Hiện thực lớn lao kỳ vĩ của cuộc kháng chiến, đời sống tâm hồn phong phú của mọi tầng lớp nhân dân trong chiến tranh đợc phản ánh trong tầm vóc lớn của các tác phẩm trờng ca, đã đặt ra trớc mắt nhà thơ một yêu cầu là phải làm thế nào để nâng cao năng lực của ngôn ngữ thơ. Các nhà thơ trẻ với tài năng của mình đã đem đến cho ngôn ngữ trờng ca khả năng diễn đạt phong phú. Các biện pháp tu từ truyền thống của thơ ca: so sánh, ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ... đợc vận dụng linh hoạt, sáng tạo theo kiểu t duy hiện đại giữ vai trò quan trọng trong các trờng ca.
Nghệ thuật trùng điệp thờng xuyên đợc sử dụng trong các trờng ca và có vai trò hết sức quan trọng. Vì sao biện pháp tu từ này đợc sử dụng với mật độ khá lớn?. Trớc hết, điệp từ, điệp ngữ, điệp khúc đợc sử dụng thờng có tác dụng khắc sâu, nhấn mạnh một nội dung nào đó mà nhà thơ muốn bày tỏ. Hiện thực phong phú, phức tạp của đời sống chiến trờng dội vào thơ ca khiến nhà thơ đứng trớc hiện thực ấy không thể nói một lần là hết, một lần là đủ. Biện pháp trùng điệp đợc vận dụng trong các trờng ca giúp nhà thơ có thể xoáy sâu vào những mảng hiện thực, tâm trạng khác nhau. Những gian khổ mà ngời lính phải trải qua trong hành trình đi tới thành phố đã đợc tô đậm:
Em nhớ anh hãy nhớ về ngọn lửa Lửa đang soi mặt đất mấy tầng đêm Những cơn khát bặm môi vào bẹ chuối Hiện lên
Những dấu gậy cơn sốt rừng run bắn Hiện lên
Những giọt mồ hôi ròng nh nấu chảy Hiện lên
(Đờng tới thành phố - Hữu Thỉnh)
Những khoảnh khắc thảnh thơi của ngời lính trong chiến tranh thật hiếm hoi và đáng giá, tựa nh một hạnh phúc lớn lao. Thanh Thảo đã diễn tả sâu sắc cảm giác đợc tận hởng hết mình hạnh phúc giản đơn ấy bằng điệp khúc vang lên nh một tiếng reo vui:
ba mơi phút nữa hành quân đợc cời vang
nằm trên cát ấm
đợc ngụp lặn hết mình lòng sông đẫm đợc bè bạn với đá với trời xanh với rừng đợc nín thở hồi hộp cùng chú bói cá đợc là con trai không phải giữ gìn cánh tay trần khoát vai lên sóng ba mơi phút nữa hành quân
(Những ngời đi tới biển - Thanh Thảo)
Hữu Thỉnh dùng điệp khúc: "Chúng tôi vốc cát lên/ Chúng tôi nghe cát nói/
Chúng tôi bắt đầu nh thế với Trờng Sa" tới ba lần trong một chơng rất ngắn của
Trờng ca biển nh một lời khẳng định sự hiện diện của ngời lính trên đảo với
tâm thế sẵn sàng đối mặt với những gian khổ. Biện pháp trùng điệp đợc sử dụng rất nhiều trong các trờng ca có ý nghĩa nâng cao năng lực biểu đạt của thơ.
Sở dĩ trờng ca thờng sử dụng biện pháp trùng điệp là bởi độ dài của tác phẩm. Đây là lý do thứ hai chúng tôi muốn nói đến. Độ dài của trờng ca một mặt cho phép nhà thơ vận dụng thủ pháp trùng điệp khá "thoải mái", một mặt lại gây ra áp lực buộc các nhà thơ phải sử dụng đến chúng. Chúng tôi xin giải thích cụ thể hơn khía cạnh thứ hai này. Do áp lực của độ dài, trờng ca buộc phải thay đổi thờng xuyên nhịp điệu, tiết tấu, tạo ra những điểm căng chùng, thăng giáng khác nhau tránh gây ra cảm giác đơn điệu, nhàm chán ở ngời đọc. Điều
này buộc ngời viết trờng ca phải tạo đợc nhiều điểm nhấn cảm xúc. Thủ pháp trùng điệp chính là những điểm nhấn quan trọng trong cảm xúc và tiết tấu, góp phần đắc lực vào việc tạo nên tính phức điệu trong trờng ca. Bao giờ cũng vậy, ở những chổ dùng điệp từ, điệp ngữ cảm xúc phát triển theo chiều hớng tăng tiến, tạo ra những cao trào, chuẩn bị cho một sự triết lý, khái quát nào đó:
nếu ngời còn cơn giận dữ thiêng liêng ôi Tổ quốc
hãy nghe những tử tù đòi sấm sét
hãy nhìn những cọc nhọn sông Bạch Đằng phóng lên trời nh tia chớp rạch
tiếng trống tiếng trống tiếng trống
(Những nghĩa sĩ Cần Giuộc - Thanh Thảo)
Đất Nớc
Phải chặt tre đóng cọc mà giữ lấy! Đất Nớc
Phải đan phên, đổ đất mà giữ lấy! Đất Nớc
Phải phá nhà, chặt cây vờn vác ra mà giữ lấy! Đất Nớc
Phải neo ngời xuống sông chặn nớc mà giữ lấy! Đất Nớc
Đất Nớc không thể trôi đợc! ... Đất nớc
Đang gầm lên trong sóng gió ngất trời
(Mặt đờng khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
ở trờng ca Mặt đờng khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, biện pháp trùng điệp đợc sử dụng dày đặc tạo nên âm hởng hào hùng, tựa nh một lời thúc giục, hiệu triệu thế hệ trẻ xuống đờng thực hiện khát vọng tự do, độc lập. Trờng ca rất cần sự đa dạng của tâm hồn, và tác giả của nó, trên suốt chặng đờng dài để hoàn thành tác phẩm không những phải duy trì đợc cảm xúc một cách nhất quán mà
còn phải tạo nên nhiều đỉnh điểm với nhiều trạng thái khác nhau. Nghệ thuật trùng điệp tạo sự mạnh mẽ, dồn dập trong nhịp điệu của các trờng ca, góp phần làm thay đổi các cung bậc trong tình cảm, sự phong phú trong tiết tấu của các tác phẩm. Những trờng ca đợc kết cấu theo mạch cảm xúc đặc biệt hay sử dụng biện pháp nghệ thuật này.
Biện pháp tu từ so sánh đợc sử dụng sáng tạo trong các trờng ca, thể hiện tài năng và tâm hồn tinh tế nhạy cảm của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ. Trong trờng ca thế hệ chống Mỹ, so sánh thờng kết hợp với trùng điệp tạo nên những so sánh - trùng điệp giàu sức biểu cảm. Có thể là lối so sánh liên tiếp, chồng chất kiểu nh: dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất/ mời
tám hai mơi sắc nh cỏ/ dày nh cỏ/ yếu mềm và mãnh liệt nh cỏ (Những ngời đi
tới biển - Thanh Thảo). Mẹ nuôi con lặng lẽ nh cây/ Mẹ nuôi con lặng lẽ tháng
ngày/ Mẹ nuôi con nh mặt trời nuôi cỏ/ Mẹ nuôi con nh rừng nuôi gió (Mặt
trời trong lòng đất -Trần Mạnh Hảo). Cũng có thể có thể là lối trùng điệp vế so sánh và vế đợc so sánh. Thanh Thảo rất hay sử dụng kiểu so sánh này: và cứ thế
nhân dân thờng ít nói/ nh mẹ tôi lặng lẽ suốt đời/ và cứ thế nhân dân cao vòi
vọi/ nh những ngôi sao cô độc giữa trời (Những ngời đi tới biển), khuôn mặt
buồn hơn câu hát/ câu hát buồn hơn đêm rừng sác hoang vu (Những nghĩa sĩ
Cần Giuộc). Nghệ thuật so sánh không những giúp chúng ta có đợc những nhận biết mới về đối tợng mà còn phát hiện và khám phá ra đợc những khía cạnh mới, những chiều sâu ngữ nghĩa trong bản thân ngôn ngữ diễn đạt. Nghệ thuật so sánh đợc vận dụng trong trờng ca cho thấy t duy thơ nhạy bén, cảm quan hiện thực sắc sảo của các nhà thơ thế hệ chống Mỹ. Sức mạnh so sánh là ở nhận thức. Hàng loạt so sánh đã đợc vận dụng giúp ngời đọc có cái nhìn cụ thể hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những trải nghiệm của nhà thơ trớc mọi vấn đề của cuộc sống. Nếu nh so sánh trong thơ trữ tình (bao gồm cả thơ trữ tình dân gian) thờng hớng tới cụ thể hoá đối tợng thì trong trờng ca so sánh vừa cụ thể hoá vừa là ph- ơng tiện để khái quát. Lối so sánh trùng điệp còn góp phần mang lại âm hởng hào hùng cho trờng ca.
Để biểu hiện sự kỳ vĩ của hiện thực và cố gắng phi thờng của con ngời, tr- ờng ca còn vận dụng sáng tạo phép tu từ nhân hoá gắn với "hình ảnh lớn":
"Hàng dơng quanh năm cãi lời ngọn gió", "Dừa réo lên vuốt cong ngàn tia
kiếm", "ới ới tiếng cồng gào thét" ( Bài ca chim Chơ rao - Thu Bồn), "Vách
núi vơn cao ngất/ Khoan khoái thở làn hơi, Nơi chỗ đất gặp trời/ Cãi vã bằng
những cơn giông tố" (Vách đá Hồ Chí Minh - Thu Bồn), "Trờng Sơn thác bay
trong mây/ đá tai mèo xô ngang ngực", "chớp nh lỡi búa xanh chẻ đôi rừng
già", "con nớc lớn nuốt trời xanh khoảnh khắc/ lau trắng xoá đứng trong
chiều lặng phắc/ những rẫy mới phơi lng trần đen sạm/ thở nhọc nhằn từng
đụn khói đùn lên" (Những ngời đi tới biển - Thanh Thảo)... Những hình ảnh lớn
lao kỳ vĩ đợc gắn với nhân hoá hoặc lồng trong nhân hoá có thể diễn tả thiên nhiên hoành tráng, cảm xúc lớn lao, tính cách phi thờng, làm nên âm hởng hùng tráng - một yếu tố không thể thiếu đợc của trờng ca.
Tâm hồn giàu có suy nghĩ, sự phong phú của cảm xúc đã giúp các nhà thơ trẻ phát huy mạnh mẽ khả năng liên tởng, xây dựng thành công phơng thức chuyển nghĩa theo kiểu chuyển đổi cảm giác, chuyển đổi ấn tợng để sáng tạo hình ảnh thơ. Trong trờng ca thế hệ chống Mỹ, các nhà thơ đã thể hiện khả năng liên tởng nhạy bén, tâm hồn tinh tế và sự tài hoa trong việc sáng tạo những câu thơ đầy bất ngờ, mới lạ: "Mái tóc đen dày làm tỉnh cả dòng sông", "Bao giờ n- ớc lại về liếc dao trên hòn đá cũ/... Ngấn nớc long lanh bụi nắng rải vàng"
(Bài ca chim Chơ rao - Thu Bồn), "gió chớng xanh đến nỗi mình ngộp thở", "một cánh chim mảnh nh nét vẽ", "nghe mến tác cồn cào bên suối đá/ ngoài trảng tranh âm ấm nảy chồi", "ma hốt hoảng trờn qua tầng cây", "tay cầm súng và tay cầm ngọn gió/ bóng đêm dày tởng cắt đợc bằng dao", "bìm bịp kêu trắng hàng bông so đũa", "hoa phợng vĩ chói lọi tiếng kèn đồng mùa hạ"
(Những ngời đi tới biển - Thanh Thảo), "Đêm ngọt ngào lại chát em ơi", "Chúng tôi bơi trong thơng nhớ của riêng mình", "Tiếng suối đổ, hãy nghe suối đổ/ Chảy cồn cào ngang dọc nỗi tâm t", "Đờng chằng còn dài nh nó vốn dài/ Suối cứ đổ trong bình minh nõn chuối", "Hoa bung biêng ơi, con lắc của
mùa xuân/ Rừng không ngủ vì những hồi gõ tím", "Tháng t nay cây cỏ cũng ra
tù/ Mùa hạ đón bằng cơn ma nồng nhiệt" (Đờng tới thành phố - Hữu Thỉnh)...
quan, bằng liên tởng tinh tế của tâm hồn nhạy cảm. Nhng điều quan trọng là bằng sự trải nghiệm hiện thực. Nếu không có những trải nghiệm sống trong những tháng năm vợt Trờng Sơn, hẳn sẽ không có những câu thơ đầy trực giác nh vậy. Những câu thơ đợc nảy sinh trong khoảnh khắc bất thờng, kỳ lạ của sáng tạo nhng là kết quả của vốn sống đợc tích luỹ.
Trờng ca thế hệ chống Mỹ đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo mọi biện pháp tu từ để tạo dựng hình ảnh thơ, thể hiện sâu sắc những suy tởng, những xúc cảm chân thành, mãnh liệt của các nhà thơ về nhân dân, đất nớc, hiện thực chiến tranh... Các biện pháp tu từ truyền thống tỏ ra thích hợp với thể loại trờng ca, đặc biệt là trờng ca chống Mỹ, trong việc góp phần tái hiện hiện thực lớn lao, vĩ đại của cuộc sống.