Từ khi ra mắt độc giả tới nay, hành trình thơ Thanh Thảo đã đi trọn chặng đờng hơn ba mơi năm. Thuỷ chung với cái nghiệp đã chọn, Thanh Thảo đã không ngừng theo đuổi những dự định sáng tạo mới, nỗ lực hết mình để cống hiến cho thơ ca. Và hành trình mệt nhọc đó vẫn đang đợc tiếp tục.
Trong hành trình sáng tạo thơ ca của Thanh Thảo, chúng ta có thể điểm qua một số tác phẩm chủ yếu (ở đây chúng tôi ghi theo thứ tự thời gian xuất bản): Những ngời đi tới biển (trờng ca, 1977), Trẻ con ở Sơn Mỹ (trờng ca, 1978), Dấu chân qua trảng cỏ ( thơ, 1979), Những ngọn sóng mặt trời (1982, gồm hai trờng ca: Những nghĩa sĩ Cần Giuộc, Bùng nổ mùa xuân), Những
khối vuông rubíc (thơ - trờng ca, 1985), Tầu sắp vào ga (thơ, 1986), Từ một
đến một trăm (thơ, 1986), Bạch đàn gửi bạch dơng (thơ, 1987), Trò chuyện với
nhân vật của mình (trờng ca, 2002), Cỏ vẫn mọc (trờng ca, 2002)... Đó là kết
quả của sự lao động hết mình cho nghệ thuật và những tìm kiếm, cách tân không ngừng trong ý thức sáng tạo của một nhà thơ "giàu nghĩa khí" (Chu Văn Sơn). Mỗi tác phẩm của Thanh Thảo, từ thơ cho đến trờng ca, đều cho thấy một sự bứt phá để đổi mới trong nội dung và cách thể hiện, chuyển tải hiệu quả nhất những cảm quan nghệ thuật sâu sắc, mang chiều sâu triết luận về cuộc đời và thân phận con ngời. Ngay từ khi mới đặt bút làm thơ và bớc lên thi đàn chống Mỹ, Thanh Thảo đã tỏ ra là một cây bút "ham cách tân" [54, 242]. Tinh thần "ham cách tân" đó đã định hình thành phong cách thơ Thanh Thảo. Khi Thanh Thảo mới bắt đầu con đờng thơ thì Dấu chân qua trảng cỏ, Những ngời đi tới
biển, Những ngọn sóng mặt trời đã là những tiếng thơ mới mẻ, ấn tợng và ông
đã có đợc vị trí nhất định trong các nhà thơ trẻ chống Mỹ nói riêng và thơ ca cách mạng Việt Nam nói chung. "Và đến nay, dấu ấn mạnh mẽ gieo vào lòng ngời đọc cũng là những táo bạo của một bản lĩnh dám dấn thân, dám tiên phong" [54,243]. Trong hành trình thơ - hành trình của những tìm tòi, cách tân nghệ thuật, Thanh Thảo có đủ niềm tin vào con đờng đã chọn: "Ngời ta yêu
những ngời cố mở đờng mà thất bại, yêu những ngời biết thất bại mà dám mở
đờng. Bởi vì những ngời đó đã nghĩ đến sự tiến bộ của nghệ thuật".
Với quan niệm nh vậy về sự sáng tạo thơ ca và sứ mệnh của ngời cầm bút, vợt lên tiếng nói quen thuộc của thơ chống Mỹ, t duy thơ Thanh Thảo đã có những nét lạ, dờng nh nó giàu chất nghĩ hơn, nhiều trăn trở day dứt hơn về những vấn đề có vẻ đi trớc thời cuộc.Và giọng thơ ấy, chất thơ ấy vẫn đợc duy trì trong suốt hành trình sáng tạo.
Ngoài sáng tác thơ, Thanh Thảo còn viết tiểu luận phê bình. Thanh Thảo tỏ ra là cây bút viết phê bình sắc sảo và có sự am hiểu sâu sắc về lý luận, đặc biệt là những vấn đề về lý thuyết văn học hiện đại. Điều này thể hiện rõ trong hai cuốn tiểu luận Ngón thứ sáu của bàn tay (1995) và Mãi mãi là bí mật (2004)
Những tìm tòi, cách tân trong nghệ thuật của Thanh Thảo đợc biểu hiện tập trung nhất ở thể loại trờng ca mà ông đã lựa chọn làm thể loại "chủ chốt" cho quá trình sáng tạo của mình.