"Câu hỏi dùng để thể hiện sự nghi vấn của ngời nói về một vấn đề gì đó và mong muốn ngời nghe đáp lời. Câu nghi vấn thờng có dấu chấm hỏi (?)" (Đỗ Thị Kim Liên, 5, tr134).
Câu hỏi ra đời không chỉ nhằm mục đích nắm bắt thông tin mà còn thể hiện thái độ của ngời nói đối với hiện thực.
Các nhà văn, nhà thơ khác từ trớc tới nay sử dụng rất nhiều hình thức câu hỏi trong tác phẩm, kể cả ca dao, dân ca:
"Hỡi cô tát nớc bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi ?"
(Ca dao) Hay: "Phờng chèo đóng Nhị Độ Mai
Sao em lại đứng với ngời đi xem ?"
(Nguyễn Bính) Trong các tác phẩm của mình, Nguyên Hồng cũng sử dụng rất nhiều các câu nghi vấn. Theo thống kê trên 200 trang văn của Nguyên Hồng với 3.000 câu có tới 195 câu nghi vấn chiếm 6,5%.
Câu nghi vấn Nguyên Hồng sử dụng gồm câu nghi vấn trực tiếp và câu gián tiếp.
Câu hỏi trực tiếp là câu hỏi ngời nghe phải trả lời đúng trọng điểm câu hỏi. Loại câu hỏi này ngời nghe dễ dàng nhận rõ nội dung dụng ý câu hỏi và đ- ợc Nguyên Hồng sử dụng tơng đối nhiều, nhng ít hơn so với câu hỏi gián tiếp,
có tới 82/195 câu hỏi chiếm khoảng 42,5% trong tổng số câu hỏi đợc sử dụng theo điều tra.
Có những câu hỏi đợc hớng tới từng đối tợng ngời nghe (ngời đợc hỏi) cụ thể:
"- Ông Chung của tôi chắc hẳn là tình nhân của cô ?... - Vậy cô tìm ông Chung làm gì ?...
- Cô là vợ ông Chung ? Vợ ông tham Chung ?"
(Bỉ vỏ, 12, tr29)
Những câu hỏi này thể hiện thái độ rõ ràng của ngời nói hớng tới ngời nghe, momg muốn ở ngời nghe một sự hồi đáp.
Có những câu hỏi đợc nhà văn cho xuất hiện dồn dập nhằm lột tả hết sự bức xúc, cấn cái trong lòng ngời hỏi muốn đợc tờng minh:
"Nhà ta có ai ốm thế cô ? - Tha ông, ba cháu ạ ! - Cụ làm sao thế ?... - Cụ uống thuốc gì thế ?"
(Cô gái quê, 11, tr173)
Đó là sự quan tâm của ngời nói tới đối tợng. Những câu hỏi dồn dập ấy nó diễn tả sự bức bối trong lòng của ngời hỏi, họ muốn hiểu rõ.
Về câu hỏi gián tiếp mà Nguyên Hồng sử dụng là loại câu hỏi mà trên bề mặt hình thức cấu tạo là câu hỏi nhng mục đích lại gián tiếp, có thể là tu từ, có thể cầu khiến. Số lợng câu hỏi gián tiếp đợc tác giả sử dụng khá đậm đặc với 113/195 câu hỏi chiếm 57,5%. Rõ ràng, câu hỏi gián tiếp đã đợc Nguyên Hồng chú ý hơn vì quả thật nó đem lại nhiều giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.
"Mợ Du đã chết rồi ? Ngời mẹ khốn nạn kia bị ngời chồng sau tình phụ, hay vì y chết, mợ sa sút và cho mình đã phạm một trọng tội, mợ đành sống lén lút, để khỏi dây dính đến Dũng ? Hay Dũng cũng chết rồi ? Hay những giấy mà hình ảnh kia chỉ là của ngời đàn bà chết bắt đợc ?" (Mợ Du, 11, tr199).
Những câu hỏi đặt ra không yêu cầu một cách bức thiết ngời nghe phải trả lời để nắm bắt thông tin, mà cái quan trọng đó là thể hiện sự bàng hoàng, khó hiểu, sự day dứt trong lòng nhân vật trớc cái chết đầy đau thơng, tội nghiệp của một ngời đàn bà quen biết. Không những thế, các câu hỏi ấy dồn dập cất lên, nh hỏi vào cái xã hội ấy, cái xã hội độc ác, nh xoáy sâu vào lòng ngời đọc một sự chì chiết không nguôi. Biết bao tình thơng mến, niềm căm giận xót xa, sự hoài nghi của tác giả cũng gửi gắm qua lời nhân vật.
Có khi, câu hỏi gián tiếp lại nhằm khẳng định, phủ định, cầu khiến một vấn đề nào đó: "Có xéo ngay không ?" (Bỉ vỏ, 12, tr122); "Con vện nhà bác thế là đứt đuôi rồi đấy nhỉ ?" (Cái xích cũ, 11, tr223).
Nói tóm lại, nhờ sử dụng sáng tạo, thích hợp các câu nghi vấn nó đã đem lại cho tác phẩm nhiều giá trị nghệ thuật mới. Với hệ thống câu nghi vấn đa dạng về mục đích đã tạo cho ngôn ngữ Nguyên Hồng tính đa ngôn, giàu sắc thái hấp dẫn, câu văn, lời văn vì thế cũng trữ tình, sinh động, uyển chuyển, linh hoạt, tràn đầy cảm xúc và cũng gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.