Từ hình thái.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nguyên hồng qua các truyện ngắn và tiểu thuyết trước cách mạng (Trang 32 - 34)

"Từ tình thái là từ đã mất ý nghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp cụ thể có chức năng nh một công cụ biểu thị hình thái, còn gọi là tình thái từ" (Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học, 9, tr395).

Trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyên Hồng trớc cách mạng có sử dụng một số lợng đáng kể các từ tình thái.

Là một nhà văn hiện thực, Nguyên Hồng thờng để cho nhân vật tự hoạt động, tự thể hiện mình, do đó xuất hiện nhiều đoạn đối thoại, nên thán từ cũng xuất hiện theo những đoạn đối thoại đó (ối, ôi, a, á, ạ, à, hở, hù, ôi dào...). Những từ tình thái có hiệu lực đặc biệt trong việc thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc... của nhân vật, giúp cho nhân vật tự thể hiện mình, tự bộc bạch mọi trạng thái cảm xúc trong ngời mình ra và ngời đọc đợc trực tiếp chứng kiến, nghe thấy mọi tâm sự của nhân vật.

Trong các nhóm tình thái từ thì nhóm đứng đầu câu biểu thị sự gọi đáp xuất hiện nhiều nhất (ơi, hỡi, ời, ạ, vâng, dạ...).

"Hờ Dần ơi ! Dần ơi ! Bố mày không biết dạy mày để mày làm khổ bà kia, Dần ơi !" (Bố con lão đen, 11, tr222).

Nhóm đứng cuối câu thể hiện sắc thái tình cảm nghi vấn, ngạc nhiên (à, , nhỉ, nhé, hở, hả...); sắc thái mệnh lệnh (nhá, nhé, nghen...).

Nhóm đứng đầu câu biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng, sợ hãi, bực tức, tiếc thơng, xúc động...

"Ôi dào ! Gà với qué ! Lôi thôi về để cho bới vờn rau của bà chủ mà nghe chửi à ? (Giọt máu, 11, tr382).

Tuy vậy, nhóm từ tình thái biểu thị sự gọi - đáp vẫn chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 75% trong tổng số phiếu điều tra về từ tình thái. Điều đó chứng tỏ trong xã hội ấy thật lộn xộn, nhốn nháo. Trong lớp ngời đông đúc, ồn ào náo nhiệt, tấp nập ấy, mọi thứ đều rùng beng cả lên, mọi ngời nh không còn nhận ra nhau, kêu gọi nhau chí choé: Tiếng gọi con, gọi bạn, gọi khách, gọi xe, gọi thức ăn... Nhng đặc biệt hơn cả, não ruột hơn cả là tiếng gọi trời (giời) xuất hiện đậm

đặc, nó thể hiện cuộc sống cơ cực lầm than, đau khổ đầy bế tắc của những con ngời này. Thế giới nhân vật của Nguyên Hồng chỉ biết cầu cứu chúa và trời.

Có rất nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyên Hồng trớc cách mạng xuất hiện tiếng kêu trời của nhân vật: Truyện "Bố con lão đen" có 9 lần kêu giời; truyện "Cái xích cũ" có 4 lần kêu giời; truyện "Hai dòng sữa: có 5 lần kêu giời; truyện "Bỉ vỏ" có 12 lần kêu giời; truyện "Quán Nãi" có 4 lần kêu giời. Đặc biệt hơn, những tiếng kêu trời ấy đều phát ra từ những ngời đàn bà, ngời phụ nữ: Tiếng kêu của ngời vợ bị chồng đánh, tiếng ngời mẹ kêu trời vì đói khổ, tiếng ngời con gái kêu trời vì bị ức hiếp phải sống khổ nhục, tiếng kêu trời của ngời mẹ thơng con, cả tiếng kêu trời của những mụ đàn bà giàu có tiếc của... Điều đó chứng tỏ Nguyên Hồng có một sự u ái lớn cho phụ nữ, lòng nhà văn h- ớng về họ yêu thơng, cảm thông trớc nỗi khổ của họ. Những ngời phụ nữ chân yếu tay mềm luôn bị mọi ức hiếp từ xã hội, gia đình, mọi phong tục lễ giáo... từ nỗi khổ giai cấp đến nỗi khổ giới tính. Do đó các tình thái từ (dù là h từ) nhng đã góp phần quan trọng trong việc khắc họa nhân vật, phản ánh chân thật, sinh động cuộc sống.

Các tình thái từ trong văn Nguyên Hồng không xúât hiện bừa bãi tràn lan mà nó tập trung, nó bật ra khi thực sự mâu thuẫn đến đỉnh điểm, nhân vật rơi vào trạng thái cảm xúc đến tột đỉnh, không chịu đợc họ mới kêu trời. Chính điều đó góp phần thể hiện ngôn ngữ nhân vật, cuộc sống, trạng thái tâm lý của nhân vật.

"ối giời ơi ! Nói thế mà nghe đợc đấy ! Anh tởng tiền tôi nh vỏ ron đấy hả ?" (Quán Nãi, 12, tr276).

Cũng có khi "giời ơi" xuất hiện nh những lời nói trong khẩu ngữ hàng ngày của nhân vật trong những màn đối thoại bình thờng, nó khiến ngời đọc luôn có cảm tởng "cuộc đời này", cuộc sống của các nhân vật luôn luôn cùng cực, đau đớn, luôn có áp bức, hà hiếp, oan trái.

"Giời đất thiên địa ơi ! Tiền sáu tạ gạo, mỗi tạ có sáu đồng đã tính lên bảy đồng, giờ lại thêm mời đồng tiền lãi nữa" (Ngọn lửa, 12, tr355).

Nh vậy, việc sử dụng tài tình các tình thái từ giúp Nguyên Hồng rất lớn không chỉ trong việc phản ánh cuộc sống mà qua đó góp phần tạo nên một Nguyên Hồng với giọng văn nhân hậu, ấm áp, trữ tình đầy xúc động.

Tóm lại, Nguyên Hồng với kinh nghiệm, tâm huyết, tài năng của mình đã tạo cho mình một vốn từ phong phú, đặc sắc, đa dạng, góp phần phản ánh tốt cuộc sống cùng khổ của nhân dân ta trớc cách mạng, đồng thời thể hiện tấm lòng nhân ái, bao dung của tác giả. Tất cả góp vào sự thành công của truyện ngắn và tiểu thuyết của ông trớc cách mạng.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngôn ngữ nguyên hồng qua các truyện ngắn và tiểu thuyết trước cách mạng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w