Hình tợng nhân dân vốn đã từng xuất hiện nhiều trong văn học. Trong những áng thơ văn yêu nớc của Đồ Chiểu, Nguyễn Trãi, nhân dân đã từng đợc nói đến nh một hình tợng đẹp đẽ, đầy sức mạnh. Sau một thời gian vắng bóng trong Thơ mới, hình tợng nhân dân lại trở về trong thơ kháng chiến với tất cả những vẻ đẹp của nó.
Nhân dân là chủ nhân của lịch sử. Tự bao đời nay nhân dân đã làm nên biết bao điều kỳ diệu: đánh đuổi ngoại xâm, xây dựng đất nớc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ một lần nữa thể hiện sức mạnh vô tận, phẩm chất tuyệt vời và những hy sinh vô cùng to lớn của nhân dân. Thế hệ nhà thơ chống Mỹ là những
ngời đi vào cuộc chiến tranh, tiếp cận với chiến tranh, sống, chiến đấu cùng nhân dân. Họ cũng chính là nhân dân. Hơn ai hết, họ thấu hiểu những vẻ đẹp của nhân dân, vai trò và sức mạnh của nhân dân, những con ngời vô danh đã làm nên đất nớc. Theo Thu Bồn "Nói đến trờng ca là phải nói đến huyền thoại, nói đến những vị thần linh, những anh hùng không tởng... Ngày nay, huyền thoại ấy đã thuộc về nhân dân.."[4,534]. Thanh Thảo cũng cho rằng: "Nếu nhân vật chính của anh hùng ca cổ đại là Định Mệnh, thì nhân vật chính của anh hùng ca hiện đại là Nhân Dân" [78,82]. Vâng, chính nhân dân là nhân vật chính của lịch sử, nhân vật chính trong thời đại chống Mỹ. Những trang sử hào hùng của thời đại chống Mỹ đợc viết nên từ máu, mồ hôi, công sức của những con ngời bình thờng, vô danh. Nhân dân đợc vinh danh, trở thành hình tợng trung tâm, phạm trù thiết cốt nhất trong cảm hứng của trờng ca thế hệ chống Mỹ. Ng- ời đọc tìm đợc những rung cảm trữ tình lắng đọng, những suy t sâu sắc về nhân dân.
Các nhà thơ thế hệ chống Mỹ đã xây dựng hình tợng nhân dân với tất cả những vẻ đẹp tiềm ẩn mà hoàn cảnh lịch sử đã làm phát lộ. Nhân dân có thể là những con ngời có tên tuổi cụ thể, là ông lão nông dân, là ngời mẹ chờ con
"bấm đốt ngón tay tính trăng tròn mỗi tháng", là ngời vợ hai mơi năm đợi
chồng "quay mặt vào đêm"... Nhân dân cũng có thể là những con ngời đã hy sinh thầm lặng nh anh út "Lặng lẽ gài bãi chết trớc của nhà mình"... Nhân dân còn là đông đảo những ngời vô danh đã từng toả sáng trong suốt chiều dài lịch sử nh ngời nông dân - nghĩa sĩ Cần Giuộc, du kích Ba Tơ, công nông Xô viết và lớp lớp những những con ngời ra trận những năm chống Mỹ... Dù là ai, họ đều là những số phận thầm lặng, những con ngời bình dị biết chịu đựng, biết hy sinh và mang sức sống diệu kỳ. Lẳng lặng mà toả sáng, giản dị khiêm nhờng mà mãnh liệt anh hùng đó là cách cảm nhận chung về nhân dân của nhiều tác giả trờng ca: và cứ thế nhân dân thờng ít nói / nh mẹ tôi lặng lẽ suốt đời/ và cứ thế
nhân dân cao vòi vọi/ hơn cả những ngôi sao cô độc giữa trời (Những ngời đi
tới biển - Thanh Thảo). Những năm tháng trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trờng, đợc sống giữa lòng nhân dân, đợc sự chở che đùm bọc của nhân dân,
những nhà thơ - ngời lính thế hệ chống Mỹ hiểu hơn ai hết sức mạnh cũng nh sự hy sinh to lớn của nhân dân, cảm nhận sâu sắc hơn hết những phẩm chất tốt đẹp của họ:
Ôi nhân dân! Tấm lá chắn diệu kỳ
Ngời nhận mọi vết xăm cho căn hầm nguyên vẹn
(Đờng tới thành phố - Hữu Thỉnh)
Nhân dân sống nhân dân làm lụng áo vá vai lòng thơm thảo lành nguyên Nhân dân căm hờn nh núi dựng chông Nhân dân yêu thơng đồng dâng gạo trắng Bom đạn từ trời cao ném xuống
Nhân dân từ ruột đất trồi lên
(Con đờng của những vì sao - Nguyễn Trọng Tạo) Những câu thơ viết về nhân dân, vì vậy, bao giờ cũng chân thực và cảm động. Hình tợng nhân dân có sức lay động sâu xa tới tâm hồn ngời đọc nhiều thế hệ. Tuy mỗi trờng ca có cách khai thác hình ảnh nhân dân khác nhau, nhng tất cả đều dựng lên đợc một hình tợng nhân dân vô cùng giản dị mà bất tử trong cuộc chiến đấu vì tổ quốc. Nguyễn Khoa Điềm đặt hình tợng nhân dân trong chiều sâu bốn ngàn năm lịch sử để triết luận về sức sống, sức sáng tạo của nhân dân. Chính nhân dân đã sáng tạo nên đất nớc, làm nên mọi giá trị cuộc sống. Đất nớc này là đất nớc của nhân dân:
Trong bốn ngàn lớp ngời giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhng họ đã làm ra Đất nớc
(Mặt đờng khát vọng)
Nhân dân vĩ đại, trờng tồn, bất diệt nhng nhân dân cũng vô cùng gần gũi thân thiết... Các nhà thơ thế hệ chống Mỹ đều gặp nhau ở t tởng chung này khi xây
dựng hình tợng nhân dân. Cũng nh hình tợng đất nớc, hình tợng nhân dân trong các trờng ca không còn là khái niệm trừu tợng, sáo ngữ mà bao giờ cũng gắn liền với những con ngời cụ thể và đợc cảm nhận bằng trải nghiệm của mỗi nhà thơ.
Có thể nói, hình tợng nhân dân đợc đa vào tâm điểm của mọi cảm xúc nghệ thuật, trở thành hình tợng trung tâm chi phối sức cảm, sức nghĩ trong trờng ca thế hệ chống Mỹ.
2.3.1.3.Hình tợng thế hệ
Khi anh hiểu nhân dân, nhân dân chia cắt Yêu Tổ quốc mình, Tổ quốc chia đôi Nỗi đau ấy góp đời mình để xoá
(Đờng tới thành phố - Hữu Thỉnh).
Cả một thế hệ trẻ đã hăng hái lên đờng, sẵn sàng hy sinh tất cả vì họ đã có một sự lựa chọn đúng đắn cho lẽ sống của mình: chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ tất cả những gì thân yêu nhất. Và họ đã có mặt ở chiến trờng những năm chiến tranh ác liệt nhất. Vì lẽ đó, cha có giai đoạn nào mà trong thơ lại cùng lúc xuất hiện một đội ngũ đông đảo những ngời lính trẻ cùng một thế hệ nh thời kỳ này. Gơng mặt tinh thần của họ nhanh chóng hiện diện trong thơ nh một tiếng nói tự ý thức mạnh mẽ: Chúng tôi trẻ nên củi rừng mau bén/ Chúng tôi làm thơ ghi
lấy cuộc đời mình (Đờng tới thành phố). ý thức về thế hệ là một sự tự ý thức,
chủ thể trữ tình ở đây là nhà thơ đồng thời cũng là ngời lính trong cuộc, họ tự thấy mình đủ sức nhân danh thế hệ, đủ sức đại diện cho tiếng nói của thế hệ. Hình tợng thế hệ đợc tạo dựng khá đầy đặn và sắc nét trong các trờng ca, đặc biệt là trờng ca ra đời sau 1975. Vì sao đến những trờng ca viết sau chiến tranh tiếng nói ý thức về thế hệ mới trở thành tiếng nói nổi trội, điều này chúng tôi đã có dịp lý giải ở Chơng 1 của Luận văn. Những trờng ca viết trong khi chiến tranh đang diễn ra, chủ yếu để cổ vũ kịp thời cho cuộc chiến đấu và phải bám sát sự kiện, cái tôi trữ tình vì thế cha có điều kiện để bộc lộ. Sau chiến tranh, những nhà thơ - ngời lính trở về, họ có điều kiện để tổng kết, nhận diện về
những vấn đề lớn của dân tộc, nhân dân và thời đại trong đó có sự nhận diện về thế hệ mình. Trong các trờng ca ra đời sau 1975, cái tôi trữ tình - thế hệ là tiếng nói nổi trội, nhiệt tình đối thoại, phát ngôn, trong đó có sự phát ngôn mạnh mẽ cho "thế hệ tôi". Trờng ca sau chiến tranh chủ yếu lấy trữ tình làm yếu tố chính, đã mở ra "không gian" cho những lời tự bạch, cho những bức tự hoạ chân dung tinh thần.
Hình tợng thế hệ trong trờng ca thế hệ chống Mỹ là những ngời từ cánh
cửa nhà trờng bớc thẳng tới chiến trờng chung một ý chí, một sự lựa chọn quyết liệt:
Khi tháng năm là niên khoá xuống đờng Khi bài học đợc viết từ mặt nhựa
Giấy không cạn đau thơng, mực phải mài giữa phố Chúng con thề chúng con sẽ ra đi!
(Mặt đờng khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
không ai chọn đợc nơi sinh ra
nhng chúng tôi đã chọn những cánh rừng, phút giây năm tháng ấy
(Những ngời đi tới biển - Thanh Thảo)
Đấy là tuyên ngôn của những con ngời nhận lĩnh trách nhiệm cao cả trớc vận mệnh của đất nớc. Thế hệ chống Mỹ ghi nhận đợc dấu ấn đặc biệt bởi sự ý thức rất rõ ràng về trách nhiệm và sứ mệnh lịch sử của mình. Tất nhiên ý thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm không phải đến thời chống Mỹ mới có và mới đợc nói đến. Lịch sử Việt Nam là lịch sử trận mạc. Dân tộc Việt Nam dù muốn hay không cũng là dân tộc trận mạc. Bao nhiêu thế lực ngoại xâm đã đến Việt Nam thì có bấy nhiêu thế hệ đã đứng lên nhận lấy trách nhiệm cao cả đánh đuổi ngoại xâm bảo vệ đất nớc. Và ở mọi thế hệ, khi nhận lĩnh trách nhiệm lịch sử, đều có những tuyên ngôn và tự hoạ chân dung. Vẫn là sự khảng khái vô t của những ngời lính sẵn sàng chấp nhận sự hy sinh vì lý tởng độc lập dân tộc, vẫn là sự dấn thân tự nguyện với cách nói rất trẻ, nhng thế hệ chống Pháp ít nhiều còn có sự phân hoá trong giọng điệu. Những
anh lính của Hồng Nguyên ra đi từ những miền quê nghèo có cách nói chất phác mộc mạc: Lũ chúng tôi bọn ngời tứ xứ / Gặp nhau hồi cha biết chữ/ Quen nhau từ thuở một hai/ Súng bắn cha quen quân sự mơi bài/ Lòng vẫn cời vui
kháng chiến/ Lột sắt đờng tàu/ Rèn thêm dao kiếm/ áo vải chân không đi lùng
giặc đánh (Nhớ - Hồng Nguyên). Còn những ngời lính vốn là trai Hà Thành
trong thơ Nguyễn Đình Thi, Quang Dũng có cách nói pha màu sắc lãng mạn:
Ngời ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lng thềm nắng lá rơi đầy (Đất nớc -
Nguyễn Đình Thi). Rải rác biên cơng mồ viễn xứ/ Chiến trờng đi chẳng tiếc
đời xanh (Tây Tiến - Quang Dũng). Đến thế hệ chống Mỹ đã có sự thống nhất
cao trong giọng điệu, ngôn ngữ, cách nói. Đó là chất giọng trầm tĩnh, chắc chắn của những con ngời đã qua trải nghiệm khốc liệt của chiến tranh. Không cao giọng, không đại ngôn, chối bỏ hết những hoa mỹ, sáo từ, cách nói của họ trực tiếp, thậm chí trần trụi, nghiêng về sự đối thoại và triết lý, điều đó thể hiện đợc nhận thức sâu sắc và già dặn của thế hệ trẻ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ:
chúng tôi đã đi không tiếc đời mình (nhng tuổi hai mơi làm sao không tiếc)
nhng ai cũng tiếc tuổi hai mơi thì còn chi Tổ quốc.
(Những ngời đi tới biển - Thanh Thảo)
Dùng hình thức đối thoại, lập luận để nói về thái độ, trách nhiệm của cả một thế hệ, Thanh Thảo đã tạo đợc cách nói chân thực hiếm thấy. Đó là sự lựa chọn đầy ý thức. Với ý thức rõ ràng đó, thế hệ những chàng trai cô gái mời tám đôi mơi đã không tiếc đời mình, sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ, ớc mơ, hoài bão cho đất nớc trong thời điểm đất nớc cần họ nhất. Họ đã gửi lại tuổi trẻ học đờng, "gửi lại kỳ
hè", "gửi lại những cuốn sách đang đọc dở", "gửi lại những ớc mơ nhà văn,
bác học" (Mặt trời trong lòng đất - Trần Mạnh Hảo) để "nhận lấy cánh rừng",
"nhận lấy dãy trờng Sơn dựng dốc" (Những ngời đi tới biển - Thanh Thảo).
Một thế hệ đã đồng lòng, chung sức nhận lấy trách nhiệm nặng nề và sứ mệnh cao cả một cách đầy tự nguyện, đầy hăm hở quyết tâm: "Cả thế hệ dàn hàng
gánh đất nớc trên vai" (Bằng Việt), "Những ngời đi cùng thế hệ với tôi. Gùi
nhận thức suy nghĩ chính là điểm nổi bật trong hình tợng thế hệ ở trờng ca chống Mỹ.
Những đại từ nhân xng "chúng ta", "chúng con", "thế hệ chúng con", "chúng tôi", "thế hệ chúng tôi" xuất hiện thờng xuyên trong các trờng ca: "Thế
hệ chúng con ồn ào, dày dạn. Sống thì đi mà chết thì nằm" (Đất nớc hình tia
chớp - Trần Mạnh Hảo), "Thế hệ chúng tôi nối hàng nơi mặt trận. Tuổi 20, 30
cắt ngang vết đạn. Cuộc chia tay không hẹn ngày về" (Trờng ca s đoàn
-Nguyễn Đức Mậu), "Chúng tôi có những kỷ niệm riêng, những bài học, những điều để nghĩ. Chúng tôi đầy rừng, tắm giặt, hái rau, đào hầm, mơ mộng, sống
đời thờng suốt cuộc chiến tranh, yêu đời lính yêu luôn gian khổ" (Đờng tới
thành phố - Hữu Thỉnh) v.v. Nh thế để thấy rằng, trong trờng ca thế hệ chống Mỹ, cái tôi thế hệ tuyên ngôn khá nhiều, tự bạch khá nhiều. Qua những lời tuyên ngôn, tự bạch đó chúng ta thấy đợc quan niệm, nhận thức của ngời lính tr- ớc mọi vấn đề của cuộc sống đang đặt ra. Trong thực tế chiến tranh khốc liệt, nhận thức biểu hiện qua hành động, quan niệm bộc lộ trên lối sống, trên những ứng xử cụ thể. Thế hệ chống Mỹ nói về lòng yêu nớc, lòng dũng cảm, về tình yêu thơng đồng đội bằng những hành động, những ứng xử cụ thể của mình trên chiến trờng chứ không phải chỉ bằng khái niệm chung chung, thứ lý thuyết suông mang tính chất hô hào:
Chúng tôi nói về lòng yêu nớc Bằng lỡi xẻng moi hầm
Bằng khẩu súng cầm tay
... Chúng tôi nói về lòng dũng cảm
Bằng xác giặc ngổn ngang, khẩu súng đỏ nòng Bằng áo nhuộm ma dầm, thuốc đạn
(Trờng ca s đoàn - Nguyễn Đức Mậu)
Bị cuốn vào cơn lốc xoáy của những năm tháng cuộc chiến đi vào giai đoạn quyết liệt nhất, "cuộc chiến tranh cộc cằn, bằm vặm" (Thi Hoàng), những ngời lính trẻ cùng độ tuổi 20, 30 đã sống cuộc đời sôi động và đầy bão táp, sẵn sàng nhận lấy những thử thách khốc liệt nhất với một thái độ trầm tĩnh nhất:
Chúng tôi cha bao giờ yên tĩnh Đi nh sông hiếu động nh rừng Đã để lại thảnh thơi cho cỏ Và nhận về dông bão trên lng
(Trờng ca biển - Hữu Thỉnh)
Đối với các nhà thơ và công chúng của ngày hôm qua, trong lịch sử thời chống Mỹ, đều cảm thấy rằng mình phải viết nh vậy không thể khác hơn về những chàng trai quả cảm của thời đại. Vậy nên, điều mà Hữu Thỉnh tâm niệm: "Nhng đừng viết về chúng tôi nh cốc chén trên bàn/ Xin hãy viết nh dòng sông chảy
xiết" (Đờng tới thành phố), cũng chính là tâm niệm chung của các nhà thơ cùng
thời khi xây dựng hình tợng thế hệ trong trờng ca.
Không chỉ tuyên ngôn về trách nhiệm, hành động trớc lịch sử, những ng- ời lính cùng thế hệ còn tự bạch về bản thân, về cuộc sống ở chiến trờng trong những tháng năm gian khổ. Tình cảm chung với đất nớc nhân dân cũng nh những tình cảm, kỷ niệm riêng t, ớc mơ, hoài bão... đợc bộc bạch chân thành. Qua đó, ngời đọc hình dung rõ hơn về đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế, nhạy cảm của ngời lính trẻ. Hình tợng thế hệ đợc các nhà thơ xây dựng trong các trờng ca vừa thực tại vừa giàu chất thơ, vừa rất đỗi bình dị nhng cũng rất đỗi anh hùng.
Có thể nói trờng ca của thế hệ các nhà thơ chống Mỹ đã phác hoạ chân dung tinh thần của một thế hệ xuất hiện trong cuộc chiến tranh chống Mỹ bằng hiện thực tâm trạng sâu sắc. Những con ngời bình dị ấy có thể trở thành những anh hùng cũng có thể là những ngời vô danh, nhng đều là kết tinh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phẩm chất cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Thế hệ chống Mỹ đã trở thành hình tợng trung tâm chi phối đến chiều sâu thẩm mỹ của các tác phẩm trờng ca.
2.3.1.4.Hình tợng ngời mẹ
Ngoài những hình tợng lớn lao nh đất nớc, nhân dân thì hình tợng ngời mẹ có một vị trí đặc biệttrong trờng ca thế hệ chống Mỹ. Viết về mẹ, các trờng ca thể hiện sự khám phá riêng, những suy t sâu lắng. Với tình cảm chân thành
của những đứa con viết về chính ngời mẹ của mình, hình ảnh ngời mẹ hiện lên