"Câu đơn đặc biệt là câu đơn có cấu tạo là một trung tâm cú pháp chính (không hàm ẩn một trung tâm cú pháp thứ hai có quan hệ qua lại nh chủ ngữ - vị ngữ) có ý nghĩa khái quát chỉ sự tồn tại hiển nhiên của vật hoặc sự kiện" (Đinh Trọng Lạc, 1, tr90).
Trong văn học nói chung, các nhà văn sử dụng câu đặc biệt rất nhiều, vì câu đặc biệt đem lại hiệu quả nghệ thuật cao và gây đợc sức chú ý - giá trị biểu đạt lớn với độc giả, đặc biệt nh Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan...
Ví dụ: "Một sự im lặng ghê ngời" (Nam Cao)
"Huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào" (Nguyễn Tuân)
Trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyên Hồng trớc cách mạng cũng sử dụng tơng đối các câu đơn đặc biệt. Tuy nó không nhiều nh câu dài, nhng mỗi lần sử dụng cũng đã đem lại nhiều giá trị hiệu quả Nguyên Hồng cao.
Nhằm tìm hiểu sâu các sử dụng câu đơn đặc biệt trong trang văn Nguyên Hồng, chúng tôi dựa vào cách chia câu đơn đặc biệt của Đỗ Thị Kim Liên (Bài giảng ngữ pháp tiếng Việt II, Đại học Vinh, 2003):
Với những câu đơn đặc biệt tự thân nó nhằm nêu bật rõ lên sự tồn tại, xuất hiện, biến mất của sự vật, hiện tợng.
"Có tiếng sụt sịt sau một đám quang gánh. Bà cụ để chị Bồng vừa nói vừa lấy vạt yếm châm nớc mắt... Chỉ có tiếng trống ngực tiếng thở dài. Mặt ai nấy càng xanh xám đờ đẫn" (Ngọn lửa, 11, tr415).
Với những câu đơn đặc biệt tự thân tác giả nhằm nhấn mạnh những cảm xúc tủi cực, chán nản, tuyệt vọng của ngời đàn bà có số phận oan trái, hẩm hiu.
Có khi, câu đặc biệt tự thân lại nhằm nêu lên một mệnh lệnh yêu cầu ng- ời nghe thực hiện:
"Bính choáng ngời cuống quít: - Mình ơi ! Anh Năm ơi ! - Đi ngay !
- Em van mình mà ! - Bớc ngay !...
(Bỉ vỏ, 12, tr122)
Những câu đơn đặc biệt này nhấn mạnh sắc thái, thái độ cơng quyết của ngời nói, nó cho ta thấy sát khí đùng đùng của một tên bụi đời lỗ mãng đang đuổi vợ ra khỏi nhà. Do vậy, những câu văn cũng rắn rỏi lạ thờng, mang đậm chất hội thoại, khẩu ngữ trong văn Nguyên Hồng.
Nguyên Hồng còn sử dụng nhiều câu đơn đặc biệt tỉnh lợc, ta chỉ có thể nhờ vào hoàn cảnh hội thoại mới hiểu đợc. Đây là đoạn hội thoại của một tên lừa đảo đầy trịch thợng, với một cô gái thật thà:
"- Tha ông làm ơn bảo cháu đây có phải là ông Chung ? Ngời kia đa mắt liếc Bính một cái rất tình tứ:
- Phải !
Bính luống cuống nhắc: - Phải ạ !"
(Bỉ vỏ, 12, tr28)
Qua những câu đơn đặc biệt tỉnh lợc trên, tác giả diễn tả rõ bộ mặt đểu giả, lối nói lấp lửng của tên dâm ô lừa lọc.
Với những câu đơn đặc biệt tách biệt trong văn bản mà tác giả sử dụng nhằm tách một thành phần nào đó của câu đầy đủ thành phần ra, để nhấn mạnh nó.
"Bằng một chút bố thí. Bằng một sự đòi hỏi.
Bằng những cách ngăn cấm sự hủy hoại. Bằng những nắm tay cớp lại.
Sữa ! Sữa !
Ngời ta đơng chờ đợi ở một thi sĩ một bài thơ, ở một nhà văn một trang truyện, kêu đòi sữa cho trẻ con"
Việc tách những trạng ngữ chỉ cách thức thành những câu đặc biệt trên, tác giả nhằm nhấn mạnh cách thức hành động để kêu gọi mọi ngời cùng đồng tâm đấu tranh đòi sữa cho trẻ con.
Nh vậy, việc sử dụng câu đặc biệt đã giúp tác giả rất nhiều trong việc thể hiện dụng ý nghệ thuật, nó góp phần khẳng định, nhấn mạnh điều muốn nói, đem lại nét đẹp hấp dẫn, độc đáo, thú vị đặc biệt trong lời văn Nguyên Hồng.