Những hình tợng lớn trong trờng ca thế hệ chống Mỹ 1 Hình tợng đất nớc

Một phần của tài liệu Đặc điểm loại hình trường ca thế hệ chống mỹ (Trang 56 - 59)

Tiếp nối mạch thơ kháng chiến, trờng ca thế hệ chống Mỹ đã xây dựng đợc hình tợng đất nớc, vừa cụ thể, vừa khái quát, mang tầm triết luận. Sự hình dung về đất nớc của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ thật giản dị mà thấm thía. Cha bao giờ đất nớc hiện lên cụ thể, chân thực và gần gũi, thân thiết đến nh vậy. Đất nớc hiện lên trong những điều nhỏ bé nhất, những gì vẫn gắn bó với cuộc sống chúng ta hàng ngày, ở ngay trong cuộc sống bình dị của mỗi con ngời. Đất nớc đợc tìm thấy trong những định nghĩa giản dị mà sâu sắc: Đất nớc bắt đầu với

miếng trầu bây giờ bà ăn/ Đất nớc lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà

đánh giặc/ Tóc mẹ thì bới sau đầu/ Cha mẹ thơng nhau bằng gừng cay muối

mặn/ Cái kèo, cái cột thành tên/ Hạt gạo phải một nắng hai sơng xay, giã,

dần, sàng/ Đất nớc có từ ngày đó/... Đất là nơi anh đến trờng/ Nớc là nơi em

tắm/ Đất nớc là nơi ta hò hẹn/ Đất nớc là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong

nỗi nhớ thầm (Mặt đờng khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm). Hình tợng đất nớc,

Tổ quốc trong trờng ca thế hệ chống Mỹ gắn liền với những phát hiện mới mẻ và rất riêng của thế hệ. Trong hình dung của những ngời lính s đoàn, Tổ quốc đ- ợc cảm nhận một cách "rất lính": "Tổ quốc gần nh một phong th", "Tổ quốc xa nh vầng trăng tôi ngóng đêm rừng", "Nhìn màu áo tôi nhận ra Tổ quốc", "Tổ

quốc là tấm áo lính sờn vai", "Nhấp nhô sông núi những s đoàn" (Trờng ca s

đoàn - Nguyễn Đức Mậu). Có một ghi nhận đặc biệt trong các trờng ca là hình tợng đất nớc thờng ít gắn liền với địa danh. Nếu nh trong thơ, trờng ca của Tố Hữu, đất nớc gắn liền với tên núi tên sông và những miền đất cụ thể thì hình t- ợng đất nớc trong thơ chống Mỹ gắn liền với những cảm nhận, suy t riêng giàu tính triết luận, gắn liền với những trải nghiệm của mỗi ngời lính. Tổ quốc, đất nớc đối với họ không phải là cái gì xa lạ trừu tợng, không chỉ dừng lại ở một khái niệm mà hiện hữu trong những gì cụ thể nhất, tuỳ theo cảm nhận của mỗi ngời. Đó có thể là một gơng mặt thân yêu, hình bóng ngời mẹ nghèo, ngời em nhỏ... Đất nớc thờng đợc hoá thân vào hình ảnh Mẹ: Dân tộc tôi khi đứng dậy

làm ngời/ là đứng theo dáng mẹ/ đòn gánh tre chín rạn hai vai (Những ngời đi

tới biển - Thanh Thảo). Đất nớc là tất cả những gì gắn bó thân thiết nhất mà họ phải chiến đấu để bảo vệ.

Đất nớc còn đợc nhìn trong bề dày của lịch sử và chiều sâu văn hoá. Nguyễn Khoa Điềm đã giành 428/ gần 1400 câu thơ (Chơng Đất nớc) trong tr- ờng ca Mặt đờng khát vọng, để thể hiện những cảm nhận của anh (cũng là cảm nhận của cả một thế hệ) về đất nớc, một đất nớc 4000 năm lịch sử với biết bao giá trị văn hoá đẹp đẽ mà nhân dân đã bồi đắp theo năm tháng. Bằng vốn kiến thức phong phú về văn hoá dân gian và lịch sử đã đợc biến hoá qua những hình ảnh gợi cảm, qua giọng thơ sôi nổi tha thiết, tác giả đã dựng nên hình tợng đất nớc mang vẻ đẹp và chiều sâu hiếm thấy: Thời gian đằng đẵng/ Không gian

mênh mông/ Đất nớc là nơi mình đoàn tụ/... Những ngời vợ nhớ chồng còn

góp cho Đất nớc những núi Vọng Phu/ Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn

Trống Mái/ Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại/ Chín

mơi chín con voi góp mình dựng đất tổ Hùng Vơng/... Ôi Đất nớc sau bốn

ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hoá núi sông ta... Đất nớc

đợc cảm nhận nh là sự thống nhất của các phơng diện truyền thống, văn hoá rất thiêng liêng song cũng rất gần gũi với cuộc sống của mỗi con ngời. Những giá trị tinh thần bền vững ấy của đất nớc đã gắn liền quá khứ, hiện tại với tơng lai, đợc nuôi dỡng qua các thế hệ. Cùng mạch cảm nghĩ này, khái niệm đất nớc trong Trờng ca s đoàn của Nguyễn Đức Mậu đợc cụ thể hoá đầy xúc động:

Chúng tôi lớn lên đã có ma ngâu Đã có miếng trầu lá xanh, vôi trắng

Đã có đá mài gơm, đã vàng tre làng Gióng Ông đồ rau đội nồi cháo loãng

Lửa nhen lời cổ tích thâu đêm.

Trữ tình và chính luận, cụ thể hoá và khái quát hoá đó là những bút pháp chủ yếu mà các tác phẩm trờng ca sử dụng khi viết về đất nớc, Tổ quốc. Vì thế, hình tợng đất nớc trong trờng ca thế hệ chống Mỹ hiện lên vừa cụ thể vừa khái quát, vừa mang tầm triết luận sâu sắc nhng cũng thấm đẫm cảm xúc trữ tình. Đó là hình tợng mang vẻ đẹp lớn lao kỳ vĩ nhng lại thân thiết vô cùng trong cảm nhận của ngời đọc. Nếu nh đất nớc, Tổ quốc trong thơ Xuân Diệu, Tố Hữu, Chế Lan Viên luôn đợc hình dung ở tầm vóc lớn lao kỳ vĩ, mang tầm thời đại và đợc

ngỡng vọng từ xa: "Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ. Đất anh hùng của thế kỷ

XX" (Miền Nam - Tố Hữu), "Tên Tổ quốc vang vang ngoài bờ cõi/ ... Ta mọc

dậy trớc mắt nhìn nhân loại/ Hai chữ Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng"

(Thời sự hè 72, bình luận - Chế Lan Viên)... thì đất nớc trong trờng ca của thế hệ chống Mỹ hiện lên chân thực, cụ thể, gắn liền với những cảm nhận rất riêng t, máu thịt của mỗi ngời.

Có một điểm gặp gỡ chung của các tác giả trờng ca là họ đã nói lên đợc sự gắn bó giữa số phận cá nhân với vận mệnh chung của đất nớc. Đây trở thành t tởng chung của thời đại khi mà vấn đề dân tộc nổi lên nh một vấn đề cơ bản nhất, có tính chất quyết định, chi phối hầu nh tất cả các vấn đề khác.

Đất nớc đẹp mênh mang

Đất nớc thấm sâu đến tận cùng xơng thịt chỉ riêng cho ngời chúng tôi dám chết

(Những ngời đi tới biển - Thanh Thảo)

Đất nớc, Tổ quốc không còn là khái niệm trừu tợng mà chính là sự hoá thân của mỗi con ngời, mỗi cuộc đời qua lớp lớp thời gian. Nói cách khác, nhân dân với sức sáng tạo và sự hy sinh nhẫn nại của mình từ bao đời nay đã làm nên đất nớc. Nhận thức về đất nớc luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân, đó cũng là nét nổi bật trong chủ nghĩa yêu nớc ở thời kỳ này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm loại hình trường ca thế hệ chống mỹ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w