồ, với cách mạng. Khúc hát ngời anh hùng của Trần Đăng Khoa là câu chuyện xúc động dựng lên hình tợng đẹp về ngời anh hùng Mạc Thị Bởi. Trờng ca Mặt đờng khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm phản ánh sự khốc liệt của cuộc chiến tranh hủy diệt của đế quốc Mỹ, nói lên những suy nghĩ sâu xa về nhân dân, đất nớc, khẳng định sức mạnh ý chí Việt Nam và đặc biệt là sự trởng thành về nhận thức của tuổi trẻ thành phố Huế (và tuổi trẻ nói chung) những năm chống Mỹ. Trờng ca Mặt đờng khát vọng giàu sức khái quát, là âm vang của những ngày sục sôi đánh Mỹ... Những trờng ca đó ra đời nhờ cách mạng và nhằm phục vụ cách mạng, có tác dụng trớc mắt và có giá trị bền vững dài lâu... Trờng ca viết trong chiến tranh nằm trong âm hởng chung bản hợp xớng hào hùng của thời đại, phản ánh những tình cảm lớn lao, niềm rung cảm tràn đầy lạc quan của nhân dân trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Trờng ca thời kỳ này ảnh hởng rất rõ của sử thi dân gian trên các phơng diện cảm hứng và bút pháp. Với thể loại trờng ca, các nhà thơ đã thật sự tìm lại đợc nguồn mạch sử thi. Những thủ pháp nghệ thuật, phơng thức tái hiện lịch sử của sử thi, anh hùng ca đợc vận dụng sáng tạo trong trờng ca. Bài ca chim Chơ rao của Thu Bồn, Núi rừng mở cánh của Liên Nam, Kể chuyện ăn cốm giữa sân của Nguyễn Khắc Phục, Sóng Nậm Rốm của Vơng Trung... là những thiên trờng ca ảnh hởng khá rõ cảm hứng và bút pháp các sử thi dân gian nh Đam

San, Xinh Nhã. Trờng ca Kể chuyện ăn cốm giữa sân của Nguyễn Khắc Phục

có ý đồ khai thác toàn bộ chất liệu thể loại trờng ca cổ điển. Tác giả muốn trờng ca của mình phải nh một "Khan" thực sự. ở Bài ca chim Chơ rao, Vách đá Hồ

Chí Minh, Thu Bồn đã sử dụng "bút pháp sử thi" để xây dựng tính cách và hành

động của các nhân vật nh Hùng, Rin, Dang Nghi A, tạo ra những huyền thoại, những anh hùng Đăm San, Xinh Nhã trong thời đại chống Mỹ: "Sức mạnh

Đam-San tay thần Xinh Nhã/ Dồn vào lồng ngực Nơ Trang Lơn/ Rốc, Xếch lên

cung, Giàng khiếp sợ/ Đá lăn sấm động chuyển Trờng Sơn (Bài ca chim Chơ

rao). "Dang Nghi A nh ngọn đuốc băng mình/ Gãy đổ rừng cây, vách đá rung

rinh/ Đầu ngọn núi đánh đa trên miệng hố/ Lồng ngực con ngời căng trong

bão tố/ Máu vọt ra mở đờng cho vách đá bay lên" (Vách đá Hồ Chí Minh). Tr-

ờng ca Thu Bồn mang âm vang, hơi thở sử thi Tây Nguyên. Sự xuất hiện của những trờng ca viết trong những năm chống Mỹ, mà mở đầu là Bài ca chim

Chơ rao của Thu Bồn khiến ngời đọc nghĩ đến dấu hiệu hồi sinh một thể loại

vốn có từ lâu trong lịch sử văn học - các Khan của các dân tộc Tây Nguyên. Thực ra đó là sự sống lại của không khí sử thi cổ xa trong thời đại mới. Trờng ca vốn là sử thi, nội dung sử thi thờng gắn liền với những sự kiện lớn, nhân vật là ngời anh hùng có sức mạnh mang tính chất huyền thoại, đợc khắc họa bằng những hành động phi thờng... Những đặc điểm này của sử thi sẽ sống lại trong điều kiện, hoàn cảnh thích hợp. ở những giai đoạn cuộc sống có những biến chuyển lớn lao, nhịp thơ hùng tráng lại vấn vơng lòng ngời, những trờng ca mới lại ra đời. Hiện thực hào hùng những năm chống Mỹ chính là bối cảnh thích hợp cho sự sống lại của "không khí sử thi" trong các trờng ca hiện đại. Dấu ấn sử thi ở một số trờng ca ra đời trong chiến tranh cho thấy các tác giả đã có sự tiếp thu, vận dụng những kinh nghiệm nghệ thuật của một thể loại đã có trong truyền thống vào những thể nghiệm đầu tiên của mình. Dấu ấn của sử thi vắng hẳn trong các trờng ca sau 1975 khi các nhà thơ đã có những bớc tiến nhất định về t duy nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Đặc điểm loại hình trường ca thế hệ chống mỹ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w