Tính trần thuật của một tác phẩm văn học thể hiện ở chỗ: Nhà văn chỉ là ngời ngoài câu chuyện, đứng quan sát và ghi lại các cuộc nói chuyện, các cuộc bàn định của một đối tợng nào đó.
Tính trần thuật là đặc điểm nổi bật trong các tác phẩm Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô Hoài... ở trong các tác phẩm Nguyên Hồng trớc cách mạng cũng có sự dụng kiểu ngôn ngữ trần thuật.
Để thuật lại một cuộc nói chuyện của hai tên lu manh, tác giả ghi lại: "Anh Năm ! "So quéo" đơng "mổ" ở "hậu đớm", "tễ bớu" lắm đấy ! Năm mỉm cời:
- Chú "hiếc" đợc rồi à ?
- Cha ! "Cá" nó để ở "dằm thợng" áo ba-đờ-xuy khó "mõi" lắm !" (Bỉ vỏ, 12, tr93)
Đoạn truyện nh một cuốn phim quay cận cảnh ghi âm lại hoàn toàn cuộc nói chuyện của bọn kẻ cớp. Ngời đọc không thấy dấu vết của nhà văn mà chỉ nh trực tiếp chứng kiến bộ dạng lấp ló, rình mò ăn cắp của hai tên lu manh ấy. Giọng trần thuật khách quan cho ta nghe rõ cả tiếng lóng của chúng, đang thầm thì bàn mu tính kế.
Và để diễn tả cuộc nói chuyện tay đôi, găng go, tục tĩu của bọn đầu đờng xó chợ, tác giả thuật:
"- Tao lạy mày cả nón thôi ! - Mày vẫn không tin à ?
- Có giời tin đợc !
Thăng Minh văng tục nói:
- Chị Tám Bính là bà mày hay sao mà mày phải bênh chầm chập lấy ? Sẹo cời mũi:
- ừ thì bà tao, đã chết ai cha..."
(Bỉ vỏ, 12, tr95)
Tất cả những gì là tục tĩu, cạnh khoé, xng hô suồng sã... ở đoạn văn trên, Nguyên Hồng đã dựng lên thật rõ trớc mắt ta một cuộc đối thoại, nói chuyện cộc lốc, nhập nhằng, thông tục, với cả ngữ điệu, tiếng địa phơng của lời nhân vật. Đó là đặc trng cho ngôn ngữ của những kẻ vô học.
Khi chứng kiến cảnh cáu gắt của hai chị em khi bị bà chủ nợ đòi, tác giả ghi lại:
"Ô hay ! Cậu này mới lạ ! Tôi không nói với cậu nữa, cậu đi ngủ đi. Nợ thì giả bằng nợ, không giả cả thì giả nửa. Không giả gốc thì có lãi. Nay không giả đợc thì ngày mai, ngày kia. Công nợ giả dần cháo húp quanh" (Ngọn lửa, 12, tr358).
Lối trần thuật trực tiếp cho ta thấy hết đợc nhiều nét tính cách của nhân vật qua ngôn ngữ: Tình cảm, thái độ, hoàn cảnh. Đó đúng là ngôn ngữ của một ngời đàn bà từng trải lý sự, gan góc.
Qua giọng văn trần thuật khách quan nó càng minh chứng cho ngòi bút hiện thực sắc sảo của Nguyên Hồng.
Nói nh giáo s Phan Cực Đệ: "Ngòi bút của nhà văn dờng nh cứ bình thản xoáy sâu, xoáy sâu mãi vào cảnh cùng đờng ngẹt thở. Qua những chơng sách cứ tăng mãi lên cái cờng độ ngột ngạt bi thảm, ngời đọc bỗng thấy nhức nhối, xót xa cho cái kiếp ngời trong xã hội cũ...!" (Phan Cự Đệ, 6, tr 205).
Dù cho Nguyên Hồng sẽ khóc khi nhân vật chết chứ Nguyên Hồng không thể không "cho" nhân vật chết. Đó chính là tính khách quan chân thực trong trang văn Nguyên Hồng.